7. Kết cấu luận văn
2.2. Hiện trạng phát triển du lịch Kiên Giang giai đoạn 2006 – 2012
2.2.4. Các lĩnh vực kinh doanh du lịch
2.2.4.1. Kinh doanh lưu trú.
Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Kiên Giang. Căn cứ vào bảng số 2.7 cho thấy: Tốc độ tăng trưởng cơ sở lưu trú trên địa bàn toàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006 - 2012 là 17,16%, về số lượng phòng là 16,35%, cụ thể:
Bảng 2.7: Chỉ tiêu cơ sở lưu trú Kiên Giang
TT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng trƣởng
BQ(%)
1 CSLT tỉnh
Kiên Giang Cơ sở 171 195 205 221 225 243 269 17,16
1.1 Tổng số
phòng Phòng 3.015 3.545 3.682 3.897 4.015 4.611 5.293 16,35 1.2 C/S sử dụng
phòng % 77 75 81 75 95 93 88 3,2%
Nguồn: Sở VH,TT&DL Kiên Giang
Năm 2006 tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 171 cơ sở, năm 2012 có 269 cơ sở, tốc độ tăng trưởng là 17, 16%. Về số lượng phịng năm 2006 có 3.015 phịng, năm 2012 có 5.293 phịng, tốc độ tăng trưởng là 16,35%.
Từ số liệu trên cho thấy: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch Kiên Giang tăng đều qua từng năm, kéo theo số phịng cũng tăng. Năm 2012 tồn tỉnh có một cở sở được xếp hạng 4 sao, hai cơ sở 3 sao, mười ba cơ sở 2 sao, bốn mươi ba cơ sở 1 sao. Từ việc phân loại xếp hạng trên cho thấy chất lượng cơ sở lưu trú cao cấp tại Kiên Giang còn rất thiếu, cơ sở lưu trú 1 đến 2 sao chiếm phần lớn. Cơng suất sử dụng phịng của các
cơ sở lưu trú tại Kiên Giang là tương đối cao và duy trì ổn định, cụ thể năm 2006 là 77% ở mức khá cao, năm 2012 là 88%; tốc độ tăng trưởng giảm không điều qua các năm, tính cả giai đoạn 2006 – 2012 tăng 3,2%, điều này cho thấy cơng suất sử dụng phịng trong thời kỳ nghiên cứu tăng nhẹ. Thời gian gần đây khu vực Rạch Giá và Hà Tiên có nhiều doanh nghiệp đầu tư khách sạn chất lượng cao, hiện tại có 06 khách sạn đã và đang nộp hồ sơ xin thẩm định từ 3 sao đến 4 sao.
2.2.4.2. Kinh doanh lữ hành
Kiên Giang là điếm đến nhận khách nên hoạt động lữ hành đưa khách ra bên ngồi là khơng nhiều, hoạt động du lịch các doanh nghiệp khai thác nguồn khách chủ yếu là của các cơ quan, doanh nghiệp, trường học trong tỉnh. Đối với khách lẻ đi du lịch trong và ngoài nước các công ty lữ hành chủ yếu liên kết, ký gửi với các công ty du lịch tại TP. Hồ Chí Minh.
Bảng 2.8: Doanh nghiệp lữ hành Kiên Giang giai đoạn 2006 - 2012
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tăng trƣởng TB Doanh nghiệp 24 31 33 34 38 43 48 20,3
Nguồn: Sở VH,TT&DL Kiên Giang
Năm 2012 tồn tỉnh có 48 doanh nghiệp lữ hành, chủ yếu tập trung ở TP Rạch Giá và huyện Phú Quốc. Trong đó có 03 đơn vị có có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, hoạt động lữ hành quốc tế chủ yếu là điểm đến nhận khách. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Phú Quốc từ tháng 11 – 4 hàng năm chỉ phục vụ khách Tây, nhưng phần lớn doanh nghiệp điều là giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, do ngại tiền ký qũy 250 triệu và phần lớn thiếu hướng dẫn viên có thẻ quốc tế.
Đánh giá chung, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành của tỉnh chủ yếu vừa và nhỏ, vốn kinh doanh cịn hạn chế; chiến lược phát triển tìm kiếm thị trường, xúc tiến – quảng bá còn yếu; đội ngũ cán bộ yếu về trình độ chun mơn nghiệp vụ và ngoại ngữ nên thị trường khách quốc tế chủ yếu do các công ty lữ hành từ các thành phố lớn điều phối.
