Về chính sách, chế độ

Một phần của tài liệu đổi mới chính sách sử dụng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở tỉnh nghệ an (Trang 39 - 47)

- Cơ cấ u:

2.3.2 Về chính sách, chế độ

2.3.2.1 Chính sách tuyển dụng, sắp xếp và sử dụng cán bộ đoàn cơ sở

Thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước và Đoàn cấp trên. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ của mình, trong đó quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện và các bước tiến hành tuyển chọn cán bộ đoàn nói chung và cán bộ đoàn cơ sở nói riêng. Tại Điều 7,

Quyết định 289-QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã quy định: Tiêu chuẩn chung của cán bộ Đoàn được cụ thể hóa theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) là:

- Có tinh thần yêu nước, trung thành với Tổ quốc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội; nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có khả năng tổ chức tập hợp, gắp bó mật thiết và được sự tín nhiệm của đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng và nhân dân.

- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; trình độ học vấn, chuyên môn, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của vị trí công tác được giao; trưởng thành từ phong trào đoàn, hội, đội hoặc tham gia hoạt động phong trào thanh thiếu nhi hoặc đã được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức công tác thanh vận.

- Có sức khỏe tốt; ngoại hình phù hợp với công tác thanh vận; tuổi cán bộ đoàn được quy định theo cương vị được giao và có thể hơn từ 1 dến 2 tuổi để phù hợp với yêu cầu công tác cụ thể.

Đối với cán bộ đoàn cơ sở, Điều 11, Quyết định 289-QĐ/TW quy định tiêu chuẩn cụ thể như sau:

- Trình độ chuyên mô từ trung cấp trở lên, trùng độ lý luận chính trị sơ cấp. - Giữ chức vụ không quá 35 tuổi; đối với vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, đối tượng chính sách, trình độ văn hóa nói chung tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên, đã được bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị sở cấp. Giữ chức vụ không quá 37 tuổi.

lực về trình độ học vấn, chuyên môn, chính trị, ngoại ngữ, tin học…, các cấp bộ đoàn tỉnh Nghệ An còn đề ra các tiêu chuẩn khác như: thời gian tham gia công tác đoàn, vị trí công tác đã qua, độ tuổi, đảm bảo quy hoạch lâu dài, năng khiếu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao…

Nguồn cán bộ đoàn ở cơ sở được lựa chọn hết sức đa dạng: có những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, có những người chỉ mới học xong phổ thông trung học, không có điều kiện học lên bậc học cao hơn ở lại địa phương tham gia công tác Đoàn; có những người đã qua các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và cao đẳng, đại học; có những người chưa học xong phổ thông trung học…Qua thực tế tìm hiểu tại địa bàn tỉnh Nghệ An có thể thấy tập trung ở các nguồn sau:

- Từ các Chi đoàn mà chủ yếu là Bí thư các chi đoàn các thôn, xóm, khối - Từ các ngành, các đoàn thể khác do cấp ủy Đảng phân công;

- Là đoàn viên thanh niên trưởng thành từ phong trào đoàn của địa phương, của các trường trung học phổ thông trên địa bàn;

- Từ sinh viên các trường đại học, cao đẳng mới ra trường (chủ yếu tập trung ở Thành phố Vinh)

Nhìn chung nguồn tuyển chọn cán bộ đoàn cơ sở hiện nay tại tỉnh Nghệ An còn nhiều bất cấp, chất lượng tạo nguồn cán bộ đoàn cơ sở không được tốt. Những thanh niên khá giỏi sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục theo học các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Sau khi tốt nghiệp xong thường không trở lại địa phương công tác; chỉ còn lại những thanh niên không theo học ở các bậc học cao hơn ở lại địa phương và tham gia công tác Đoàn và làm cán bộ đoàn cơ sở sau đó được cấp ủy Đảng, chính quyền cử đi học tại chức đại học, trung học chuyên nghiệp hoặc ở tại trường chính trị tỉnh.

dựa vào tiêu chuẩn cán bộ đoàn để tuyển chọn và dựa vào quy hoạch chung để có hướng đào tạo bồi dưỡng sau này. Nhưng qua thực tế không phải tất cả các Đoàn cơ sở đều thực hiện được.

