Vai trò của báo điện tử đối ngoại bằng tiếng Anh trong sự kiện “giàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự kiện giàn khoan hải dương 981dưới góc nhìn của báo điện tử đối ngoại bằng tiếng anh của việt nam và trung quốc (Trang 35 - 39)

hợp của đại đoàn kết toàn dân tộc và quốc tế, sáng tạo nhiều hình thức, biện pháp đấu tranh vừa kiên quyết vừa linh hoạt, khôn khéo, từng bƣớc hạn chế, đẩy lùi tham vọng của Trung Quốc.

1.4. Vai trò của báo điện tử đối ngoại bằng tiếng Anh trong sự kiện “giàn khoan Hải Dƣơng 981” “giàn khoan Hải Dƣơng 981”

Trƣớc năm 1997, TTĐN chủ yếu do các cơ quan báo chí đối ngoại thực hiện nhƣ: Ban biên tập đối ngoại Đài TNVN phát bằng 12 thứ tiếng); các ấn phẩm đối ngoại của TTXVN bằng các ngôn ngữ: Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nga... Các tờ báo tiếng Việt khi đó phục vụ cơng chúng trong nƣớc là chủ yếu, ít có khả năng đến với các độc giả nƣớc ngoài.

Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin, BĐT của Việt Nam có những bƣớc phát triển vƣợt bậc về số lƣợng báo, chất lƣợng nội dung, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập quốc tế ở nƣớc ta. Công tác TTĐN đã trở thành một chuyên mục, chƣơng trình trên các đài truyền hình, đài phát thanh, các báo điện tử... nhƣ TTXVN, Đài THVN, Đài TNVN, BĐT ĐCSVN, Báo Nhân Dân điện tử, Báo Thanh Niên online, Tạp chí TTĐN, Tạp chí Q hƣơng… Trong q trình hội nhập

cầu, nhiệm vụ to lớn cho công tác TTĐN của Đảng, làm cho nhân dân, các chính phủ, quốc gia trên thế giới, ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài hiểu đúng quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của nhân dân ta. Từ yêu cầu cấp thiết đó, BĐT đối ngoại bằng tiếng Anh của Việt Nam ra đời. Bởi tiếng Anh là một trong sáu ngơn ngữ chính thức của Liên Hiệp Quốc (tiếng Ả Rập, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung Quốc). Tiếng Anh (English) là một ngôn ngữ thuộc nhánh miền Tây của nhóm ngơn ngữ German trong ngữ hệ Ấn-Âu. Đây là ngôn ngữ sử dụng rộng rãi nhất thế giới, là ngôn ngữ mẹ đẻ của Liên hiệp Anh, Mỹ, Canada, Cộng hòa Ireland, New Zealand và một số quốc đảo trong vùng Caribbean. Tiếng Anh ngôn ngữ đƣợc sử dụng nhiều thứ ba trên thế giới, sau Tiếng Hoa và Tiếng Tây Ban Nha; là ngôn ngữ thứ hai đƣợc sử dụng rộng rãi, chính thức của Liên minh châu Âu, Khối Thịnh vƣợng chung Anh, Liên hiệp Quốc… Tiếng Anh ngày càng đƣợc sử dụng phổ biến nhờ ảnh hƣởng của Mỹ và Anh trên các lĩnh vực quân sự, kinh tế, khoa học, tin học, chính trị và văn hóa trên thế giới. Hơn 4,5 triệu ngƣời Việt đang sinh sống, lao động, học tập ở 103 nƣớc, vùng lãnh thổ là đối tƣợng quan trọng của TTĐN. Đây là đối tƣợng có kiều hối gửi về nƣớc tăng trung bình 10-15%/năm, năm 2011 đạt trên 9 tỷ USD, đƣa Việt Nam trở thành một trong 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất. Dự kiến kiều hối năm 2015 lên tới 13 - 14 tỷ USD [2], đóng góp quan trọng vào việc ổn định cán cân thanh toán và kinh tế của đất nƣớc. Ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngồi nói chung và sinh viên Việt Nam học tập tại các nƣớc có nền kinh tế phát triển cao là lực lƣợng làm cơng tác TTĐN có hiệu quả, nhanh và có sức thu hút cao đối với học sinh, sinh viên, thanh niên nƣớc sở tại. Các trang thông tin điện tử bằng tiếng Anh nhƣ Vietnam Plus, BĐT ĐCSVN, Đài TNVN, trong đó có chuyên trang tiếng Anh của hai tờ Nhân Dân điện tử (en.nhandan.org.vn) và Thanh Niên online (Thanhniennews.com)... Tuy chất lƣợng còn hạn chế, nhƣng các trang thông tin điện tử bằng tiếng Anh là kênh TTĐN chủ yếu, đóng vai trị rất quan trọng công tác tuyên truyền đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc ta.

