Cơ sở thực tế của việc làm lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lịch và nông lịch của người Thái đen ở Sơn La (Trang 31)

CHƢƠNG I ĐẠI CƢƠNG VỀ LỊCH

1.2. Những cơ sở của việc làm lịch

1.2.2. Cơ sở thực tế của việc làm lịch

Như chúng ta đã biết lịch là một thành tựu nhờ sự phát triển của thiên văn và các ngành khoa học kĩ thuật khác. Lịch cũng thể hiện sự hiểu biết của con người về các hiện tượng thiên nhiên gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người. Thời xưa, khi thiên văn và toán học chưa phát triển thì người ta cũng nhận thức được rằng thời gian và khơng gian có liên quan mật thiết đến các lao động và sản xuất. Cách đây 2000 năm người Trung Quốc cổ đại đã đặt ra 24 tiết, đó là một sáng tạo vĩ đại của những cư dân làm nông nghiệp ở châu Á. Họ đã căn cứ vào sự chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời để đặt ra 24 tiết. Họ đem chia quỹ đạo của trái đất xung quanh mặt trời ra làm 24 phần bằng nhau, mỗi phần là một loại tiết.

Những cảm nhận về chu trình thời gian, sự cảm nhận về sự thay đổi của thời tiết, sự vận động của các mùa trong năm mà áp dụng vào sản xuất. Những kinh nghiệm này được đúc rút và truyền miệng trong dân gian thành những câu tục ngữ, thành ngữ.

Người xưa khơng có lịch để xem, khơng có một cơ sở khoa học hay tốn học nào để tính được ngày, tháng, cách duy nhất mà họ dựa vào đó là cảm nhận về các hiện tượng thiên nhiên.

Qua giêng hết năm, qua rằm hết tháng hay Gió nam đưa xuân sang hè.

Họ cảm nhận được chu trình tuần tự của thời gian, hết năm này qua năm khác, hết tháng này đến tháng khác, nó cứ tuần tự nhau mà đến. Hoặc họ có thể nhìn trăng mà đốn định được thời gian trong tháng:

Mồng một lưỡi trai Mồng hai lá lúa Mồng ba câu liêm Mồng bốn lưỡi liềm…

Đó là sự cảm nhận thơ sơ nhất của con người về sự tuần tự của các pha Mặt trăng trong một tháng, khi khoa học kĩ thuật phát triển người ta biết được rằng ứng với mỗi hình tượng đó là bốn pha trong chu trình Mặt trăng.

Hoặc nhờ những hiện tượng thiên nhiên, người ta biết được hiện tượng đó là của tháng nào:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Rét tháng giêng nằm nghiêng mà chịu.

Hay nhờ những mưa, gió mà họ biết được giờ:

Khơng mưa qua Ngọ, khơng gió q Mùi.

Kinh nghiệm dân gian đã nhận biết được rằng, mưa từ sáng thì sẽ khơng bao giờ mưa kéo dài qua 11 – 1 giờ chiều – chính Ngọ. Gió khơng bao giờ quá giờ Mùi (khoảng 1 đến 3 giờ chiều).

Ở Châu Á và nước ta thì sản xuất nơng nghiệp đóng vai trị rất quan trọng. Thời xưa, từ lúc gieo hạt đến lúc gặt hái, người nông dân lúc nào cũng lo lắng cho mùa vụ của mình. Vì vậy, những kinh nghiệm để áp dụng vào nông nghiệp được lưu lại và truyền từ đời này sang đời khác, đặc biệt là những kinh nghiệm về thời tiết.

Tháng ba tháng hội đền Hùng, cuốc đất trồng sắn gieo vừng kèm theo,

Tháng ba là tháng mở hội đền Hùng ở Phú Thọ, thời điểm này nếu trồng sắn và gieo vừng là thích hợp nhất.

Thiếu tháng tư khó ni tằm, thiếu tháng năm khó làm ruộng, Tháng tư âm

lịch mà thiếu ngày thì năm ấy nghề ươm tơ nuôi tằm kém phát triển, tháng năm mà thiếu ngày thì làm ruộng thiếu năng suất. Đó là kinh nghiệm sản xuất của người nông dân qua các tháng đủ, tháng thiếu của Âm - Dương lịch.

Không chỉ dựa vào các hiện tượng thiên nhiên, thời tiết mà người xưa cịn biết trong các vì sao trên trời để áp dụng vào nông nghiệp và cuộc sống.

Nhác trông sao Đẩu về Đông Chị em ra sức cho xong ruộng cày

Lấm lem tay cắm chân dài Nay trồng cây mọc, cũng ngày hữu thu

Khuyên người đừng có ngao du Một năm no ấm vẫn trù từ đây [10, tr. 31].

