Đánh giá về nội dung thông tin và cách đƣa tin của báo điện tử đối ngoạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự kiện giàn khoan hải dương 981dưới góc nhìn của báo điện tử đối ngoại bằng tiếng anh của việt nam và trung quốc (Trang 96)

ngoại bằng tiếng Anh của Việt Nam và Trung Quốc

2.3.1. Về nội dung thông tin

Thông tin đối ngoại nhà nƣớc đƣợc thể hiện rất rõ nét thông qua trƣờng hợp điển hình của sự kiện “giàn khoan Hải Dƣơng 981”. Cùng một sự kiện, sự việc nhƣng thông tin đƣợc đƣa đến ngƣời đọc là hai luồng thơng tin trái chiều hồn tồn, khác hẳn nhau giữa báo chí của hai bên tham gia. Các thơng tin của phía Việt Nam đƣợc dẫn chứng bằng cách hình ảnh minh họa rõ ràng, chân thực; tuy nhiên, các thông tin của phía Trung Quốc đƣợc lập luận để bẻ cong sự thật đang diễn ra và nhằm biện minh cho hành động của mình. Một số dẫn chứng cụ thể có thể thấy đƣợc nhƣ:

- Thơng tin vị trí hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981.

Thông tin của Việt Nam đƣợc cung cấp đầy đủ về số liệu tọa độ, thời gian hạ đặt giàn khoan và giải thích rõ về khoảng cách hạ đặt giàn khoan so với đƣờng bờ biển. Tuy nhiên, phía Trung Quốc lập luận ngƣợc lại rằng vị trí hạ đặt giàn khoan cách đảo Tri Tôn ở khoảng cách 17 hải lý nên nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Đối với ngƣời đọc không nắm đƣợc Luật Biển của LHQ năm 1982 thì có thể ngay lập tức cho rằng thông tin này là hợp ly; nhƣng đây là thủ đoạn lừa đảo

thông tin đối với ngƣời đọc, Trung Quốc đang biến đảo đá thành đảo để biện minh cho mình. Về luật, đảo đá khơng có lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, mà đảo Tri Tôn là đảo đá. Về pháp lý, đảo Tri Tơn thuộc Quần đảo Hồng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã dùng vũ lực tấn cơng chiếm đóng từ năm 1974.

+ Phía Việt Nam:

The drilling rig Haiyang Shiyou 981 is operating at 15º 29’58’’ north latitude and 111º 12’06’’ east longitude from May 2 until August 15. The operational location of the drilling rig stated in the notice is wholly within Vietnam’s exclusive economic zone and continental shelf, about 120 nautical miles from its coast…Vietnam has full historical evidence and legal bases affirming its sovereignty over Truong Sa and Hoang Sa archipelagos as well as its sovereign right and jurisdiction over its exclusive economic zone and continental shelf in line with the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea.

(Bài Vietnam opposes illegal foreign activities in its waters ngày 4/5/2014

trên Nhân Dân điện tử) + Phía Trung Quốc:

The Chinese oil rig is operating 17 miles away from Zhongjian Island, which belongs to China's Xisha Islands, this is 150 miles away from Vietnam's coastline. It is self-evident that the site falls into China's offshore waters and that the drilling operations are completely within the range of the country's sovereignty, sovereign rights and jurisdiction and have nothing to do with Vietnam. The Xisha Islands are a part of China's inherent territory and the drilling of the Chinese enterprise in its offshore waters is an internal affair that should be free from any outside interference. The normal and legitimate drilling operations in waters under China's jurisdiction is in compliance with the UN Convention on the Law of the Sea.

(Bài Cease procative activities in Chinese water ngày 16/5/2014 trên BĐT

China Daily)

- Thông tin tàu Trung Quốc đâm húc tàu Việt Nam.

Hai BĐT tiếng Anh của Việt Nam ngồi nội dung thơng tin còn đăng kèm theo hình ảnh và video minh họa, tuy nhiên BĐT Trung Quốc một lần nữa bóp méo sự thật.

+ Phía Việt Nam:

Ngày 17/5/2015, BĐT Thanh Niên online đăng bài China beefs up rig fleet,

continues attacks on Vietnamese ships nói rõ số lƣợng tàu Trung Quốc đang hộ tống

bảo vệ giàn khoan 130 tàu) trong đó có cả tàu quân sự (4 tàu). Các tàu này liên tục đâm húc và phun vòi rồng vào các tàu của Việt Nam. Bài báo có kèm hình ảnh minh họa.

