TT Chỉ tiêu ĐV tính 2010 2015 2020 1 Nhu cầu phòng 1.1 Tổng số phòng Phòng 4.105 11.000 25.500 1.2 Phòng đạt tiêu chuẩn Phòng 431 1.500 3.500 1.3 Phịng bình thường Phòng 3.674 9.500 22.500 1.4 Cơng suất sử dụng phịng % 30 40 50
2 Nhu cầu lao động
2.1 Tổng số lao động Lao động 5.978 11.300 18.400 2.2 Lao động trực tiếp Lao động 3.500 5.800
2.3 Lao động gián tiếp Lao động 7.800 12.600
Nguồn : Tính tốn của Viện NCPTDL
Theo tính toán trên, nhu cầu nguồn nhân lực cho du lịch Kiên Giang trong giai đoạn 2011 - 2015 là 11.300 người, trong đó lao động trực tiếp là 3.500 lao động gián tiếp là 7.800; giai đoạn 2016 - 2020 là 18.400 người, trong đó lao động trực tiếp là 5.800 người, lao động gián tiếp là 12.600 người.
Từ các việc tính tốn các dự báo như trên, ta chọn phương án các chỉ tiêu dự báo của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Kiên Giang cùng với một số dự báo của Viện
Nghiên cứu Phát triển Du lịch đưa ra. Vì các số liệu thống kê quả hai đơn vị thu thập trực tiếp từ doanh nghiệp báo cáo, qua khảo sát thực địa và trong quá trình quản lý bám sát tình hình hoạt động du lịch của cơ sở. Từ cơ sở đó xây dựng các chỉ tiêu dự báo.
Riêng các chỉ tiêu dự báo của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, phần lớn các chỉ tiêu điều cao hơn dự báo của Sở và Viện. Chúng ta sẽ lấy các chỉ tiêu này làm phương án dự phịng, nếu trong điều kiện thuận lợi thì cố gắng phấn đấu đạt được.
Để thực hiện đạt được các chỉ tiêu kế hoạch trên thì cần có những đề xuất phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020 với các định hướng như sau:
3.1.2.2. Định hướng chiến lược phát triển thị trường.
+ Thị trƣờng khách du lịch quốc tế. Kiên Giang là tỉnh nằm trong khu vực thuộc vùng du lịch Nam Bộ nên thị trường khách quốc tế chịu ảnh hưởng và chi phối bởi thị trường khách từ các trung tâm du lịch lớn trong và ngoài nước. Cho nên việc quảng bá – xúc tiến và liên kết du lịch cần xác định đúng hướng, có trọng tâm trọng điểm, cơng tác thị trường khách du lịch có thể định hướng như sau:
- Định hướng và thứ tự ưu tiên phát triển thị trường du lịch của Kiên Giang.
Thị trường khách du lịch đến từ các thành phố lớn trong nước.
Khách du lịch quốc tế từ các trung tâm du lịch trong nước từ các thành phố lớn có
ý nghĩa quan trọng đối với Kiên Giang và các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL. Vì đây là các trung tâm có số lượng khách đơng nhất, đồng thời cũng là điểm đến, điều tiết và phân phối khách trong nhiều năm qua của Việt Nam như: TP. Hà Nội, TP Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, TP Huế, Đà Nẵng và TP. Cần Thơ. Trong đó, ba thị trường lớn là TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội cần đặc biệt chú trọng.
Thị trường Đơng Á - Thái Bình Dương: Đây là thị trường có tỷ trọng lớn nhất trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam (trên dưới 50% thị phần) và có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian tới. Các thị trường chính bao gồm: Trung Quốc, Australia, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... Hướng thị trường cần tập trung vào quảng bá và mở rộng khai thác là:
Thị trường khách Trung Quốc. Đây là thị trường có xu hướng tăng mạnh trong vài năm gần đây, chiếm khoảng 28 - 30% thị phần. Khả năng chi tiêu của khách Trung Quốc thấp nên dịch vụ du lịch với chất lượng ở mức trung bình phù hợp với du lịch Kiên Giang đang có. Thị trường khách du lịch Hồng Kơng, Đài Loan và Ma Cao là thị trường mà người dân có xu hướng đi du lịch ngày càng tăng, cho đến nay nguồn khách này còn khiêm tốn đến tham quan du lịch Kiên Giang, trong tương lai gần du lịch Kiên Giang cần thông qua các đầu mối du lịch hoặc qua thị trường Campuchia, Trung Quốc, Lào và Thái Lan để thu hút nguồn khách này.
