CHƢƠNG 2 LỊCH VÀ KẾT CẤU LỊCH CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN
3.2. Cách tính lịch và sử dụng lịch của người Thái Đen
3.2.4. Một số cách tính ngày cho những công việc khác
Xem ngày giờ mất của:
- Mất ngày Tý, giờ Tý: người mặt đen lấy hoặc người mặt trắng lấy.
- - - Dần: người mặt không được.
- - - Mão: người lười lấy còn được.
- - - Thìn: người con trai lấy, con gái bỏ chồng mất thật.
- - - Tỵ: thấy người lấy, cịn được khơng mất.
- - - Ngọ: người trong nhà lấy, cịn được khơng mất.
- - - Mùi: người mặt rỗ lấy, còn được.
- - - Thân: người con trai ở gần lấy, còn đựơc.
- - - Dậu: người mặt đen lấy trộm, còn được.
- - - Tuất: của to còn được, người mặt đen lấy.
- - - Hợi: người mặt đen lấy, còn được.
Xem ngày đánh giặc: (dệt xớc đom phén phạ)
- Ngày Tý giờ Thìn: một người đánh thắng trăm người.
- Ngày Sửu, giờ Tuất: một người đánh thắng trăm người.
- Ngày Dần giờ Tỵ: một người đánh thắng năm trăm người.
- Ngày Mão giờ Tỵ, giờ ngọ: một người đánh thắng 500 người.
- Ngày Thìn giờ Mùi: một người đánh thắng 500 người.
- Ngày Tỵ đi giờ Thìn: một người thắng trăm người.
- Ngày Ngọ đi giờ Mão: một người thắng một trăm người.
- Ngày Mùi đi giờ Thìn: một người thắng một trăm.
- Ngày Dậu đi giờ Tỵ, ngọ: một người thắng bảy trăm
- Ngày Tuất giờ Mùi: một người thắng một trăm.
- Ngày Hợi giờ Thân: một người thắng một trăm.8
Ngồi ra cịn xem từng ngày đi có bị chiếu ngôi sao tướng nào không, ngày như thế nào là đánh thắng giặc cịn nhiều bài giải thích chưa kể ra hết được.
Xem giờ gà mái gáy: (Gà mái gáy theo người Việt thì đó là một điều
khơng tốt nên thường gọi là “gà mái gáy gở”), còn đối với người Thái, họ lại có cách xem độc đáo khác:
- Gáy giờ Tý, Sửu, Dần thì tốt, vừa lịng.
- Gáy giờ Mão: có việc quan
- Gáy giờ Thìn: có khách đến nhà
- Gáy giờ Tỵ: được uống rượu, ăn thịt.
- Gáy giờ Ngọ, giờ Mùi: có việc đến bản thân.
- Gáy giờ Thân: có việc đến bản thân.
- Gáy giờ Dậu có người kiện.
- Gáy giờ Tuất: phòng lửa thật tốt.
- Gáy giờ Hợi rất xấu.
Ta thường quen với việc xem các hiện tượng trên cơ thể mình khác thường là điềm báo một cái gì đó như nóng ruột hay “sốt ruột” là có ai đang mong chờ, hắt hơi, nháy mắt là có ai đang nhắc tới hoặc đang nói xấu…nóng tai là có người đang mong hoặc nhắc tới. Đối với người Thái, họ cũng có cách tính đó nhưng là các hiện tượng khác như:
Ngày nóng mặt:
- Ngày Tý: được vui đón. - Ngày Sửu: có việc.
- Ngày Dần: có khách đến. - Ngày Mão: được uống rượu, ăn thịt. - Ngày Thìn: Có khách đến. - Ngày Tỵ: có người đến.
- Ngày Thân: khơng biết được gì. - Ngày Dậu: nhìn thấy vật lạ thiêng.
- Ngày Tuất: có hiện tương khơng lành mạnh trong người. - Ngày Hợi: khơng việc gì.