Công tác lựa chọn cán bộ đoàn cơ sở chưa có quy trình, quy chế, nên thiếu sự thống nhất, đồng bộ, chưa đặt công tác đoàn cơ sở trong quy hoạch tổng thể của cấp ủy. Có những cán bộ đoàn cơ sở cần lựa chọn thì cấp ủy không chấp nhận. Nhiều nơi cấp ủy Đảng áp đặt, thiếu dân chủ, có những cán bộ được cấp ủy giới thiệu, nhưng qua quá trình bầu cử thì sự tín nhiệm không cao do đó bị bầu trượt vì việc lựa chọn cán bộ đoàn cơ sở thông qua bầu cử. Để trở thành cán bộ đoàn cơ sở phải được bầu vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, được Ban Chấp hành tín nhiệm bầu làm Bí thư Đoàn cơ sở, được Ban Thường vụ Huyện đoàn ra quyết định công nhận.

Việc tuyển chọn cán bộ đoàn cơ sở thông qua bầu cử và được tiến hành thông qua ba bước:

Thứ nhất: Lựa chọn theo tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng quy định. Bước này gọi là xây dựng đề án nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư và Phó Bí thư đoàn cơ sở. Về tiêu chuẩn vừa căn cứ vào nhiệm vụ của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ vừa căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ của mỗi Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ được xác định phù hợp ở địa phương để lựa chọn. Đề án nhân sự được Đảng ủy xã, phường, Thị trấn và Ban Thường vụ Huyện đoàn xem xét cho ý kiến; được thống nhất trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ đoàn cơ sở và đưa ra thảo luận trong Đại hội.

Thứ hai: Giới thiệu nhân sự cho Đại hội, Hội nghị lựa chọn. Đại hội, Hội nghị quyết định lựa chọn nhân sự thông qua bầu cử bằng phương thức bỏ phiếu kín.

Thứ ba: Ban Thường vụ Huyện đoàn ra quyết định chuẩn y công nhận các chức danh trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ đoàn cơ sở.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã thực hiện phân cấp đào tạo, tạo điều kiện để các cấp bộ đoàn chủ động trong đào tạo, bồi dưỡng cho từng đối tượng cán bộ đoàn. Theo đó, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn cấp tỉnh, Bí thư đoàn cấp huyện và Bí thư đoàn các xã vùng khó khăn. Tỉnh đoàn, thành đoàn đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ đoàn cấp huyện, Bí thư đoàn xã, phường, thị trấn. Huyện, thị, quận, thành đoàn bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ đoàn cơ sở và đội ngũ Bí thư chi đoàn. Trung ương đoàn đã giao cho Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ Bí thư đoàn xã, phường, thị trấn. Năm 2009, Tỉnh đoàn Nghệ An đã có 32 bí thư đoàn xã thuộc các huyện nghèo theo Quyết định 30a/NQ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp tỉnh Nghệ An đã bám sát chương trình công tác của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn theo nhiệm kỳ, hàng năm; trên cơ sở các chủ trương, cuộc vận động, các Nghị quyết của Đảng, của Đoàn để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn của địa phương, đơn vị mình một cách có hiệu quả. Tuy nhiên vì chưa có văn bản chỉ đạo chung và chưa thống nhất trong nội dung đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng cho nên mỗi đơn vị đoàn cơ sở xây dựng nội dung tập huấn khác nhau. Số lượng và số lớp cán bộ Đoàn cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng phụ thuộc và sự tham mưu của Ban Thường vụ Đoàn với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương,

Theo kết quả khảo sát, số cán bộ đoàn cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đoàn, Hội, Đội tại tỉnh từ 10 đến 30 ngày là 30,1%, tại các huyện thành thị là 100%.

