Cách sử dụng lịch trong đời sống hàng ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lịch và nông lịch của người Thái đen ở Sơn La (Trang 121)

CHƢƠNG 2 LỊCH VÀ KẾT CẤU LỊCH CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN

5.4. Cách sử dụng lịch trong đời sống hàng ngày

5.4.1. Phƣơng pháp tính ngày tốt xấu theo lịch Cẩu Coong – Háp Hạng – Tsảng Moong

Người Thái quan niệm: Cẩu nghĩa là chín (Chín mười); Coong nghĩa là đống. Ghép hai từ vào có nghĩa là chín đống.

Háp nghĩa là gánh (gánh vác); Hạng nghĩa là bỏ dở - dở dang; Tsang nghĩa là bên cạnh; Moong nghĩa là vắng vẻ, hưu quạnh.

Dựa vào 10 thiên can và 12 địa chi để lập bản lịch âm – lịch cẩu coong – lịch hạp hạng cũng tính như xung khắc.

Ví dụ: Tý là cẩu coong Sửu là hoọng phận Dần là phận đok Mão là phận đai…

12 tên trong lịch ngày cẩu coong được gieo vào tên 12 con giáp nhưng gọi lùi lại. Cụ thể: Tháng giêng cẩu coong là ngày Tý

Tháng hai cẩu coong là ngày Hợi Tháng ba cẩu coong là ngày Tuất…

Đồng bào Thái Trắng Mai Châu không áp dụng lịch cẩu coong cho việc làm nhà mới, thường áp dụng cách tính này cho việc làm chặng cá13 và săn bắn. Sở dĩ ngày này tốt cho việc làm chặng cá vì ý của nó là để hứng lấy các loại cá to, nhỏ. Dựng một cái chặng cá để hứng cá xuôi ra sơng vào những ngày này sẽ được chín đống cả - tức là được nhiều. Vì thế, làm chặng cá thường chọn ngày cẩu coong là ngày khởi đầu. Quan trọng nhất là ngày đầu tiên, cịn những ngày tiếp theo thì ngày

nào làm cũng được miễn là không kết thúc công việc vào ngày hạp hạng tức là ngày bỏ dở.

Ba ngày họong phận, phận đok, phận đai: là ba ngày tương đối tốt cho việc ăn hỏi, cưới xin, làm nhà.

Sủ pặp là ngày sum vui, ngày này rất tốt cho việc ăn hỏi, cưới xin, làm

nhà. Ngày sủ pặp cũng được coi là ngày lành để tiến hành các hoạt động cúng

giỗ hàng năm.

Hạp tsảy là ngày mình đón đỡ lấy ốm đau đồng nghĩa với ngày sát thương.

Ngày này không ăn hỏi, cưới xin, không làm nhà, không thăm người ốm. Không cúng giỗ, không khởi đầu chăn ni.

Hặp tai: cũng là đón lấy chết chóc, là ngày sát chủ. Tuyệt đối, không ăn hỏi,

cưới xin, không làm nhà, không thăm người ốm, nếu đi thăm thì bản thân sẽ ốm thay người đang ốm.

Khẳm đay là ngày úp thang. Ngày khẳm đay cũng tương đối tốt cho việc làm

nhà nhưng phải cẩn thận.

Ngày xay chẩu là ngày đẩy thân mình. Đây cũng là ngày xấu chung cho cộng đồng. Không nên chọn ngày này để làm các công việc quan trọng.

Ngày xay xin: là ngày đẩy ốm đau, xấu xa. Ngày này tốt cho mọi công việc. Nhất là cúng giỗ, gọi hồn, ăn hỏi, cưới xin, làm nhà.

Ngày tái páo: có tính tự chủ khi làm, không ai ngăn cản được ý nghĩ của

mình đã sắp đặt.

Ngày xiếu páo: (Xiếu là ám chỉ người ta) làm cơng việc gì của mình cũng

khơng bị các yếu tố từ bên ngoài gây ảnh hưởng đến.