Ngày váng tai: (mự pĩnh hu)
- Ngày Tý: có lời đến khơng biết tốt xấu.
- Ngày Sửu: hại trước tốt sau.
- Ngày Dần mất của.
- Ngày Mão: người ta nghĩ đến hoặc có khách đến chơi.
- Ngày Thìn: có khách đến nhà.
- Ngày Tỵ: có việc đến.
- Ngày Ngọ: được của.
- Ngày Mùi: chửi nhau.
- Ngày Thân: được vui đón.
- Ngày Dậu: tốt.
- Ngày Tuất: hồn về nhà.
- Ngày Hợi: tốt
Ngày sặc nuốt nước bọt: (xa mặc nặm xĩ lãi)
- Ngày Tý được uống rượu, ăn thịt.
- Ngày Sửu: được uống rượu, ăn thịt.
- Ngày Dần anh em có việc đến thăm.
- Ngày Mão: có việc đến.
- Ngày Thìn: có việc đến.
- Ngày Tỵ: có lời nhắn đến hoặc có việc đến.
- Ngày Ngọ được vui đón.
- Ngày Mùi sẽ được gì.
- Ngày Thân tốt.
- Ngày Dậu: mất của
- Ngày Hợi: tốt lành.
3.2.5. Cách xem số phận con ngƣời
Mỗi người Việt đều có một lá số tử vi của riêng mình, trong đó ghi rõ giờ, tháng, năm sinh, lá số tử vi ấy do những thầy số, thầy bói tốn làm nên hoặc cũng do những người am hiểu tử vi, bói tốn, những người tinh thơng nho học lập ra lúc mới sinh. Lá số tử vi ấy đi theo con người suốt cuộc đời người, nó khơng chỉ là ghi lại ngày, tháng, năm sinh mà còn phỏng đốn số phận của con người đó.
Người Thái khơng có lá số tử vi cho mỗi người nhưng họ biết cách xem số phận một con người rất độc đáo. Họ có nhiều cách xem khác nhau cũng như người Kinh xem tướng, xem ngày sinh, xem đường chỉ tay…
3.2.5.1. Tính theo giờ, ngày, tháng, năm sinh
Nguyên tắc là: Năm là thịt, tháng là xương, ngày là da, giờ là máu. Năm, tháng, ngày, giờ sinh đều tương ứng với 12 ngày thuộc hệ chi.
Ví dụ: một người sinh vào năm con ngựa, tháng con dê, ngày con chuột, giờ con rắn chẳng hạn. Ta thấy thịt rất to, xương thì vừa, da rất ít, máu cũng rất ít. Có thể phỏng đốn: da khơng phủ được xương và cũng khơng phủ nổi thịt, máu không nuôi nổi thịt, xương. Người này làm ăn vất vả, làm không đủ nuôi sống bản thân. Nếu người nào đó sinh năm, tháng, ngày, giờ cùng một con thì rất tốt, con người sung sướng.
3.2.5.2. Xem năm, tháng, ngày, giờ theo giả thiết định sẵn
Ví dụ: sinh năm con chuột, tháng con chuột, ngày con chuột và giờ cũng là con chuột thì lời giải như sau:
Năm con chuột (Tý): sinh ra 20 tuổi thì sung sướng, khơng ốm đau, có khi trắc trở một lần. Được 50 tuổi thì có thể làm trái người ta. Được 60 tuổi bị hạn một kỳ, được 80 tuổi, tháng 10, giờ trưa thì chết hẳn, được ăn sức con 4 người.
Một số phỏng đoán cho người tuổi Tý như:
Canh Tý: Người tuổi này đón nhiều con dâu vào tay, lên hết đỉnh núi mới già, sống đến già không chết.
Nhâm Tý: sinh tuổi này khổ, suốt đời mong mỏi khắc khoải cố chờ con , về già đuối sức thì mất.
Giáp Tý: Tuổi này số trời cho xuống làm quan, sống hạnh phúc.