+ Phía Trung Quốc:

Phản bác lại thông tin mà Việt Nam công bố với truyền thông thế giới về việc Trung Quốc cử một số lƣợng rất lớn tàu hải cảnh cũng nhƣ tàu quân sự tới bảo vệ giàn khoan Hải Dƣơng 981, tiến hành đâm húc, phun vòi rồng gây thiệt hại nặng nề về vật chất và đe dọa tới tính mạng của lực lƣợng chấp pháp Việt Nam, ngày 17/5/2014, tờ BĐT China Daily bằng tiếng Anh đăng bài Vietnam rams ships 100s

of times trong đó trắng trợn tố cáo tàu Việt Nam đâm húc hơn 100 lần vào tàu Trung

Quốc, nhƣng không ảnh minh họa.

Nhƣ vậy, thơng tin đƣợc phía Trung Quốc đƣa ra là hoàn toàn trái ngƣợc lại so với thông tin mà Việt Nam đã phản ánh. Trung Quốc đã nhào lặn thông tin để biện minh cho các hành động của mình, khiến cho ngƣời đọc hiểu sai về bản chất của vấn đề để che đậy các hành vi hung hang đối với các nƣớc láng giềng.

2.3.2. Về cách đưa tin

liên quan đến sự kiện “giàn khoan Hải Dƣơng 981”, chúng tơi nhận thấy có sự khác biệt về cách xử lý thông tin của BĐT đối ngoại Việt Nam và Trung Quốc thể hiện qua bốn tờ BĐT bằng tiếng Anh là Nhân Dân điện tử, Thanh Niên online của Việt Nam và Thời báo Hoàn Cầu, China Daily của Trung Quốc.

- Nhân Dân điện tử và Thanh Niên online bằng tiếng Anh của Việt Nam

Thông tin của Nhân Dân điện tử và Thanh Niên online bằng tiếng Anh về sự kiện “giàn khoan Hải Dƣơng 981” có chất lƣợng cao về nội dung, nhanh nhạy, chính xác, có bằng chứng cụ thể, hình ảnh minh họa trực quan hấp dẫn thu hút ngƣời đọc. Thơng tin đƣợc khai thác ở nhiều khía cạnh của vấn đề, có đƣợc bức tranh tồn cảnh cho ngƣời đọc hiểu đúng về diễn biến, thực trạng sự kiện “giàn khoan Hải Dƣơng 981”.

Thông tin đa chiều cả trong nƣớc và quốc tế gồm ý kiến của các chính khách, chuyên gia, nhà khoa học, độc giả quốc tế; quan điểm, chính sách, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về biển đảo; các bài phát biểu của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nƣớc, tuyên bố của ngƣời phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam; ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, học giả có uy tín, các đồn thể, tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội ngành nghề và nhân dân trong nƣớc; tin bài về các hoạt động triển lãm, hồ sơ, bản đồ chứng minh CQBĐ của Việt Nam.

Xử lý thơng tin nhanh, tính thời sự, tính trực quan cao, linh hoạt về thể loại, đa dạng về nội dung, hình thức phong phú, lập luận sắc bén, có sức cuốn hút độc giả, tính thuyết phục và tính chiến đấu cao, đạt mục tiêu tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu cơng tác TTĐN trong tình huống đặc biệt về sự kiện “giàn khoan Hải Dƣơng 981” trên Biển Đơng.

- Thời báo Hồn Cầu và China Daily bằng tiếng Anh của Trung Quốc

Việc xử lý thông tin của BĐT bằng tiếng Anh của Trung Quốc là Thời báo Hoàn Cầu và China Daily về sự kiện sự kiện “giàn khoan Hải Dƣơng 981” có liều lƣợng thấp, không liên tục. Nội dung đƣa tin rời rạc, hầu hết là bài viết bao biện,

đích tuyên truyền, tẩy não, “ru ngủ” công chúng, xuyên tạc thông tin về những diễn biến cũng nhƣ bản chất của sự kiện nhằm che đậy hành động sai trái của Nhà nƣớc trong cách hành xử quốc tế. Hầu hết các bài viết chỉ đƣa thông tin một chiều của các cá nhân, chuyên gia Trung Quốc về sự kiện, khơng có tính đa chiều, không phản ánh chân thực, bản chất của vấn đề. Cách xử lý thông tin của hai tờ báo đối ngoại tiếng Anh của Trung Quốc mang tính chất tuyên truyền phục vụ cho mục đích chính trị của Trung Quốc, thơng tin bị bƣng bít và làm cho sai lệch hoàn toàn về bản chất.