5.4.2. Lịch Háp hạng (Ấn định các ngày dở dang ở các tháng trong năm)

Mỗi khi làm công việc lớn nhỏ như làm chuồng trại cho gia súc, gia cầm cho đến gieo trồng, chài lưới, bắt cá và các việc đại sự như ăn hỏi, cưới, làm nhà thì mỗi người, mỗi gia đình đều phải chọn ngày thích hợp cho từng cơng việc. Bởi vì những ngày xấu thì cần tránh. Việc chọn ngày thích hợp, nhất thiết phải dùng đồng thời kết hợp ba phương pháp: lịch cẩu coong, lịch háp hạng và lịch tsang moong (lịch xung khắc).

Háp theo nghĩa đen là gánh vác. Hạng có nghĩa là bỏ dở (dở dang), lúc

đồng làm cơng việc gì đó có ý định làm cho xong nhưng đang làm thì chán rồi bỏ. Lịch Háp hạng được ấn định tính như ngày trong lịch cẩu coong, trong năm 12 tháng, trung bình mỗi tháng có 2 ngày háp hạng. Cũng có ngày háp hạng lại

trùng với ngày tốt trong lịch cẩu coong như ngày sủ pặp, xay xin14.

5.4.3. Cách tính tuổi lấy vợ, lấy chồng (Lịch tsảng moong)

Mặc dù hiện ngay người Thái Mai Châu khơng cịn sử dụng bản lịch này nhiều trong cuộc sống hàng ngày, sống gần gũi với các tộc người khác nên phần lớn họ sử dụng lịch của người Việt. Tuy nhiên, khi tính tuổi nam nữ xung khắc nhau để kết hôn và chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức cưới hỏi thì người Thái thường xuyên dùng lịch này. Thông thường, dưới 20 tuổi, người ta chưa đề cập đến việc tính tuổi xung khắc. Việc tính tuổi xung khắc chủ yếu dựa vào tuổi theo 12 con giáp.

Tuổi Tý xung khắc với tuổi Ngọ; Tuổi Sửu xung khắc với tuổi Mùi; Tuổi Dần xung khắc với tuổi Thân; Tuổi Mão xung khắc tuổi Dậu; Tuổi Thìn xung khắc với tuổi Tuất; Tuổi Tỵ xung khắc tuổi Hợi.

Người Thái kiêng không ăn hỏi, cưới vào ngày xấu trong lịch Cẩu Coong, Háp hạng. Kiêng không cưới vào các tháng 3, 4, 5, 6, 7 âm lịch hàng năm. Kiêng

không cưới vào ngày Hặp tsay, Hạp tai, Xay chẩu. Ngày Tỵ, Tuất từ tháng 12 năm trước đến tháng 1, 2 năm sau. Tháng 8 kiêng ngày Thân, ngày Mão. Tháng 9,10, 11 kiêng ngày Thìn, Dậu.

5.4.4. Xem lịch làm nhà mới

Làm nhà là cơng việc đại sự của mỗi gia đình, nên phải đầu tư nhiều cơng sức, tiền của và thời gian. Trong nếp nhà sàn Thái, cùng lúc có 3 hoặc 4 thế hệ cùng chung sống nên ngơi nhà phải rất vững chãi. Chính vì vậy, việc chọn ngày giờ dựng nhà và lên nhà mới là điều quan trọng và phải xem xét kĩ lưỡng.

Người Thái chọn ngày dựng nhà và lên nhà mới trong cùng 1 ngày. Dù chưa xong thì cũng lấy giờ lên nhà mới rồi mới làm tiếp phần cịn lại của ngơi nhà. Giờ

cất vì nhà đầu tiên thường từ 3h30 đến 4h00, không lên nhà mới vào giờ xung khắc ngày dựng. Ví dụ: dựng nhà ngày Sửu thì khơng lên nhà mới vào giờ Mùi. Dựng nhà ngày Mão thì khơng lên nhà mới vào giờ Dậu. Không làm nhà ngày mất, ngày tang ma và ngày đưa ma của người trụ cột trong gia đình. Kiêng khơng làm nhà vào ngày Cẩu Coong, Háp hạng, Hặp tsảy, Hặp tai và ngày Xay Chẩu. Kiêng không làm nhà vào các tháng “Cốp kin bơn, ma xôông kin ta vịn” (Kiêng làm nhà vào ngày nguyệt thực, ngày nhật thực). Người Thái kiêng không làm nhà hướng đông, hướng đầu nguồn sống suối. Vì mặt trời nóng cực mạnh, dịng sơng suối chảy xiết, sức người không đá nổi.