Người sinh năm Sửu: phần lớn những người tuổi này sinh ra đến 20 tuổi thì tốt đẹp. 30 tuổi bị kẻ khác hận thù. 60 tuổi bị chết hụt. 81 tuổi, tháng Mười, giờ trưa thì chết hẳn. Có 7 người con có hiếu…
Năm Hợi: sinh ra đến 10 tuổi thì bị chết hụt. Đến 20 tuổi bị chết hụt lần nữa. Đến 60 lại bị chết hụt lần nữa. Năm 88 tuổi, tháng Mười, giờ chập tối mồng 2 thì chết hẳn. Có 4 người con có hiếu.
Theo người Thái thì những năm kỵ, chết hụt, nếu cúng bái trước sẽ qua khỏi. Trong lịch Thái về năm, tháng, giờ thì chỉ lấy chu kỳ 12 hệ chi, nhưng ngày thì tính chu kỳ 60 ngày.
3.2.5.3. Phỏng đoán số phận con ngƣời qua trọng lƣợng theo ngày, tháng, năm sinh
Đây là cách đoán số phận con người qua trọng lượng trẻ sơ sinh. Lúc đứa trẻ vừa sinh ra bố mẹ, ông bà đứa trẻ sẽ nhớ giờ, ngày, tháng, năm sinh để ơng Mo tính ra “cân nặng” (cân nặng ở đây không phải là lúc đứa trẻ sinh ra nặng bao nhiêu mà tính sinh giờ nào, tháng nào), sau đó phỏng đốn.
Trong phương pháp này có ghi:
- Giờ cao nhất là 1,6 lạng là giờ tý, thấp nhất là giờ sửu, tuất, hợi. Giờ sửu là 0.6 lạng, giờ dần là 0.7 lạng, giờ tuất cũng là 0.6, giờ hợi 0.6 lạng.
- Ngày cao nhất là 1,8 lạng, ngày 18. Ít nhất là 0,5 lạng là ngày 1, 19
- Tháng cao nhất là tháng 3 Âm dương lịch tương đương với tháng 9 lịch Thái là 1,8 lạng, ít nhất là 0,5 lạng là tháng 5, 12 Âm lịch tương đương với tháng 11, tháng 6 lịch Thái.
Số lời giải có từ 2,2 cho đến 7,1 lạng .
Hai lạng hai: Thân lạnh xương rét, một thân một mình kham khổ, làm khơng đủ ăn, phải đi ăn xin, chân tay cả đời không được nghỉ.
Hai lạng ba: Tướng này phúc khơng cao, làm việc gì cũng khó, phải đi nhiều nơi để kiếm sống.
- …
Bảy lạng mốt: Làm quan lớn, làm gì cũng may mắn, thơng minh nhiều chữ nghĩa, mọi người nể nang.
Ví dụ: Một người sinh vào giờ Tý: 1,6 lạng - tháng giêng: 0,6 lạng sinh ngày 18: 1,8 lạng --------------- 4 lạng
Lời giải: Đời người sinh ra ăn mặc đầy đủ, mọi việc đều nằm trong óc, qua sương gió gian nan về sau đời người cũng được ăn ở yên vui.
3.2.5.4. Xem cẩu cong hõng phữm
Đây chỉ xem tháng và ngày theo chu kỳ 12 của chi. Có 12 lời giải khác nhau của: cẩu coong, hõng phữm, phữm lót, phữm lải, xủ pặc, hặp xảy, hặp tai, khuẩm đay, xảy chẩu, xảy xin, tãi pao, xẽo pao.
Ví dụ: sinh tháng 6, ngày tý là tãi pao: đây là người biết xem giấy tờ các loại, nghĩa là học giỏi.
Mự cẩu coong: Ngày chết đến cùng hoạn nạn, ngày ốm đến cùng đệm chăn. Mự hõng phữm: Ngày ốm không đến cùng đệm chăn.