Tua rua là tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 thuộc chòm sao Kim Ngưu. Ở Việt Nam, chòm sao này thường thấy được vào lúc đầu tháng 6 dương lịch. Đây là nhóm sao tương đối phổ biến và xuất hiện vào tiết khí Mang chủng, nên nhà lịch học Lê Thành Lân đề xuất gọi tiết khí Mang chủng là Tua rua. Theo Âm - Dương lịch thì tiết khí này thường nằm trong tháng Năm, nên Tua rua cịn là biểu tượng tiết khí tháng Năm âm lịch. Sao Tua rua cịn được nơng dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ.

Tua rua đi rắc mạ mùa

Tiểu thử đi bừa cấy ruộng nông sâu.

Như vậy, từ những nhận thức về thời gian, thiên nhiên có mối liên hệ với sản xuất và đời sống và từ nhu cầu sản xuất nông nghiệp mà người ta đã làm ra nhiều loại lịch khác nhau, điển hình đó là lịch tiết khí.

Lịch tiết khí như trên đã nói là loại lịch được tính trên sự chuyển động biểu kiến của mặt trời trên hồng đạo và nó ứng với năm thời tiết, có độ dài là 365.24 ngày.

Theo lịch tiết khí, người ta chia một năm thành 24 tiết khí: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đơng, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đơng chí, Tiểu hàn, Đại hàn.

Như vậy, xuất phát từ sản xuất nơng nghiệp mà con người có được những kinh nghiệm về thiên nhiên, thời tiết, mùa vụ đó chính là những cơ sở thực tế cổ xưa nhất để con người làm nên lịch phục vụ chính cuộc sống của mình.

Ngồi nhu cầu từ sản xuất nông nghiệp, từ những kinh nghiệm về thời tiết mà người ta định ra lịch cịn có rất nhiều các cơ sở khác nhau.

Thưở xa xưa, do trình độ nhận thức của con người còn chưa thể hiểu nổi những hiện tượng thiên nhiên. Thiên nhiên cho con người sự sống, ánh sáng, thức ăn, không gian để sống…Nhưng lại dồn bao nhiêu tai họa đe dọa cuộc sống của con người như hạn hán, bão lụt, mất mùa, sấm sét, dịch bệnh, thú dữ... Khi cuộc sống

người nghèo đói cũng khơng thể hiểu nổi tại sao lại có những tầng lớp người khác nhau, kẻ đàn áp, kẻ bóc lột lại được hưởng phú q. Cịn người nghèo đói, khổ sở lại ln bị nghèo đói khổ đau, con người lại gây ra chiến tranh cho nhau để bao cảnh tang thương, chết chóc xảy ra. Khơng giải thích được vì sao lại như vậy, con người lại quy tại tạo hóa. Tạo hóa theo quan niệm thời nay là mọi thiên thể trong vũ trụ, là môi trường thiên nhiên xã hội nhưng thời xưa nó là những lực lượng siêu nhiên, lực lượng thần thánh, là ơng trời. Ơng trời vừa là thiên thần lại vừa là ác quỷ, trời ban phúc cho ai người ấy được hưởng, trời trao quyền cai trị cho ai người ấy được cai trị người khác, trời trừng phạt ai người ấy phải chịu. Do vậy, vì bản năng sinh tồn, con người phải vươn lên làm chủ cuộc sống của mình, điều khiển thiên nhiên để tồn tại và duy trì nịi giống. Từ đó mà xuất hiện những loại hình tơn giáo, những thuật bói tốn, chọn ngày tốt xấu và tư tưởng tìm điều lành, tránh điều dữ.

Thực tế là có ngày thì làm mọi việc đều thuận lợi, nhiều điều may mắn tự nhiên đưa đến, ngược lại có những ngày làm việc vất vả, khó nhọc mà chẳng được gì, thậm chí cịn gặp tai nạn bất ngờ. Người ta muốn hỏi: vì sao vậy? Phép duy vật biện chứng thì cho rằng đó chỉ là quy luật tất nhiên và ngẫu nhiên chi phối mà thơi. Lý luận thì là như vậy, nhưng người ta lại muốn biết làm sao để tránh được những yếu tố ngẫu nhiên xấu và đón được những yếu tố ngẫu nhiên tốt. Ví như: cưới vợ tuổi nào thì hợp với mình và hạnh phúc, hoặc cưới vợ ngày nào thì tương lai duyên ưa, phận đẹp. Làm nhà nên chọn tuổi nào, ngày nào để con cháu được sum vầy, gia đình làm ăn yên ổn, giàu sang, phú quý. Vì thế người Kinh mới có câu “Lấy vợ xem

tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”.