5.4.5. Xem lịch bằng bảng “Ta – u”

Ngoài cách xem ngày tốt xấu theo lịch Cẩu coong và Háp hạng thì người Thái Mai Châu có cách xem ngày tốt xấu để đi săn, đi buôn, đi thăm người ốm, đi gặp gỡ anh em xa bằng cách xem bảng “Ta – u”, hay tiếng Thái là cách lấy “Ta – u”. “Ta – u” là ơ hình vuông, mỗi bên chia làm năm ô bằng ngau, trong mỗi ơ có kí hiệu đánh vào, theo hình chéo đơng bắc – tây nam, hình 1 gạch, 2 gạch, 4 chấm và hình có gạch chéo.

Bốn chấm là tốt, săn bắn sẽ được con nhỏ.

Hai gạch song song là rất tốt, săn được con to, đi đường bình an. Đi thăm người thân sẽ gặp ở nhà.

Một gạch đơn là: đi săn được con to nhưng có thể bị nạn nên phải cẩn thận. Gạch chéo là không tốt, đi săn bị nạn, đi buôn bị lỗ.

Ơ vng trắng là khơng được gì.

“Ta – u” của người Thái Trắng giống với cách xem “ca la hả” của người Thái Đen nhưng tên gọi khác nhau. Nội dung, cách xem thì hai tộc người này giống nhau. Cách xem lịch này cả hai tộc người học của người Lào, bảng xem “Ta – u” bằng sừng mà ông Khà Văn Tiến hiện nay cịn giữ là do ơng nội của ông Tiến mang từ Sầm Nưa, Lào về.

5.5. Nông lịch của ngƣời Thái Mai Châu

Xưa kia, trong canh tác nông nghiệp người Thái Trắng Mai Châu tin tưởng tuyệt đối vào nhân vật được gọi là “Làng Thoi” hay “ông Thoi”. Thoi là người giữ mọi quy tắc xem lịch, nên ai muốn hỏi ngày làm gì phải đến hỏi Thoi.

Người Thái muốn trồng lúa, làm nương đều phải hỏi ông Thoi (ông Thoi cai quản mường Trời, mường Trần gian) muốn làm gì phải hỏi ông này. Chuẩn bị vào mùa thì người ta đến hỏi “Ơng Thoi ơi, muốn cày cấy thì làm vào ngày nào để được

mùa. Ơng Thoi bảo rằng con chim khảng khói nó kêu thì người làm nương chuẩn bị thuổng cuốc, người làm ruộng chuẩn bị cày bừa. Phát nương, phát rẫy ngày mùng 1 luôn được ăn lúa, cấy lúa mùng 3 là được “khảu kin” (lúa ăn người) theo nghĩa đen là lúa chất đống cao hơn người, được mùa”.

Theo anh Lợi, cán bộ văn hóa xã Chiềng Châu cho biết, ơng ngoại của anh trước đây làm thầy bói cũng nói đến nhân vật nắm giữ lịch thường gọi là “Thoi”. Trong sổ của ơng ngoại anh chép lại có đoạn viết “Người Thái kiêng làm công việc

nông nghiệp vào ngày Đoi khảm”.

Ngày nay, người Thái Mai Châu không cịn sử dụng nơng lịch truyền thống nữa, thay vào đó họ dùng nơng lịch hiện đại do nhà nước đặt ra để phù hợp với khí hậu và các giống cây trồng mới hiện nay. Trong khi người Thái Sơn La sử dụng nông lịch do Sở Khoa học công nghệ Sơn La kết hợp giữa nông lịch hiện đại và nông lịch truyền thống tạo ra thì người Thái Mai Châu đã khơng cịn sử dụng nông lịch cũ nữa.