Thị trường khách du lịch Nhật Bản: Đây là thị trường châu Á có khả năng chi trả cao nhất, chiếm khoảng 10 - 12% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Tuy nhiên, khách du lịch Nhật Bản trực tiếp đến Kiên Giang còn hạn chế nhưng đến các các trung tâm du lịch của Việt Nam tương đối nhiều, kể cả các tỉnh liền kề với Kiên Giang. Thị trường khách du lịch Hàn Quốc: Hiện nay khách du lịch Hàn Quốc đến các trung tâm du lịch Việt Nam như Hà Nội, Huế, TP. HCM tăng, nguồn khách này cũng đến thị trường Thái Lan, Singapose, Campuchia cũng tương đối đông. Thị trường khách Hàn Quốc có tiềm năng có thể khai thác đối với Kiên Giang. Vì vậy, cần có chiến lược thị trường để thu hút nguồn khách này qua các trung tâm du lịch trong và ngoài nước.
Thị trường Tây Âu: Đây là thị trường đặc biệt quan trọng với tỷ lệ tương đối cao trong cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam (khoảng trên 10% thị phần) và đang có xu hướng tăng lên cụ thể: du lịch Pháp (chiếm khoảng trên 4,5% thị phần) và Anh
(khoảng 2,7%), thị trường Đức (trên 1,5%). Ngồi ra cịn có các thị trường khách du lịch khác như Thụy Sỹ, Hà Lan, Đan Mạch... khách thuộc các thị trường này có khả năng chi trả rất cao. Nguồn khách này đến trực tiếp tham du lịch trung tâm du lịch trong nước rất lớn tập trung nhiều vào các tỉnh phía Nam, trong đó có Phú Quốc. Bên cạnh đó, khách du lịch Tây Âu đến thị trường Campuchia, Thái Lan, Singapose đang có xu hướng tăng. Vì vậy, du lịch Kiên Giang cần đầu tư xúc tiến khai thác thị trường khách này trực tiếp hoặc thông qua các trung tâm du lịch.
Thị trường du lịch Đông Âu. Trong mấy năm gần đây, thị trường khách du lịch Đơng Âu có xu hướng đến Việt Nam ngày càng tăng đặc biệt là thị trường khách du lịch Nga, Ukraina và các nước trong khối SNV. Xu hướng khách Đông Âu đến các khu du lịch biển chiếm tỷ lệ cao hơn các khu vực khác như tại các khu du lịch biển Nha Trang, Bình Thuận, Vùng Tàu, Phú Quốc... các khu du lịch biển và đảo trên địa bàn Kiên Giang cũng có những điều kiện tương đồng như các khu du lịch trên nên có thể thu hút nguồn khách này.
Thị trường khách du lịch từ các trung tâm du lịch Campuchia thông qua cửa khẩu đường bộ: Đây là thị trường đầy tiềm năng của du lịch Kiên Giang, vì nhiều trung tâm du lịch và các khu du lịch nghỉ dưỡng của Campuchia gần với Kiên Giang. Là tỉnh có chung biên giới, lại có cửa khẩu quốc tế Hà Tiên với Campuchia, công tác xúc tiến - quảng bá tập trung vào các trung tâm du lịch biển như Kép, KoKong, TP Phonom Phenh...
Thị trường khách du lịch trực tiếp từ các nước, đặc biệt là thị trường khách du lịch tại các nước ASEAN đến trực tiếp Kiên Giang thông qua cửa khẩu đường hàng không quốc tế Dương Tơ. Sân bay quốc tế Dương Tơ đã được đưa vào hoạt động giai
đoạn 01 vào cuối năm 2012 và năm 2015 sẽ chính thức hồn thiện, khách du lịch sẽ bay trực tiếp đến tham quan du lịch Kiên Giang nhiều hơn, vì khơng cần phải qua các sân bay khác trong nước, góp phần giảm thời gian đi lại và giảm chi phí trung gian. Thị trường khách này rất đa dạng, khách chủ yếu sử dụng hộ chiếu hoặc theo quy chế đặc
biệt về xuất nhập cảnh giữa các nước để tạo điều kiện thu hút khách du lịch đến đảo Phú Quốc.
+ Thị trƣờng khách du lịch nội địa.Thời gian qua, khách du lịch nội địa đến
Kiên Giang thuộc nhiều thành phần từ nhiều địa phương trong nước, động cơ mục đích đi du lịch đa dạng, khách sử dụng phương tiện chủ yếu là ô tô, tàu thủy và máy bay để đến Kiên Giang.