2.2.4.3. Kinh doanh dịch vụ ăn uống
Cơ sở dịch vụ về ăn uống trên địa bàn Kiên Giang bao gồm quán ăn, quán cà phê, nhà hàng, bar với chất lượng cũng rất khác nhau, nếu so với các trung tâm du lịch lớn trên cả nước thì dịch vụ này cịn thiếu và yếu cả về số lượng và chất lượng, các cơ sở có chất lượng thường tập trung tại Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc, các khu vực khác là rất ít, số lượng cơ sở có quy mơ lớn thiếu rất nhiều. Nhìn chung sản phẩm dịch vụ ăn uống cịn mang tính bình dân, chưa có nhiều các sản phẩm dịch vụ tạo điểm nhấn đặc trưng, cịn đơn điệu và ít được cải tiến về hình thức, chất lượng và mẫu mã, chưa thực sự gắn kết sản phẩm ăn uống với tuyến điểm du lịch và tiềm năng tài nguyên trên địa bàn.
Sản phẩm dịch vụ ăn uống chưa được quảng cáo giới thiệu một cách bài bản và chuyên nghiệp, nên mức độ thu hút khách du lịch hạn chế; thiếu đội ngũ chuyên gia, nghệ nhân lành nghề về ẩm thực nên chưa tạo được nhiều sản phẩm mang thương hiệu riêng cho du lịch Kiên Giang. Do chưa đánh giá doanh thu dịch vụ ăn uống nên việc xác định hiệu quả cho từng sản phẩm và mức độ tiêu dùng của khách du lịch khơng chính xác.
2.2.4.4. Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí
Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch số lượng cịn rất ít, chất lượng cịn hạn chế, chỉ mới dừng lại vào loại hình tại các cơng viên cơng cộng, các dịch vụ văn nghệ, câu cá, bơi thuyền, thể thao biển, lặn ngắm san hơ... khơng có các dịch vụ vui chơi giải trí hấp dẫn mới lạ nên ảnh hưởng đến mức độ thu hút khách du lịch, cũng như việc kéo dài ngày lưu trú và khả năng chi tiêu của khách. Du lịch Kiên Giang là là tỉnh có thế mạnh về tài nguyên biển nhưng việc khai thác giá trị tài nguyên còn khiêm tốn nên chưa tổ chức được nhiều loại hình dịch vụ du lịch đa dạng, hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
2.2.4.5. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
Vận chuyển bằng đường khơng. Kiên Giang có 02 sân bay là sân bay Rạch Giá
và sân bay quốc tế Dương Tơ - Phú Quốc, trung bình hàng ngày có từ 5 - 16 chuyến, với xấp xỉ nửa triệu lượt khách đi và đến Kiên Giang trong năm. Trong đó số chuyến đến Phú Quốc chiếm tỷ lệ nhiều hơn.
Vận chuyển bằng đường thủy. Có thể nói Kiên Giang là tỉnh phát triển nhất khu
vực ĐBSCL về phương tiện vận chuyển đường thủy. Tuyến vận chuyển và phương tiện đường thủy đa dạng, vận chuyển chủ yếu phục vụ khách du lịch đến các điểm tham quan du lịch tại các đảo bằng phương tiện tàu cao tốc, có khoảng 15 tàu cao tốc có chất lượng cao lớn nhỏ hoạt động vận chuyển khách du lịch. Vận chuyển cho khách đi đến các điểm du lịch trên các sông rạch bằng các phương tiện rất đa dạng như thuyền gỗ, võ máy, phà, tàu phà, du thuyền…
Vận chuyển đường bộ. Khách du lịch đi tham quan trên địa bàn tỉnh chủ yếu sử
dụng phương tiện xe công cộng như xe bus, xe khách, taxi... dịch vụ vận chuyển khách du lịch chuyên nghiệp trên địa bàn không nhiều. Các phương tiện vận chuyển huyện Phú Quốc hiện nay khá phát triển, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phần lớn điều mua sắm xe vận chuyển để khai thác các tour du lịch trên đảo và đưa đón du khách.