5.6. So sánh lịch của ngƣời Thái Đen và Thái Trắng

Như trên đã nói, lịch của người Thái Trắng Mai Châu còn lưu giữ đến nay khơng cịn đầy đủ, phong phú như lịch của người Thái Đen Sơn La cho nên so sánh sự khác nhau và giống nhau giữa hai loại lịch này chỉ là cơ bản.

Bảng 5.1: Sự giống và khác nhau giữa lịch của ngƣời Thái Đen và Thái Trắng

Nội dung so sánh Giống nhau Khác nhau

1. Nguồn gốc Cùng bắt nguồn từ lịch của người Hán kết hợp với lịch của người Việt.

Lịch của người Thái Trắng Mai Châu cịn có thêm sự kết hợp với lịch Đoi của người Mường.

2.Cơ sở làm lịch Cùng dựa trên sự thay đổi của thiên nhiên, sự chuyển động của Mặt trăng, hệ đếm Can Chi.

Lịch người Thái Trắng Mai Châu dựa trên sự chuyển động của sao Đoi và Mặt trăng để làm nên lịch.

3.Kết cấu lịch Lịch có 4 đơn vị cơ bản là Giờ, Ngày, Tháng, Năm.

Khác nhau ở tên gọi, người Thái Trắng gọi giờ là “chờ”, tháng là “bơn” thì người Thái Đen là “chơ”, “bươn”. Khác nhau ở tên gọi một số con giáp. Nhưng sự khác nhau này là do ngôn ngữ vùng.

Tháng trong lịch của người Thái Đen chênh 6 tháng so với âm lịch còn lịch của người Thái Trắng hiện nay thì giống với lịch âm của người Việt.

4.Ứng dụng lịch trong đời sống

- Cùng sử dụng lịch trong việc xem ngày tốt, xấu, xem ngày làm nhà, ngày cưới, ngày săn bắn, đi thăm người ốm…

- Cùng có bảng xem ngày học của người Lào để đi

Người Thái Đen Sơn La có hệ thống xem lịch phong phú hơn như hệ thống sổ Choong bang, Pọm lang pọm hưỡn đặc biệt cách xem

phỏng đoán số phận con người mà lịch của người Thái Trắng Mai Châu nay khơng cịn giữ lại hệ

săn, đi thăm anh em, bạn bè.

thống đó nữa.

5.Hệ thống nơng lịch

Trong khi người Thái Đen Sơn La có hệ thống nơng lịch truyền thống và hiện đại đầy đủ thì người Thái Trắng Mai Châu nay không cịn sử dụng nơng lịch truyền thống. Người Thái Mai Châu sử dụng nông lịch hiện đại của nhà nước để canh tác nông nghiệp.

Tiểu kết chương 5

Cũng giống như người Thái Đen, người Thái Trắng đã có lịch và sử dụng lịch từ lâu đời tuy nhiên những cuốn lịch đó đến nay khơng cịn được lưu giữ đầy đủ nữa. Ở sự phát triển cao về văn hóa, chữ viết và hình thức canh tác lúa nước thung lũng đã thúc đẩy cho sự ra đời của lịch Thái. Bằng việc quan sát mặt Trăng, sao Đoi và các hiện tượng thiên nhiên, học tập hệ đếm Can, Chi của người Hán và cách xem lịch của người Lào người Thái Trắng Mai Châu cũng có một hệ thống lịch đầy đủ như các nhóm Thái ở địa phương khác với kết cấu lịch có các đơn vị giờ, ngày, tháng, năm đầy đủ.