Nội dung tập huấn đã được các cấp bộ đoàn điều chỉnh bổ sung hàng năm cho phù hợp với công tác Đoàn và phong trào TTN trong tình hình mới như ngoài tập huấn về kỹ năng nghiệp vụ về công tác TTN đã lồng ghép tập

huấn về các chuyên đề như phòng chống tội phạm ma túy, mại dân, HIV/AIDS trong TTN; chuyên đề hướng dẫn đoàn viên, thanh niên tham gia các mô hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, chuyển giao khoa học kỹ thuật… Bên cạnh đó cán bộ đoàn cơ sở được đào tạo về chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính để chuẩn hóa cán bộ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Thiết chế cho công tác đào tạo, bồi dưỡng tập huấn cán bộ đoàn được tăng cường. Các trường đoàn, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn, các trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi được tăng cường, củng cố và có xu hướng phát triển.

2.3.2.3 Chính sách đãi ngộ

Chính sách cán bộ là những quy định cụ thể về nhiều mặt trong công tác cán bộ nhằm đối đãi với cán bộ sao cho đúng đắn, phù hợp với quan điểm của Đảng và điều kiện thực tế cho phép. Chính sách cán bộ chính là sự cụ thể hoá đường lối tổ chức của Đảng trong thời kỳ lịch sử nhất định. Những quy định cụ thể của chính sách cán bộ làm chuẩn mực cho các hoạt động của công tác cán bộ, nó là điểm xuất phát và cũng là đích cuối cùng của công tác cán bộ. Có chính sách cán bộ đúng và tổ chức thực hiện tốt sẽ là một động lực, phát huy sự nỗ lực của cán bộ, đem tài năng cống hiến cho sự nghiệp chung. Vì vậy, nhận thức sâu sắc và thực hiện thắng lợi chính sách cán bộ của Đảng là vấn đề trọng yếu để làm tốt công tác cán bộ. Vai trò của cán bộ được phát huy đầy đủ và lâu dài hay không tùy thuộc vào chính sách đối với cán bộ như thế nào. Bác Hồ dạy: "Cách đối với cán bộ có khéo, có đúng thì mới thực hiện được nguyên tắc: "vấn đề cán bộ quyết định mọi việc".

Chính sách cán bộ đoàn cơ sở có nhiều nội dung quan hệ mật thiết với nhau: chính sách đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, sử dụng, chăm sóc đời sống vật chất tinh thần, chính sách đối với các cán bộ đoàn... Từ trước đến nay, Đảng ta rất quan tâm đến chính sách cán bộ, tuy nhiên, trước tình hình và nhiệm vụ

mới, nhiều vấn đề về chính sách cán bộ đòi hỏi phải được khẩn trương nghiên cứu và giải quyết. Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) đã chỉ rõ, cần đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý, về đảm bảo vật chất và động viên tinh thần.

Thực hiện chính sách cán bộ phải đồng bộ, trong đó chính sách đãi ngộ vật chất và động viên tinh thần có ý nghĩa rất quan trọng. Nó quyết định trực tiếp đến tinh thần và chất lượng công tác của cán bộ, đến việc thu hút những người thực sự có năng lực cống hiến tài năng cho đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, phải biết yêu thương cán bộ, nhưng yêu thương không có nghĩa là nuông chiều, thả mặc mà chính là ngoài việc theo dõi giúp đỡ cán bộ học tập, tiến bộ còn phải giúp cán bộ giải quyết những khó khăn trong sinh hoạt, tạo điều kiện sinh sống đầy đủ để làm việc, khi ốm đau được chăm nom, tuỳ theo hoàn cảnh mà giúp gia đình họ khỏi khốn quẫn. Người cho rằng, "những điều đó rất quan hệ với tinh thần cán bộ, và sự thân ái đoàn kết trong Đảng".

