7. Kết cấu luận văn
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch Kiên Giang
2.1.1. Tài nguyên du lịch cụm Hà Tiên – Kiên Lương và phụ cận
2.1.1.1. Cụm Hà Tiên:
Lăng và đền thờ họ Mạc: Lăng và đền thờ họ Mạc Thiên Tích, Mạc Cửu thiết kế đặt trên triển núi Bình San hay cịn gọi là núi Lăng, khu miếu thờ tự của dòng họ Mạc và tướng lĩnh của ơng. Đến Bình Sơn, ta cảm nhận được sự êm ả của thiên nhiên từ hàng dừa cao chót vót, từ hương sen của Bàu Nguyệt Liên Trì phẳng lặng như mặt gương.
Đầm Đông Hồ: Hồ rộng khoảng 1.400 ha, giữa hồ có những cồn lớn với thảm thực vật rừng sác là nơi chim chóc và các lồi thủy sản tụ về đây sinh sống. Đầm Đông Hồ đã được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái đầm nước mặn lớn nhất ĐBSCL. Đêm rằm trăng soi trên Đông Hồ Ấn Nguyệt rất huyền ảo, cảnh vật là bức thủy mạc hòa huyện giữa ánh trăng, mây nước và những luồn gió se lạnh của biển cả. Hiện tại một số doanh nghiệp đã khai thác các lọai hình du lịch như du thuyền ngắm cảnh, thưởng thức ẩm thực, tổ chức tiệc, đàn ca tài tử trên du thuyền.
2.1.1.2. Khu vực Kiên Lương và phụ cận:
Khu du lịch Chùa hang - Hòn Phụ Tử: chùa Hang được thiết kế xây dựng trong lịng hang núi Hịn Chơng. Năm 1768, Hoàng tử nước Xiêm đến đây tị nạn đã cho tạc hai pho tượng phật Thích Ca lớn bằng đá nguyên khối đặt thờ trong Chùa. Đi xuyên qua Chùa Hang du khách sẽ đến với vùng biển đảo rực rở nắng của Hòn Phụ Tử kỳ vĩ.
Nghiên cứu, khám phá sự đa dạng sinh học của núi đá vôi Kiên Lương: Đá vơi Kiên Lương được hình thành từ các trầm tích hàng triệu năm trước bởi các sinh vật có nguồn gốc từ biển như: san hơ, vỏ sị, rong, vi sinh vật... Các kiến tạo địa chất đã nâng
đẩy chúng lên khỏi mặt nước, hình thành những khối đá khổng lồ gãy khúc. Tại khu vực này các nhà khoa học Thụy Điển lần đầu tiên đã phát hiện loài Thụ Hải Đường (Begonia bataiensis Kiew) tại núi Bà Tài (huyện Kiên Lương, Kiên Giang), vừa chính thức cơng bố là lồi thực vật mới, bổ sung vào danh mục thực vật cho khoa học thế giới. Bên cạnh đó, một số lồi thằn lằn mới vừa được tìm thấy ở các vùng núi đá tại khu vực này. Đó là các loại thằn lằn đá đi trắng, thằn lằn đá chân cam.
2.1.2. Tài nguyên du lịch cụm khu vực Rạch Giá và phụ cận
Đình Nguyễn Trung Trực (18 Nguyễn Cơng Chứ): Đình thờ Anh hùng Nguyễn Trung Trực, một vị anh hùng chống thực dân Pháp và đã từng đánh chìm tàu của Pháp trên sông Nhật Tảo, bị xử chém vào năm 1868 tại Bưu Điện tỉnh Kiên Giang ngày nay. Đình nằm ngay trên đường bến tàu du lịch đi Phú Quốc và các đảo khác của huyện Kiên Hải. Đây là một điểm đến thường được các cơng ty lữ hành ngồi tỉnh lựa chọn tham quan trong chuyến hành trình. Hàng năm có hàng trăm ngàn du khách đổ về đây nhân ngày giổ của ông diễn ra vào ba ngày 26-28 âm lịch, đây cũng là lễ hội có quy mơ lớn nhất tỉnh Kiên Giang.