Thứ tự ưu tiên phát triển thị trường khách du lịch nội địa là:
Khách du lịch tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng: Đây là nguồn khách du lịch chiếm tỷ lệ cao trong thời gian qua, địa điểm tham quan du lịch tại Rạch Giá, Hà Tiên, Kiên Lương và Phú Quốc. Đối tượng khách du lịch này thuộc nhiều lứa tuổi, đến từ khắp mọi miền đất nước. Động cơ mục đích đi du lịch là tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên địa bàn.
Khách tham quan du lịch nghỉ dưỡng. Đây là loại hình thu hút được nhiều khách du lịch trong thời gian qua, lượng khách tập trung vào các khu du lịch biển, đảo và điểm du lịch sinh thái U minh Thượng. Mục đích khách đi du lịch là để thưởng thức nghỉ dưỡng giải trí vào mùa nghỉ hè, ngày nghĩ lễ, tết. Nguồn khách du lịch chủ yếu từ các địa phương lân cận, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh khác.
Khách du lịch lễ hội - tín ngưỡng: Trên địa bàn có nhiều đền chùa, lễ hội, nhiều lễ hội có ý nghĩa quan trọng đến đời sống tâm linh và tín ngưỡng của cộng đồng dân cư nên đã thu hút nhiều khách thập phương đến tham dự vào các ngày tổ chức các lễ hội trên địa bàn như: lễ hội của cộng đồng dân tộc Khơme, lễ hội đi biển, lễ hội tưởng nhớ những người có cơng. Đối tượng tham gia đi lễ là những người lớn tuổi, nhiều thành phần, tập trung các tỉnh phía Nam và khu vực ĐBSCL.
Khách du lịch sinh thái: Kiên Giang có tiềm năng tài nguyên tự nhiên, đặc biệt là hệ sinh thái rừng và biển nổi trội nhất trong khu vực như VQG Phú Quốc, U Minh Thượng, hệ sinh thái biển đảo, hệ sinh thái nơng nghiệp, vườn cây trái. Mục đích khách
đến các khu vực sinh thái là tham quan, khảo sát, nghiên cứu đa dạng sinh học và nghỉ dưỡng. Thành phần là nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, sinh viên từ các trường đại học, cán bộ công nhân viên của các viện nghiên cứu, các trung tâm bảo tồn, VQG từ trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu, học tập. Nguồn khách này chủ yếu từ các trung tâm, thành phố nơi có các trường đại học, viện nghiên cứu. Số lượng khách du lịch sinh thái đến với Kiên Giang ngày càng tăng.
Khách du lịch thương mại, du lịch công vụ và hội nghị: Số lượng khách du lịch đến Kiên Giang nghiên cứu thị trường, tìm cơ hội đầu tư, tham gia hội họp hoặc tham gia các sự kiện văn hóa, thể thao và thương mại có xu hướng tăng trong thời gian qua. Thành phần khách là các nhà đầu tư, là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp thường kết hợp giữa công tác và đi tham quan du lịch. Nguồn khách này tập trung nhiều các tỉnh khu vực ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Khách đi du lịch nghỉ ngơi cuối tuần: Thành phần khách chủ yếu từ các thành phố, các thị trấn trong vùng ĐBSCL, thậm chí người dân trên địa bàn Kiên Giang nhưng sống ở khu vực khơng có tài ngun biển, tài ngun hệ sinh thái, khơng có các dịch vụ thư giản như câu cá, dã ngoại. Khách đã tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần để cùng gia đình, bạn bè đi du lịch, dã ngoại tại các khu du lịch biển, VQG, KBTTN.
3.1.2.3. Định hướng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Việc định hướng và giải pháp phát triển du lịch của Kiên Giang phải lấy chiến lược xây dựng sản phẩm du lịch, tạo sự đa dạng và phong phú cho sản phẩm là nhu cầu cấp thiết hàng đầu. Định hướng phát triển du lịch Kiên Giang sắp xếp vào các loại sản phẩm du lịch cơ bản sau:
Xây dựng sản phẩm gắn với tài nguyên du lịch biển đảo: Kiên Giang là tỉnh có
thế mạnh rất lớn về tài nguyên du lịch biển đảo đã và đang khai thác trong thời gian vừa qua tại đảo Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương, Kiên Hải, Rạch Giá. Tài nguyên du lịch gắn với biển đảo rất đa dạng với các khách sạn, khu nghỉ dưởng ven biển hay tại
các đảo, tắm biển, nghỉ dưởng, ngắm cảnh, các loại hình du lịch thể thao biển, tìm năng thủy hải sản tươi sống chế biển rất nhiều món ăn ngon phục vụ du khách.