Nghệ An là một trong những đơn vị thực hiện tốt việc triển khai các chính sách đãi ngộ đối với đối tượng cán bộ đoàn, nhất là đối tượng cán bộ đoàn cơ sở. Đến nay, tỉnh Nghệ An đã thực hiện tốt quy chế cán bộ đoàn, đó là:

- Cán bộ đoàn có thời gian công tác đoàn, hội, đội từ 3 năm liên tục trở lên và hoàn thành tốt nhiệm vụ, khi thi tuyển công chức được cộng điểm ưu tiên.

- Độ tuổi đi học tại chức về lý luận chính trị đối với cán bộ đoàn có thể ít hơn 5 tuổi so với các đối tượng khác.

- Cán bộ đoàn thực hiện việc luân chuyển công tác được hưởng chế độ trợ cấp và nhà ở công vị theo quy định chung; được bảo lưu phụ cấp trong thời gian luân chuyển.

- Cán bộ đoàn là đảng viên nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có khả năng, triển vọng phát triển, đã qua rèn luyện, thử thách trong thực tiễn công tác đoàn, hội, đội, phong trào thanh thiếu nhi, được xem xét giới thiệu để bầu

vào cấp ủy đảng. Bí thư, phó bí thư đoàn từ cấp cơ sở trở lên, đạt tiêu chuẩn cấp ủy viên thì được cơ cấu để bầu vào cấp ủy đảng cùng cấp.

2.3.2.4 Các chính sách khác.

Cùng với các chính sách được pháp luật quy định, trong những năm qua, xét đặc thù vùng miền. Các cấp chính quyền luôn có sự quan tâm đến chế độ, chính sách cho đối tượng cán bộ đoàn cơ sở.

Đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở luôn được các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương ưu tiên trong việc giải quyết việc làm sau khi hết tuổi đoàn (quy định đối với Bí thư đoàn cơ sở là không quá 37 tuổi). Thực hiện Quy chế cán bộ đoàn, trong năm 2011, toàn tỉnh Nghệ An đã tổ chức luân chuyển được cho 165 đồng chí cán bộ đoàn cơ sở quá tuổi sang tham gia công tác ở các lĩnh vực khác tại cơ sở.

Đối với xu hướng thuyên chuyển công tác sang công chức. UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với Phòng Nội vụ các huyện, thành thị để nghị Sở Nội vụ tổ chức xét tuyển cho đối tượng cán bộ đoàn có đủ điều kiện về chuyên môn sang đảm nhận các vị trí của công chức xã, phường, thị trấn mà không phải qua thi tuyển (đối với những đơn vị tổ chức thi tuyển công chức xã).

Tuy nhiên, số lượng trên chưa nhiều. Hiện nay, số lượng cán bộ đoàn cơ sở quá tuổi theo quy định của Quy chế cán bộ đoàn tại tỉnh Nghệ An là 75 đồng chí. Thực tế cho thấy, việc bố trí, sắp xếp công việc cho đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở sau khi hết tuổi đoàn là vấn đề nan giải. Nguyên nhân do xuất phát điểm của phần lớn cán bộ đoàn thấp, hầu hết mới chỉ tốt nghiệp phổ thông sau đó mới theo học tại chức, từ xa… vì thế, việc chuyển các đối tượng này sang làm các chức danh công chức xã rất khó khăn bởi những đòi hỏi về bằng cấp, kiến thức chuyên ngành. Do đó, hầu hết cán bộ đoàn cơ sở sau khi mãn nhiệm sẽ được chuyển sang các chức danh lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND cơ sở

và các đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ…Song, tại Đại hội Đảng và bầu cử đại biểu HĐND các cấp vừa qua đã giải quyết cơ bản các vị trí ở cơ sở nên các trường hợp này càng khó khăn hơn. Việc luân chuyển cán bộ từ cơ sở lên huyện, thành thị là rất hiếm….

Một phần của tài liệu đổi mới chính sách sử dụng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở tỉnh nghệ an (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w