Mai Châu trong những năm gần đây trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của Hịa Bình nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung, vì thế việc giao lưu văn hóa với các luồng văn hóa từ bên ngồi vào đã làm cho vùng đất này có rất nhiều thay đổi. Đại đa số người Thái ở đây đã cố gắng lưu giữ những nét văn hóa của riêng tộc người mình nhằm mục đích phục vụ du lịch chứ khơng hồn tồn khơng phải vì sợ mất bản sắc riêng vốn có. Họ xây nhà sàn đẹp và thậm chí có gia đình cịn bỏ một khoản tiền lớn để xây những bảo tàng riêng về văn hóa Thái nhằm thu hút khách nước ngồi nhưng tịnh hề trong các bảo tàng đó, khơng hề có bóng dáng tên gọi một loại lịch riêng của người Thái Trắng. Mặc dù họ biết tộc người mình có một loại lịch riêng mà xưa kia tổ tiên người Thái đã sử dụng như họ sử dụng lịch hiện đại.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu về lịch và cách tính lịch cũng như nghiên cứu về sức sống, sự biến đổi của lịchThái ở Việt Nam nói chung và của người Thái Đen ở Tây Bắc nói riêng trong truyền thống và hiện đại có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Lịch Thái là một di sản văn hóa độc đáo của tộc người Thái Đen, đó là một trong những cách tính lịch cổ điển và tiêu biểu nhất của các tộc người ở Việt Nam. Với phương pháp tiếp cận Nhân học / Dân tộc học, đề tài nghiên cứu tìm hiểu kết cấu, cách tính lịch độc đáo và sức sống của lịch Thái, phản ánh những giá trị văn hóa đặc sắc của người Thái qua lịch.

2. Để hình thành lịch phải dựa trên rất nhiều cơ sở. Lịch Thái được hình thành, phát triển và hồn thiện cũng dựa trên cơ sở thiên văn và cơ sở thực tiễn. Giống như các loại lịch chung trên thế giới, lịch Thái có nguồn gốc và cách tính cổ điển nhất là dựa vào các hiện tượng thiên nhiên. Nó cũng được hình thành từ nhu cầu phải nắm rõ thời vụ để tiến hành hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của những cư dân làm nông nghiệp. Lịch Thái cũng giống như lịch Âm cổ truyền đều dựa trên sự chuyển động của mặt trăng để tính thời gian trong một tháng, đó là cơ sở thiên văn quan trọng của lịch loại này. Các yếu tố Thiên – Địa – Nhân cũng góp phần quan trọng cấu tạo nên lịch của người Thái. Trong lịch Thái cũng dùng hệ Can Chi, Ngũ hành để tính lịch. Đó là một biểu hiện ảnh hưởng của lịch Trung Hoa đến lịch của người Việt Nam nói chung và lịch của người Thái nói riêng. Vì vậy, về cơ bản thì lịch của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam gần giống với lịch Âm - Dương lịch thuần túy và trong q trình phát triển nó cũng tiếp nhận nhiều yếu tố khác nhau để hoàn thiện hơn.

3. Qua việc phân tích các cơ sở hình thành, kết cấu của lịch nói chung và lịch Thái nói riêng ta thấy:

Mặc dù tiếp nhận nhiều yếu tố của lịch Trung Hoa nhưng cơ sở của lịch Thái vẫn là sự sáng tạo của cư dân Thái giỏi nghề nông, vẫn mang những nét riêng phù hợp với cuộc sống của cư dân nông nghiệp vùng Tây Bắc.

Lịch Thái có nhiều điểm giống như lịch tre của người Mường, Âm - Dương lịch của người Việt, với cách tính chênh lệch 6 tháng là một nét đặc sắc của lịch Thái. Do vậy, xưa người Thái không ăn Tết Nguyên đán như người Việt mà họ ăn

Nguyên Đán nhưng sự chênh lệch về cách tính lịch thì vẫn được duy trì. Đó là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của lịch Thái đương đại.

4. Cùng với sự vận động của thời gian, lịch Thái cũng trải qua các thời kì khác nhau và có nhiều biến đổi. Sự biến đổi đó thể hiện trên nhiều mặt: Kết cấu lịch, cách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lịch và nông lịch của người Thái đen ở Sơn La (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)