CHƢƠNG 2 LỊCH VÀ KẾT CẤU LỊCH CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN
4.1. Lịch và nông lịch truyền thống
4.1.1. Sử dụng lịch truyền thống
Ngày xưa, khi lịch chưa phổ biến như hiện nay, người biết và am hiểu về lịch Thái rất ít và lúc đó các loại lịch của người Kinh cũng chưa có ở vùng người Thái. Muốn dùng lịch người Thái phải nhờ đến ông mo trong bản xem ngày giúp các việc quan trọng như làm nhà, cưới xin, xem tuổi. Đối với các công việc như đi săn, đi làm ăn, ngày thả trâu vào thung lũng và ngày lùa trâu ra thì người dân nắm rõ hơn bằng phương pháp xem “ca lã hả”, đó là các cơng việc thường ngày có thể tự tính được. Người Thái khi tiến hành một cơng việc hệ trọng nào đấy thường quan tâm đến một số ngày như vên ók (ngày sinh), vên tơng (ngày cúng tổ), mự hua đỏn (ngày bố mẹ mất), mự xeng pháy phạ (ngày thiêu xác bố mẹ)… Những ngày này người ta thường tính theo ngày can, nghĩa là mười ngày một lần sẽ có những ngày đó.
Riêng mự vên tông (ngày cúng tổ tiên): Mỗi một dòng họ sẽ quy định lấy
một ngày nhất định để làm ngày cúng tổ của mình. Vào ngày này, người ta sẽ có mâm cơm đặt lên góc thờ (cọ lọ hóng) và đọc bài khấn tổ tiên đại ý là mời các cụ tổ tiên đến ăn cơm và phù hộ cho con cháu khoẻ mạnh làm ăn phát triển. Mâm cơm cúng khơng cần cầu kỳ, hơm đó gia đình có gì ăn thì cúng thứ đó. Kể cả khơng có thịt cá cũng khơng sao. Tất nhiên đến ngày đó nếu có điều kiện thì gia đình thường có bữa cơm tươi hơn. Nhưng ngày đó khơng ai được ăn trước khi cúng, thậm chí nếm cũng khơng được. Sau khi cúng xong, mọi người mới được ăn. Ngày hơm đó phải thay nước “bẳng nặm tông” (ống nước để thờ tổ).
Ngày xưa người ta kiêng không lên nhà mới, không đi mừng nhà mới người khác, khơng đi bắt thuỷ sản vào các ngày đó.
Vên ók nhá lơng, Vên tông nhá khửn
(Ngày sinh không xuống, ngày giỗ khơng lên)
Có một số cơng việc mà chỉ có người xưa mới xem như xem ngày lành, tháng tốt để đi đánh giặc, chắc những ngày này chỉ có các cụ như cụ Lạng Chượng mới cần xem. Còn ngày nay hịa bình khơng có giặc, khơng chiến tranh nữa nên không được xem nhiều.
Người Thái đen xưa hay dùng lịch Thái để tránh làm các việc mà ngày nay khơng cịn nữa, ví dụ như việc cúng bà mụ trong nhà, cúng tìm hồn, đi thăm đám ma – người Thái gọi là đi khóc người chết. Tháng 12 (lịch Thái) thì kiêng cúng bà mụ vào ngày Mệt (Tuất), tháng 11 ngày Hậu (Dậu), tháng 10 vào ngày Xăn (Thân), tháng 9 vào ngày Một, tháng 7 là các ngày Mệt, ngày Mẩu (xưa là con ong nay là ngày con mèo)…
Nếu người Việt có câu: “Sinh dữ tử lành” là chọn ngày để đi các công việc liên quan đến sinh, tử như họ kiêng không đi thăm các bà mẹ mới sinh con vào đầu tháng vì sợ đen đủi, cịn đi đám hiếu thì khơng sao.
Với người Thái xưa kiêng khơng đi khóc người chết vào các ngày sau: tháng 12, 11, 10, 9, 8 thì kiêng vào 2 ngày: ngày Mẩu (Mão) và ngày Nhi (Dần), tháng 6 kiêng các ngày Xảu, Nhi, Chảu. Tháng 3 kiêng ngày Nhi, ngày Một. Qua đó, ta thấy người Thái kiêng phổ biến trong các ngày Nhi và Mẩu (Mão và Dần).
Ngồi ra người Thái cịn xem một số ngày xem để biết ngày nào đó, trong nhà có chuyện gì như khách đến chơi hoặc có ai bị ốm…
Là cư dân ở miền núi nên người Thái thường chăn nuôi đại gia súc. Xưa người Thái ni rất nhiều trâu, nhà giàu thì có đến hơn chục con trâu, thêm mấy con bị, đó là những tài sản q nên họ rất chú trọng chăm sóc chúng. Họ khơng chăn thả theo kiểu cắt cỏ hoặc chăn từng con riêng lẻ như người Việt được vì số trâu bị q nhiều. Cách họ thả trâu bò cũng thật độc đáo, họ đeo mõ cho trâu, bò nhờ tiếng mõ mà phát hiện ra nó ở chỗ nào trong rừng sâu. Đuổi đàn gia súc vào rừng ăn rồi trong mấy ngày lại cho người vào đuổi chúng về nhà. Nhưng họ không thả trâu vào lũng tùy tiện mà phải chọn ngày. Muốn chọn ngày nào thì họ xem sổ Chong bang, trong đó có hình trịn được chia ra làm 12 phần tượng trưng cho 12 tháng trong năm, mỗi phần nhỏ có vẽ từ 1 đến 3 con trâu. Tháng nào mà có nhiều trâu quay vào
tâm của hình trịn (3 con cùng quay vào) thì đó là ngày tốt để lùa trâu vào lũng, tháng nào có 3 con trâu quay ngược lại thì đó là ngày tốt để lùa trâu ra, tháng nào mà vẽ hai con trâu quay mông vào nhau là ngày xấu, không nên mang trâu đi thả hoặc mang về nhà. Hình nào có hai con cùng một hướng là tạm được, một con thì khơng nên làm.