* Tiểu kết chƣơng 2

Tin bài đăng trên BĐT đối ngoại bằng tiếng Anh của báo Nhân Dân điện tử và Thanh Niên online về sự kiện “giàn khoan Hải Dƣơng 981” đã bám sát quan điểm, chủ trƣơng chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc ta về biển đảo. Bằng nhiều phƣơng thức, hình thức đƣa tin đa dạng, kịp thời chính xác, BĐT đối ngoại bằng tiếng Anh của Việt Nam đã đem đến cho độc giả, cơng chúng trong và ngồi nƣớc hiểu đƣợc ý chí kiên cƣờng, nguyên vọng hợp tác, hịa bình, hữu nghị trong đấu tranh bảo vệ CQBĐ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Tuy đối tƣợng phục vụ, nội dung, hình thức thể hiện có khác nhau, song Nhân Dân điện tử và Thanh Niên online bằng tiếng Anh đã hƣớng đến đối tƣợng nói tiếng Anh rộng lớn, tạo cho họ có cái nhìn đúng về CQBĐ và cuộc đấu tranh chính đáng của nhân dân Việt Nam, từ đó lên tiếng phản đối, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan trái phép ra khỏi hải phận của Việt Nam.

So sánh nội dung, hình thức, liều lƣợng tin bài về cùng một sự kiện đăng tải trên BĐT đối ngoại bằng tiếng Anh của Việt Nam và Trung Quốc, thấy đƣợc điểm tƣơng đồng về nghiệp vụ báo chí, đồng thời cũng thấy rõ sự khác biệt quan điểm, cách tiếp cận và mục tiêu tuyên truyền đối ngoại của hai nƣớc. Từ đó, rút ra nhiều bài học kinh nghiệp về nghiệp vụ báo chí đối ngoại bằng tiếng Anh của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới.

Chƣơng 3

MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG BÁO ĐIỆN TỬ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TRONG ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO 3.1. Đánh giá thành công, hạn chế và bài học kinh nghiệm

3.1.1. Thành công

Từ ngày 02/5/2014 đến 15/7/2014, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dƣơng 981 tại khu vực nằm sâu trong vùng dặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ƣớc Liên Hợp quốc về Luật Biển, thỏa thuận cấp cao Việt - Trung, các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đơng DOC). Hành động đó đã tác động nghiêm trọng đến quan hệ hai nƣớc, ảnh hƣởng xấu đến an ninh khu vực và hàng hải ở Biển Đông. Việt Nam đã tiến hành đấu tranh quyết liệt trên các mặt trận: chính trị, ngoại giao, thơng tin tuyên truyền và trên thực địa tạo sự ủng hộ tích cực của dƣ luận trong và ngồi nƣớc buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam. Thắng lợi đó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó có sự đóng góp khơng nhỏ của cơng tác thơng tin, tuyên truyền, nhất là TTĐN trên BĐT bằng tiếng Anh, dƣới sự chỉ đạo nhất quán, sáng suốt của Đảng, Nhà nƣớc.

TTĐN trên BĐT bằng tiếng Anh của Việt Nam đã bám sát chủ trƣơng TTĐN của Đảng, Nhà nƣớc, kết hợp chặt chẽ với tuyên truyền trong nƣớc và quốc tế, tuyên truyền đúng, khơng làm nóng vấn đề, khơng gây đổ vỡ quan hệ hai nƣớc Việt - Trung, kiên quết đấu tranh bảo vệ CQBĐ, giữ vững môi trƣờng phát triển. BĐT đối ngoại kết hợp với nhiều kênh truyền thông trong nƣớc và quốc tế, truyền tải công khai, khách quan nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; hoạt động của các bên trên thực địa; ủng hộ của thế giới và bằng chứng cứ pháp lý về CQBĐ của Việt Nam làm cho bạn bè quốc tế nhận thức đúng cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt

Nam. Báo chí Việt Nam đã bám sát đƣợc tình hình và đƣa đầy đủ, tạo nên sức mạnh không chỉ với dƣ luận trong nƣớc mà cả dƣ luận quốc tế giúp nhân dân thế giới hiểu đƣợc tình hình, hiểu rõ bản chất hành vi vi phạm của Trung Quốc đối với vùng biển, đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên biển. Đặc biệt là giúp dƣ luận quốc tế hiểu đƣợc chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc ta trong việc đấu tranh kiên quyết với các hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc; thấy đƣợc những biện pháp của chúng ta là hết sức kiềm chế, nhƣng kiên quyết, thông qua các biện pháp đấu tranh hịa bình để buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dƣơng 981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Điều đó tạo nên sức mạnh không chỉ trong nƣớc mà cả trên quốc tế buộc Trung Quốc phải đáp ứng yêu cầu chủ quyền của Việt Nam.