Trong thời gian tới cần quan tâm đầu tư nhiều loại hình du lịch biển chất cao tại Phú Quốc như đầu tư tàu du lịch đáy kính tham quan khu bảo tồn biển, quy hoạch khai thác loại hình lặn khu vực cỏ biển có lồi bị biển q hiếm, đẩy mạnh các loại hình lặn biển nghiên cứu san hô, du lịch thám hiểm. Cần tạo phát triển các loại hình du lịch thể thao như đua thuyền, lướt ván, bơi lội, canô dù… đặc biệt, kêu gọi đầu tư xây dựng thủy cung về sinh vật biển khu vực Vịnh Thái Lan.
Khu vực Hà Tiên – Kiên Lương: cần xây dựng thêm các loại hình du lịch thể thao biển tại khu vực Mũi Nai; chương trình du thuyền tham quan, du lịch bảo tồn hệ sinh thái khu vực đầm Đông Hồ, đầu tư vũ trường, chợ đêm và các dịch vụ vui chơi giải trí tại Hà Tiên. Khu vực Hịn Phụ Tử cần đầu tư vào nhà hàng ăn uống với các món ăn ngon, các sản vật và hàng lưu niệm hấp dẫn. Đối với quần đảo Hải Tặc và khu vực Ba Hòn Đầm cần quy hoạch đầu tư các điểm tham quan du lịch sinh thái, khai thác các loại hình tham quan ngắm sinh vật biển, lặn biển, chèo thuyền kết nối các doanh nghiệp lữ hành khai thác.
Khu vực Kiên Hải kêu gọi đầu tư vào khu vực Bãi Chén, Bãi Bàng, quần đảo Nam Du, đầu tư một số thuyền câu cá, tham quan. Ngồi ra, cần đầu tư loại hình nhà nghỉ, nhà hàng, homestay và các loại hình du lịch sinh thái như tham quan các khu vực ni trồng thủy sản, tìm hiểu đời sống và phong tục đánh bắt cá của ngư dân, thiết kế chương trình du lịch ra khơi đánh bắt với ngư dân, tắm biển, leo núi, tìm hiểu hệ sinh thái, tham quan vườn trái cây, mua sắm, thưởng hải sản tươi sống … tại ba xã đảo của huyện.
Sản phẩm gắn liền với du lịch sinh thái VQG, du lịch sông nước miệt vườn.
Kiên Giang khơng những có tài ngun đa dạng sinh học biển đảo mà có có sự đa dạng của hệ sinh thái của VQG Phú Quốc, VQG U Minh Thượng, sự đa dạng sinh học của núi đá vôi Kiên Lương, sông nước miệt vườn khu vực đồng bằng Tây sông Hậu và U
Minh Thượng. Đây là những tài nguyên rất quan trọng có sức hấp dẫn thu hút du khách du khách tham quan, nghiên cứu, học tập, giải trí.
Đối với VQG U Minh Thượng trong thời gian tới cần tập trung vào các hoạt động như sau: Vùng lõi đang khai thác du lịch quy hoạch các khu sinh thái động thực vật điển hình để bảo vệ, phục vụ cho các đồn khách nghiên cứu tìm hiểu về hệ sinh thái chim, dơi, cá, hệ sinh thái đàm lầy, rừng ngun sinh và tái sinh; xây dựng mơ hình thu nhỏ của vườn cho du khách tham quan; tổ chức các dịch vụ bổ sung du lịch như đi bộ, chèo thuyền, câu cá, giăng lưới, cắm câu trong rừng hay trên sông; đầu tư thêm các điểm ngắm cảnh, quan sát hệ sinh thái; tổ chức các dịch vụ ăn uống chuyên nghiệp; cần khuyến khích các cơ sở mở rộng và nâng cao chất lượng lưu trú của các nhà nghỉ hiện tại. Giai đoạn 2013 – 2015 cần xây dựng mơ hình du lịch sinh thái cộng đồng gắn với vườn cây ăn trái, ao cá, sông nước tại khu vực hai xã vùng đệm để du khách trải nghiệm văn hóa nhà lá, văn hóa của vùng U Minh Miệt Thứ; phục hồi làng nghề gác kèo ong và các món ăn đặc trưng của vùng. Tiếp theo giai đoạn 2016 – 2020 thí điểm một số hộ xây dựng loại hình du lịch homestay phục vụ du khách và tiếp tục cũng cố mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng các dịch vụ của giai đoạn trước.