…
Mự xẽo pao: Khoác túi hoa đi khắp bản, đeo kiếm vằn đi khắp mường. Trên đây là cách tính lịch và áp dụng vào các công việc trong cuộc sống như: làm nhà, cưới vợ, làm ăn…Đó cũng chính là cách dùng lịch của họ.
Ngồi các cách xem trên thì cịn một cách xem khác dựa trên hình vẽ và phần giải thích cho từng tuổi trong sổ Chong bang. Phần này gồm 60 hình vẽ khác nhau tượng trưng cho các tuổi của con người khác nhau. Ở mỗi tuổi sẽ minh họa bằng các hình vẽ người hoặc các hình rồng, hoa khác, đó là cách đốn định tương lai về sau
quan bên bầu rượu thì người này về sau được làm quan, hưởng cuộc sống an nhàn. Với người sinh năm Kỷ Mùi, Canh Thân là những hình vẽ cây cột treo nhiều heo (cờ ma): những người khi mất sẽ có đám ma to riêng tuổi Kỉ Mùi thì có người nằm bên dưới cờ tức là ốm nặng rồi chết. Những hình vẽ có người gồng gánh là người có số phận thường phải vất vả bn bán làm ăn như tuổi Mậu Thìn….
Tiểu kết chương 3
Khơng chỉ dùng lịch để tính thời gian mà người Thái đen còn dùng lịch để áp dụng vào một số công việc trong đời sống thường ngày. Cũng giống như người Việt, người Thái cần dùng lịch chọn ngày lành, tháng tốt để tiến hành các công việc quan trọng như dựng nhà, cưới vợ, gả chồng…Trong cách phỏng đoán số phận của con người, lịch Thái không những chỉ dựa trên các yếu tố ngày, tháng, năm sinh để phỏng đốn bằng nhiều cách khác nhau mà cịn có những hình ảnh sinh động để minh họa cho cuộc đời của một con người.
Người Thái đen còn áp dụng lịch trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Nó khơng chỉ được áp dụng để tính nơng lịch mà cịn được tính trong các hoạt động kinh tế và xã hội. Lịch con được áp dụng để đoán trước các sự việc qua các biểu hiện sinh học của con người như hắt hơi, máy mắt, váng tai (ù tai), sặc nước bọt…Đó cũng là một trong những nét đặc sắc của lịch Thái.
Như vậy, lịch gắn bó chặt chẽ với những sinh hoạt cộng đồng của người Thái đen ở Sơn La. Có thể thấy rằng, mọi khía cạnh của cuộc sống đều được dùng đến lịch, nó có một vai trị quan trọng trong đời sống cộng đồng ở đây.
CHƢƠNG 4. LỊCH VÀ NÔNG LỊCH CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN Ở SƠN LA HIỆN NAY
4.1. Lịch và nông lịch truyền thống 4.1.1. Sử dụng lịch truyền thống 4.1.1. Sử dụng lịch truyền thống
Ngày xưa, khi lịch chưa phổ biến như hiện nay, người biết và am hiểu về lịch Thái rất ít và lúc đó các loại lịch của người Kinh cũng chưa có ở vùng người Thái. Muốn dùng lịch người Thái phải nhờ đến ông mo trong bản xem ngày giúp các việc quan trọng như làm nhà, cưới xin, xem tuổi. Đối với các công việc như đi săn, đi làm ăn, ngày thả trâu vào thung lũng và ngày lùa trâu ra thì người dân nắm rõ hơn bằng phương pháp xem “ca lã hả”, đó là các cơng việc thường ngày có thể tự tính được. Người Thái khi tiến hành một công việc hệ trọng nào đấy thường quan tâm đến một số ngày như vên ók (ngày sinh), vên tơng (ngày cúng tổ), mự hua đỏn (ngày bố mẹ mất), mự xeng pháy phạ (ngày thiêu xác bố mẹ)… Những ngày này người ta thường tính theo ngày can, nghĩa là mười ngày một lần sẽ có những ngày đó.