Như trên đã nói lịch của con người ra đời dựa trên cơ sở sản xuất nông nghiệp nên người xưa coi trọng việc xem ngày tốt trong lao động và đời sống xã hội. Chẳng hạn những ngày Canh trường, Cát nhật nên cày ruộng, ngày Tẩm cốc nên ngâm thóc giống, ngày Hạ ương nên gieo mạ…Các ngày Hành thoàn cấm đi thuyền, ngày Thủy lĩnh cấm đào giếng, ngày Thiên cầu hạ thực cấm cúng tế…

Tục ngữ Việt Nam có câu:

Từ thời nhà Đường ở Trung Hoa cổ đại, việc định ngày tốt xấu còn phân thành việc trong nhà và việc ở ngoài. Đối với việc trong nhà thì chọn ngày Nhu (ngày can Âm như: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý, còn đối với những việc ở ngồi thì chọn ngày Cương (ngày thuộc can Dương như: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm). Việc định ngày cũng đã truyền sang Việt Nam, tạo thành một dân tục.

Như vậy, tục chọn ngày tốt xấu theo lịch tiết khí, theo kinh nghiệm dân gian đã có ở xã hội Á Đơng từ xa xưa. Đây là một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần có chiều dày lịch sử với tính cách là phương tiện sinh hoạt tâm lý trong quá trình tiếp cận với giới tự nhiên. Đã tạo ra vốn kinh nghiệm dân gian giúp con người đương đại chiêm nghiệm qua hoạt động sống hàng ngày.

Từ những nhu cầu về sản xuất, nhu cầu trong sinh hoạt cuộc sống thường ngày cùng với sự phát triển của thiên văn, khoa học xã hội mà con người làm nên các loại lịch như lịch tiết khí, lịch vạn niên, âm dương đối lịch…Đó là sản phẩm văn hóa tinh thần cổ của người phương Đơng, những dữ kiện nêu lên từng ngày của lịch là biểu kiến của người xưa khó có thể xem xét dưới bình diện khoa học và phân tích duy vật biện chứng. Song đó là những cơ sở thực tế quan trọng để hình thành nên các loại lịch ngày nay.

1.2.3. Cơ sở tính tốn Âm - Dƣơng lịch Việt Nam

Lịch có ba đơn vị căn bản: năm, tháng, ngày. Năm dựa theo sự tuần hoàn của Trái đất quanh Mặt trời, tháng dựa theo sự tuần hoàn của Mặt trăng quanh Trái đất, ngày dựa vào sự tuần hồn của Trái đất quanh trục của chính nó. Ba sự chuyển động này độc lập và không ăn khớp với nhau. Muốn chúng đừng quá trật khớp với nhau thì nhà làm lịch phải lâu lâu điều chỉnh lại. Đó là vấn đề căn bản của lịch pháp.

Với vấn đề này thì mỗi nền văn hóa có một cách giải quyết khác: Người Châu Âu giải quyết một cách "thô bạo" là bỏ hẳn chu kỳ trăng. Mồng 1 Âu châu không phải là đêm khơng trăng nữa và 15 khơng cịn là trăng tròn. Những người sống theo thủy triều (người dân chài, người đi biển) khơng cịn dựa vào ngày trong tháng được nữa để tính ngày nước lên cao nhất. Tuy nhiên, đối với đa số dân chúng thì chuyện này khơng quan trọng lắm. Còn vấn đề làm sao cho ngày ăn khớp với

Người Trung Hoa thì giải quyết bằng cách vài năm lại có thêm một tháng nhuận để hai bên âm - dương ăn khớp trở lại, vì một năm có hơn 365 ngày mà 12 tháng (âm) chỉ có hơn 354 ngày. Nhược điểm của cách giải quyết này là ngày tháng khơng cịn đo chính xác được các mùa, vì mỗi năm bắt đầu ở một thời điểm khác nhau và có năm dài năm ngắn.

Người xưa lập ra lịch thì khơng có những dụng cụ thiên văn tối tân và đồng hồ chính xác, mà chỉ có cái thước và đơi mắt. Tuy nhiên, với những phương tiện sơ sài đó, họ cũng đánh dấu được rất chính xác những mốc căn bản để tính ngày, tháng, năm.

Để đếm ngày, họ có thể tính từ lúc mặt trời lặn hay mặt trời mọc. Lịch Hồi giáo tính theo cách này. Nhưng vì mặt trời mọc lặn khác nhau tùy theo mùa, nên không tiện dùng làm mốc thời gian. Mốc tốt hơn là điểm giữa trưa, khi mà bóng mặt trời ngắn nhất. Điểm này có thể đo dễ dàng bằng một cây gậy cắm xuống đất. Điểm này gọi là Ngọ.

Ngày có thể tính là bắt đầu từ giữa trưa, nhưng như vậy sẽ bất tiện trong việc ghi chép công việc, nên cả Âu châu lẫn Á Đơng tính ngày từ giữa đêm, trung điểm giữa hai Ngọ.