Khu đô thị Lấn Biển: Vẻ đẹp của thành phố bên bờ biển Tây. Được khởi công xây dựng từ năm 1999, sau hơn 10 năm xây dựng, bên bờ Biển Tây đã hình thành một Khu đô thị hiện đại và trở thành điểm đến thú vị của du khách tham quan trong và ngoài nước mỗi khi du lịch đến Kiên Giang. Tồn bộ khu đơ thị Lấn biển thành phố Rạch Giá hiện nay rộng khoảng 420 ha. Đây là khu dân cư, gồm những nhà xây cất hiện đại, biệt thự cao cấp, đồng thời cũng là Trung tâm hành chính mới của tỉnh Kiên Giang. Du khách có thể đến với những nhà hàng, quán cà phê hữu tình của khu Lấn biển để ngắm những tia nắng cuối cùng của ánh mặt trời chìm dần xuống Vịnh Thái Lan.
2.1.3. Tài nguyên du lịch cụm huyện Phú Quốc
Bãi Sao: Cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 25 km đường bộ. Tuy được mệnh danh là “Con đường đau khổ”, nhưng khi Bãi Sao hiện ra trước mắt, bảo
ngây ngất bởi vẻ đẹp đậm chất hoang sơ của biển với bãi cát trắng trải dài, biển xanh trong vắt quanh năm yên ả, là nơi thư giãn tuyệt vời trong những ngày hè đến.
VQG Phú Quốc: Nằm về phía đơng bắc đảo Phú Quốc, thuộc địa phận các xã: Bãi Thơm, Cửa Dương và Hàm Ninh, với tổng diện tích trên 31.422ha. Đây là một trong những VQG của Nam Bộ vẫn còn giữ được nguyên vẹn khu rừng già nguyên sinh. Nơi đây còn hội tụ nhiều nét đẹp của thiên nhiên với rừng, biển, suối, thác, núi đồi và sự đa dạng của hệ động thực vật vô cùng phong phú đặc trưng cho hệ sinh thái biển đảo.
2.1.4. Tài nguyên du lịch cụm U Minh Thượng và phụ cận:
VQG U Minh Thượng: U Minh được chia ra U Minh Thượng và U Minh Hạ, ranh giới là con sông Trẹm. U Minh Thượng nằm trong tỉnh Kiên Giang với diện tích tự nhiên 1.722 km2, là một trong ba Vùng bảo tồn của Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Kiên Giang, còn U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau. U Minh là rừng ngập mặm lớn thứ hai trên thế giới, là xứ sở của rừng tràm. Trong rừng, tràm còn mọc um tùm, chằng chịt cây mốp, dây choại. U Minh Thượng còn được biết đến như một “biển cá”, trước đây người dân U Minh Thượng chỉ cần khua tay dưới nước là tóm được cá. Và một trong những “vườn chim” lớn ở dải đất tận cùng Tổ quốc, đó là những lồi như: chàng bè, giang sen, le le, cị, cồng cộc, điềng điễng, diệc, vạc... Ngồi ra còn rất nhiều động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới như Tê Tê, Java Gà Đẩy.
VQG cịn có Di tích lịch sử cách mạng U Minh Thượng nằm trải dài trên địa phận các huyện U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, An Minh, An Biên. Đây là trong những căn cứ địa lớn nhất của Trung ương Cục miền Nam, có giá trị truyền thống cách mạng, nơi có các đồng chí Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Tấn Dũng đã từng chiến đấu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Hiện tại VQG U Minh Thượng đã khai thác các loại hình du lịch như du lịch về nguồn, nghiên cứu khoa học, tham quan rừng nguyên sinh tái sinh, tham quan máng dơi, sân chim, câu cá, bơi xuồng ba lá, đạp vịt.