Riêng mự vên tông (ngày cúng tổ tiên): Mỗi một dòng họ sẽ quy định lấy
một ngày nhất định để làm ngày cúng tổ của mình. Vào ngày này, người ta sẽ có mâm cơm đặt lên góc thờ (cọ lọ hóng) và đọc bài khấn tổ tiên đại ý là mời các cụ tổ tiên đến ăn cơm và phù hộ cho con cháu khoẻ mạnh làm ăn phát triển. Mâm cơm cúng khơng cần cầu kỳ, hơm đó gia đình có gì ăn thì cúng thứ đó. Kể cả khơng có thịt cá cũng khơng sao. Tất nhiên đến ngày đó nếu có điều kiện thì gia đình thường có bữa cơm tươi hơn. Nhưng ngày đó khơng ai được ăn trước khi cúng, thậm chí nếm cũng khơng được. Sau khi cúng xong, mọi người mới được ăn. Ngày hơm đó phải thay nước “bẳng nặm tông” (ống nước để thờ tổ).
Ngày xưa người ta kiêng không lên nhà mới, không đi mừng nhà mới người khác, khơng đi bắt thuỷ sản vào các ngày đó.
Vên ók nhá lơng, Vên tơng nhá khửn
(Ngày sinh không xuống, ngày giỗ không lên)
Có một số cơng việc mà chỉ có người xưa mới xem như xem ngày lành, tháng tốt để đi đánh giặc, chắc những ngày này chỉ có các cụ như cụ Lạng Chượng mới cần xem. Còn ngày nay hịa bình khơng có giặc, khơng chiến tranh nữa nên không được xem nhiều.
Người Thái đen xưa hay dùng lịch Thái để tránh làm các việc mà ngày nay khơng cịn nữa, ví dụ như việc cúng bà mụ trong nhà, cúng tìm hồn, đi thăm đám ma – người Thái gọi là đi khóc người chết. Tháng 12 (lịch Thái) thì kiêng cúng bà mụ vào ngày Mệt (Tuất), tháng 11 ngày Hậu (Dậu), tháng 10 vào ngày Xăn (Thân), tháng 9 vào ngày Một, tháng 7 là các ngày Mệt, ngày Mẩu (xưa là con ong nay là ngày con mèo)…
Nếu người Việt có câu: “Sinh dữ tử lành” là chọn ngày để đi các công việc liên quan đến sinh, tử như họ kiêng không đi thăm các bà mẹ mới sinh con vào đầu tháng vì sợ đen đủi, cịn đi đám hiếu thì khơng sao.
Với người Thái xưa kiêng khơng đi khóc người chết vào các ngày sau: tháng 12, 11, 10, 9, 8 thì kiêng vào 2 ngày: ngày Mẩu (Mão) và ngày Nhi (Dần), tháng 6 kiêng các ngày Xảu, Nhi, Chảu. Tháng 3 kiêng ngày Nhi, ngày Một. Qua đó, ta thấy người Thái kiêng phổ biến trong các ngày Nhi và Mẩu (Mão và Dần).
Ngồi ra người Thái cịn xem một số ngày xem để biết ngày nào đó, trong nhà có chuyện gì như khách đến chơi hoặc có ai bị ốm…
Là cư dân ở miền núi nên người Thái thường chăn nuôi đại gia súc. Xưa người Thái ni rất nhiều trâu, nhà giàu thì có đến hơn chục con trâu, thêm mấy con bị, đó là những tài sản q nên họ rất chú trọng chăm sóc chúng. Họ khơng chăn thả theo kiểu cắt cỏ hoặc chăn từng con riêng lẻ như người Việt được vì số trâu bị q nhiều. Cách họ thả trâu bò cũng thật độc đáo, họ đeo mõ cho trâu, bò nhờ tiếng mõ mà phát hiện ra nó ở chỗ nào trong rừng sâu. Đuổi đàn gia súc vào rừng ăn rồi trong mấy ngày lại cho người vào đuổi chúng về nhà. Nhưng họ không thả trâu vào