981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, các phƣơng tiện truyền thông đại chúng đã ngay lập tức đƣa tin phản ánh và cập nhật tình hình diễn biến cũng nhƣ phản ứng của Đảng và Nhà nƣớc ta về hành động xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các hình thức đƣa tin, phản ánh không chỉ bằng tiếng Việt mà cịn nhanh chóng đƣợc đƣa tin bằng tiếng Anh để kịp thời thông tin tới nhân dân thế giới về các hành động hung hăng của Trung Quốc, tinh thần đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam trong cách giải quyết, xử lý vấn đề trên tinh thần hòa binh và hợp tác.

Đặc biệt, BĐT đối ngoại bằng tiếng Anh ln bám sát tình hình thực địa, bám sát tàu thuyền của Lực lƣợng Cảnh sát biển, Kiểm ngƣ, ngƣ dân, phản ánh kịp thời tinh thần đấu tranh anh dũng, khôn khéo, sáng tạo của lực lƣợng chấp pháp của ta, lên án những hành động trắng trợn, ngang ngƣợc của Hải quân Trung Quốc trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Các bản tin tiếng Anh đã chủ trọng khai thác kịp thời dƣ luận quốc tế, quan điểm của chính khách, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và bạn bè quốc tế… để cung cấp thông tin về sự kiện “giàn khoan Hải Dƣơng 981” liên tục, chính xác. Các nguồn tin về sự kiện sự kiện “giàn khoan Hải Dƣơng 981” của TTXVN đƣợc các hãng truyền thông khu vực và quốc tế coi là nguồn tin đáng tin cậy để khai thác, tái đăng thƣờng xuyên nhƣ: CNN, BBC, Đài truyền hình Phƣợng Hồng Hơng Cơng (Ifeng.com), trang mạng “Trái tim TQ” china.com), trang tin ASEAN 168.com, Thông tấn Campuchia akp.go.kh), Lào kpl.net.la), trang điện tử của Tổ chức các hãng thơng tấn chấu Á-Thái Bình Dƣơng oannanews.org)… Những thông tin sống động về tinh thần đấu tranh kiên quyết của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã cổ vũ kịp thời tinh thần đoàn kết, hƣởng ứng, ủng hộ của nhân dân thế giới, cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngồi.

Có thể thấy, cùng với diễn biến trên thực địa, hàng loạt các biện pháp, hoạt động trên nhiều mặt trận đồng thời đƣợc triển khai để đấu tranh chống lại hành động ngang ngƣợc của Trung Quốc. Để các biện pháp này trở nên thực sự hiệu quả, thể hiện đƣợc tinh thần chính nghĩa của Việt Nam, các tin, bài đăng trên các BĐT đối ngoại bằng tiếng Anh của Việt Nam đã đóng một vai trị quan trọng, giúp nhân dân

thế giới nắm bắt và hiểu đƣợc tình hình thực tế trên thực địa và tranh thủ đƣợc sự ủng hộ của dƣ luận quốc tế gây sức ép, buộc Trung Quốc phải sớm rút giàn khoan Hải Dƣơng 981 về nƣớc trƣớc kế hoạch.

BĐT đối ngoại bằng tiếng Anh là mũi nhọn trong công tác TTĐN của Đảng về sự kiện “giàn khoan Hải Dƣơng 981”. Thế mạnh của BĐT đối ngoại bằng tiếng Anh truyền tải thông tin kịp thời, nhanh nhất đến với công chúng ở mọi quốc gia trên thế giới, không bị ngăn cản bởi các mục đích chính trị của thế lực chống phá Việt Nam. Nó thực sự là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống diễn biến hịa bình trên mặt trận tƣ tƣởng; kịp thời vạch trần những luận điệu xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch ở ngoài nƣớc. BĐT đối ngoại bằng tiếng Anh trở thành phƣơng tiện TTĐN quan trọng, có hiệu quả nhất so với các phƣơng tiện thông tin khác. Trong tƣơng lai, BĐT đối ngoại bằng tiếng Anh sẽ trở thành kênh thơng tin chính trị đối ngoại có vị trí hàng đầu ở nƣớc ta.