Tháng thì tính từ đêm khơng trăng, khi trăng ở chính giữa Trái đất và Mặt trời nên quay mặt tối về Trái đất. Thỉnh thoảng, điểm này có thể đo được rất chính xác: đó là khi có nhật thực. Cịn khơng thì phải dùng tính tốn. Điểm này gọi là điểm sóc.

Năm thì có hai điểm mốc có thể đo được chính xác là Hạ chí và Đơng chí, trong đó Đơng chí đo dễ chính xác hơn. Vì trục Trái đất nghiêng so với quỹ đạo trái đất quanh Mặt trời, nên vào mùa đơng thì nam cực chĩa về phía Mặt trời, người ở bắc bán cầu nhìn thấy Mặt trời xuống thấp về phía nam. Đơng chí là điểm khi mà mặt trời thấp nhất trong năm, tức là điểm mà nam cực chĩa về mặt trời nhiều nhất. Để đo điểm Đơng chí, người xưa chỉ cần cắm một cây gậy xuống đất (hay xây một cái tháp), ghi xuống chiều dài của bóng lúc nó ngắn nhất (tức là lúc giữa trưa). Làm

như vậy vài ngày trước và sau Đơng chí, rồi dùng một phép nội suy nào đó để tính ra thời điểm Đơng chí một cách chính xác (xem hình). Càng gần Đơng chí, mặt trời giữa trưa càng thấp và bóng giữa trưa càng dài. Để ý là phương pháp này khơng cần đồng hồ, mặt trời tự nó là cái đồng hồ!

Cách tính Đơng chí là của Zu Chongzhi (429-500 sau CN), tên chữ Hán là Tổ Xung Chi, cách tính này như sau: trục x là thời gian, trục y là chiều dài của bóng gậy lúc giữa trưa của một ngày (bóng ngắn nhất trong ngày đó), mỗi điểm là một ngày. (a) Vẽ đường chéo nối hai điểm, (b) vẽ đường ngang từ một điểm bên kia cho tới đường chéo a, (c) trung điểm đường ngang là Đơng chí.

Nên phân biệt ngày ngắn nhất và điểm Đơng chí. Điểm Đơng chí là một điểm chung cho tất cả địa cầu (trong bài này, Đơng chí được hiểu là Đơng chí của bắc bán cầu), nên khi tính bằng giờ của một địa điểm nào đó (như Hà Nội) nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày hay đêm. Ngày chứa điểm Đơng chí là ngày ngắn nhất (mặt trời mọc trễ và lặn sớm nhất) trong năm.

Nói tóm lại, có ba cái mốc thời gian căn bản để tính lịch: điểm ngọ (giữa trưa) để tính ngày, điểm sóc để tính tháng, và điểm Đơng chí để tính năm.

Đó là quy tắc của người Trung Hoa xưa để tính lịch; đó cũng là những quy tắc tính Âm - Dương lịch Việt Nam nhưng khác nhau ở múi giờ tham chiếu nên hơi khác nhau một chút.

Ngày đầu tháng là ngày Sóc (khơng trăng)

Năm bình thường có 12 tháng, năm nhuận có 13 tháng. Ngày đơng chí ln rơi vào tháng 11.

Trong năm nhuận tháng khơng có trung khí là tháng nhuận. Tháng này đánh số trùng với tháng trước (thêm chữ nhuận). Nếu trong năm nhuận có hai tháng khơng có trung khí thì tháng đầu tiên sau Đơng chí được coi là tháng nhuận.

Tính tốn dựa trên kinh tuyến pháp định (ở Việt Nam là 1050 đông và ở Trung Quốc là 1200

đơng).

Theo quan điểm tính tốn thì lịch Âm - Dương Á Đơng đã trải qua ba cải cách quan trọng: vào năm 104 TCN (đời Hán) quy tắc tháng nhuận là tháng Âm khơng chứa Trung khí bắt đầu được áp dụng và điểm Sóc cũng như điểm khí (Tiết khí và trung khí) và được tính trung bình. Năm 619 sau CN (đời Đường) các nhà làm lịch bắt đầu tính được ngày Sóc. Và tới năm 1645 sau CN (nhà Thanh) thì bắt đầu tính được điểm khí thực – Giá trị trung bình hay giá thực ở đây là ám chỉ việc người xưa lúc đầu coi chuyển động quỹ đạo của mặt trăng, hay trái đất là chuyển động đều sau đó mới tính đến chuyển động thực với tốc độ thay đổi.

Ngày mồng 1 Âm

Ngày được bắt đầu từ nửa đêm đến nửa đêm tiếp theo (từ 0 giờ đến 24 giờ),

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lịch và nông lịch của người Thái đen ở Sơn La (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)