Cách xem ngày đi thả trâu giờ khơng cịn ai xem nữa, vì hiện nay số lượng trâu bò mỗi nhà khơng cịn nhiều, chỉ có 1 hoặc 2 con nên thường cho trẻ con đi thả hoặc đuổi vào rừng cho ăn rồi tối trâu bò tự về nhà.
Cách sử dụng lịch truyền thống thì tơi đã trình bày một phần ở Chương 4 và phần trên. Hiện nay, một số công việc như chọn ngày thả trâu, chọn ngày đi săn, đi đánh giặc…khơng cịn được dùng nhiều nữa, nhưng có một số sinh hoạt mà người ta cần dùng đến lịch như chọn ngày cúng tổ tiên, chọn ngày đi thăm người ốm, chọn ngày đưa cô dâu về nhà chồng…
4.1.2. Lịch và cách sử dụng lịch của ngƣời Thái hiện nay
Cùng với vận mệnh đất nước, cộng đồng người Thái ở Tây Bắc và ở Việt Nam cũng đi qua hai cuộc chiến tranh. Rồi đất nước thống nhất, bước qua thời kì kinh tế tập thể khó khăn sau đó bước vào thời kì đổi mới. Giao lưu về kinh tế và hàng hóa được thơng thương. Đời sống của người Thái có nhiều thay đổi lớn, có những giá trị truyền thống đã mất đi nhưng cũng có những giá trị vẫn cịn giữ được đến ngày nay. Trong sinh hoạt hàng giờ đây rất phổ biến lịch Dương, lịch Âm - Dương được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: lịch tờ treo tường, lịch block, lịch sổ, lịch quyển, lịch để bàn…rất đa dạng và phong phú. Trong bối cảnh đó, lịch Thái khơng những khơng mất đi những giá trị vốn có của nó mà cịn được phát triển mạnh mẽ hơn. Trước những 1990, có một số nhà nghiên cứu trong Mạng
lưới bảo tồn tri trức bản địa như ơng Hà Long, ơng Lị Văn Lả thực hiện việc biên
soạn lịch Thái và đưa vào sử dụng, nhưng do chưa có kinh nghiệm nên lịch bị sai sót. Đến năm 1990, ơng Cà Văn Chung và cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La biên soạn và đưa lịch Thái vào sử dụng trong đời sống hàng ngày. Lịch Thái
sử dụng. Như vậy là ở Sơn La người Thái đen dùng 1 loại lịch tờ mà có 3 lịch kết hợp đó là lịch Thái, lịch Âm - Dương và lịch Dương (Xem phụ lục ở phần sau). Hiện nay, ông Cà Văn Chung cùng các cán bộ ở Sở Khoa học và cơng nghệ tỉnh Sơn La cịn nghiên cứu và tạo ra phần mềm tra cứu lịch Thái với Âm – Dương lịch trên máy tính, phần mềm này rất tiện ích cho những người sử dụng thơng thạo máy tính trong việc tra ngày tốt để làm việc. Trong cuộc sống hiện đại, người Thái khơng chỉ cịn là những người làm nông thuần túy nữa, giáo dục phát triển, người Thái đi học và phát triển tri thức của mình, họ làm nhiều ngành, nhiều nghề khác nhau. Là cán bộ nhà nước, công nhân, giáo viên, doanh nhân…với những người làm cơng việc đó thì tất nhiên họ phải dùng lịch Dương trong công việc nhà nước và giao dịch, đó là điều tất yếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Trong lịch Thái hiện đại, khơng chỉ có chữ Thái cổ mà cịn có chữ Thái phiên âm cho dễ đọc. Vì thế, nó khơng chỉ được người già đón nhận mà cả lớp thanh niên trẻ cũng yêu thích và sử dụng. Trong cơng việc giao dịch thì dùng lịch Dương theo nhà nước quy định. Trong các công việc truyền thống như chọn ngày cưới, đi thăm người ốm thì dùng lịch Thái. Bà Quàng Thị Miến, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La cho biết: “Những công việc liên quan đến nhà nước như công tác phụ nữ trong xã thì dùng lịch dương, nhưng hàng tháng tơi vẫn xem lịch Thái để biết ngày cúng ông bà, ngày đi thăm người ốm”. Trong quá trình điền dã ở Sơn La, tơi đã tìm hiểu và biết rằng tỉ lệ những hộ gia đình dùng lịch Thái chiếm một số lượng lớn. Theo số liệu tơi thống kê được, thì số hộ dùng lịch Thái kết hợp với nông lịch là 100%, số hộ dùng lịch Thái kết hợp với hai loại lịch hiện đại là 70%. Nhà nào cũng dùng lịch Thái kết hợp với nông lịch. Hàng năm, Sở khoa học và công nghệ Sơn La in và bán lịch cho bà con nên việc mua lịch cũng khá dễ dàng.