Chủ động, sáng tạo đƣa tin chính xác, khách quan về đấu tranh trên thực địa, đấu tranh chính trị, ngoại giao, các phát biểu của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nƣớc ta, các chính khách, tƣớng lĩnh, chuyên gia, nhà khoa học, nhà báo trong và trong và ngoài nƣớc về sự kiện “giàn khoan Hải Dƣơng 981” và cuộc đấu tranh bảo vệ biển đảo của quân và dân ta. Những tin bài về diễn biến trên thực địa, các phát ngôn của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nƣớc, các bộ ngành, đoàn thể trong nƣớc và phát ngơn của các chính khách, các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế… với tần suất cao trên nhiều diễn đàn và nhiều kênh truyền thông quốc tế tạo ra một “cuộc phản công ngoại giao”, có sức lan tỏa mạnh mẽ và hiệu quả trong cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ CQBĐ của đất nƣớc.

Kết hợp chặt chẽ việc đƣa tin về cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của nhân dân ta, BĐT đối ngoại bằng tiếng Anh đã làm tốt công tác đấu tranh phản tuyên truyền, phản bác những luận điệu sai trái của một số tƣớng lĩnh, học giả Trung Quốc và bọn phản động quốc tế; giữ vững niền tin của nhân dân thế giới với cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam. Nhiều nhà báo trong nƣớc và quốc tế ra tận thực địa, bám sát tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, dũng cảm để đƣa tin nhanh chóng đến với nhân dân trong nƣớc cũng nhƣ dƣ luận thế giới. Hình ảnh, thơng tin báo chí phản ánh trên thực địa đã có tác dụng thuyết phục đối với dƣ luận

cả trong và ngoài nƣớc về những hành động phi pháp, hung hăng, manh động của tàu Trung Quốc đối với tàu thực thi pháp luật cũng nhƣ ngƣ dân Việt Nam. Các nhà báo trong nƣớc, quốc tế tận mắt chứng kiến hành động ngang ngƣợc, thô bạo của hải quân Trung Quốc và hành động thiện chí của Việt Nam đã kịp thời đƣa tin bài trên các phƣơng tiện truyền thông quốc tế làm cho dƣ luận quốc tế hiểu đúng về tranh chấp ở Biển Đông.

Bên cạch việc truyền tải thông tin về quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc, các phát ngôn của lãnh đạo cấp cao của Đảng, nhà nƣớc ta, các nguyên thủ quốc gia, chính khách ngoại giao… BĐT đối ngoại bằng tiếng Anh chủ động đăng tải các bài viết phân tích kịch bản, lợi hại của các bên nếu để xảy ra xung đột vũ trang và đề xuất giải pháp nhằm hóa giải căng thẳng trên Biển Đơng. Những thơng tin mang tính tham khảo, xây dựng ngày càng tăng, mang lại hiệu quả thiết thực trên mặt trận đấu tranh ngoại giao, buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan và các lực lƣợng hộ vệ ra khỏi hải phận của Việt Nam.

3.1.2. Hạn chế

Bên cạnh những việc đã làm đƣợc trong tuyên truyền về sự kiện “giàn khoan Hải Dƣơng 981” nói riêng và vấn đề CQBĐ nói chung bằng tiếng Anh, khơng thể phủ nhận cịn có nhiều điều cần phải bàn để nâng cao chất lƣợng, liều lƣợng thông tin, kỹ năng biên tập biên dịch, phƣơng thức chuyển tải, kết nối, hiệu quả tuyên truyền trong đấu tranh bảo vệ CQBĐ Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ nhất, phản ứng của cơ quan chức năng còn chậm, lúng túng trong chỉ

đạo làm cho TTĐN chậm so với tuyến thông tin đối nội. Nội dung tin đối ngoại chủ yếu dựa vào biên dịch từ các bản tin trong nƣớc nên chất lƣợng chƣa cao. Việc khai thác tin, bài phân tích của học giả nƣớc ngồi nƣớc để sử dụng còn thấp, chƣa kịp thời.

Thứ hai, tuy có sự phân vai, phân luồng thông tin cụ thể, rõ ràng giữa các

thận chí có một số thơng tin chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ, thiếu minh bạch, hiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự kiện giàn khoan hải dương 981dưới góc nhìn của báo điện tử đối ngoại bằng tiếng anh của việt nam và trung quốc (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)