Bên cạnh đó, thế mạnh về khả năng phản hồi trực tiếp, tƣơng tác hai chiều giữa cơ quan báo chí với độc giả trong việc trao đổi, đánh giá, đƣa ra ý kiến, có thể bình luận, đối chất thơng tin ngay trên trên mạng. Nhờ đó, BĐT đối ngoại bằng tiếng Anh có thể nắm bắt nhanh chóng tâm tƣ, chính kiến, nguyện vọng, thị hiếu, tình cảm của độc giả đối với sự kiện “giàn khoan Hải Dƣơng 981” và tinh thần dấu tranh của nhân dân ta, từ đó có những điều chỉnh cần thiết, góp phần tăng hiệu quả TTĐN của Đảng. Đặc biệt, BĐT nói chung và BĐT đối ngoại nói riêng có sức chứa to lớn, dung lƣợng thơng tin gần nhƣ khơng hạn chế, có cấu trúc rộng về khơng gian, sâu về thời gian với nhiều tầng sự kiện, giúp độc giả có thể truy tìm, tra cứu nhanh chóng và chính xác, giúp họ có cái nhìn chính xác, khoa học hơn đối với các sự kiện diễn ra ở trong nƣớc và thế giới về sự kiện “giàn khoan Hải Dƣơng 981”.

Theo thống kê của Ban Biên tập tin đối ngoại TTXVN, trong thời gian cao điểm diễn ra sự kiện sự kiện “giàn khoan Hải Dƣơng 981”, liều lƣợng bản tin tiếng nƣớc ngoài về biển đảo của TTXVN tăng đột biến từ 20-35%, có ngày lên đến 70%. Số lƣợng ngƣời truy cập trang tin tiếng nƣớc ngồi tăng gấp đơi, có ngày tăng gấp 3

lần so với bình thƣờng, lƣợng truy cập lên đến gần 50.000 lƣợt, số trang đƣợc đọc lên đến 145.000 trang [31].

BĐT đối ngoại bằng tiếng Anh có vai trị to lớn trong công tác TTĐN của Đảng, có ƣu thế vƣợt trội và khả năng tác động sâu rộng đối với công chúng trong và ngồi nƣớc, nếu thơng tin trên các BĐT khơng chuẩn xác sẽ có tác động tiêu cực đến cơng tác đối ngoại, quan hệ đối ngoại của Đảng. Đƣa tin về sự kiện “giàn khoan Hải Dƣơng 981” trên BĐT đối ngoại bằng tiếng Anh khơng thận trọng, thốt ly định hƣớng của Đảng về những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm sẽ tạo cơ hội cho các tổ chức, hãng thông tin quốc tế vốn có thái độ định kiến, khơng thiện chí với Việt Nam khai thác, đƣa ra những nhận định sai lệch, thậm chí “thổi phồng”, vu cáo, xuyên tạc, kích động phần tử quá khích phản lại trong phong trào đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta và thế giới. Điều đó địi hỏi BĐT đối ngoại bằng tiếng Anh phải tỉnh táo, bám sát quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc để tuyên truyền, quảng bá thơng tin chính xác, trung thực, khách quan giúp nhân dân thế giới cũng nhƣ ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài nhận thức đúng đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam nhất là sự kiện “giàn khoan Hải Dƣơng 981”, góp phần xây dựng khối đại đồn kết dân tộc và quốc tế. Từ những thành công trên, BĐT đối ngoại bằng tiếng Anh đã trở thành “sức mạnh mềm”, “mũi tiến công đầu tiên” trên mặt trận bảo vệ Tổ quốc, là “cầu nối’’ tình hữu nghị, đồn kết giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự kiện giàn khoan hải dương 981dưới góc nhìn của báo điện tử đối ngoại bằng tiếng anh của việt nam và trung quốc (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)