THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ Ở TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu đổi mới chính sách sử dụng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở tỉnh nghệ an (Trang 31 - 36)

CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ Ở TỈNH NGHỆ AN

2.1 Tổng quan về phong trào thanh niên của tỉnh Nghệ An trong những năm qua năm qua

Được sinh trưởng và hoạt động trong tổ chức đoàn trên quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, quê hương Xô viết anh hùng, nên nhân tố thứ nhất ảnh hưởng đến đội ngũ cán bộ đoàn cấp xã ở tỉnh Nghệ An là đội ngũ cán bộ đoàn cấp xã ở tỉnh Nghệ An chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường kinh tế - xã hội; địa lý tự nhiên và đặc điểm truyền thống cách mạng, lịch sử, văn hoá của quê hương xứ Nghệ. Để thấy rõ hơn về đặc điểm này, có thể khái lược một số nét về tỉnh Nghệ An và phong trào thanh niên như sau: Là tỉnh có diện tích đứng đầu trong cả nước, với 16.370 Km2, địa hình rất đa dạng và phức tạp, núi đồi trung du chiếm phần lớn đất đai của cả tỉnh, nên Nghệ an có điều kiện phát triển kinh tế đa dạng, tổng hợp, đất đai trồng trọt phong phú; rừng có hầu hết các loại động vật, thực vật của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới; bờ biển dài 92 Km có nhiều cửa, lạch luồng. Dân số Nghệ An khá đông, toàn tỉnh có trên 3 triệu người, nhưng phân bố không đồng đều, đồng bằng và thành phố đông đúc, càng lên vùng núi cao dân cư càng thưa thớt. Nền kinh tế Nghệ An phát triển khá đa dạng: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp..., nhưng chủ yếu là nông nghiệp.

Do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên phức tạp, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, năng suất lao động chưa cao, mạng lưới giao thông chưa phát triển nên việc đi lại, giao lưu văn hoá - xã hội nhìn chung còn gặp khó khăn. Nhưng Nghệ An có kho tàng văn học dân gian rất phong phú, đa dạng. Thơ, ca dao, tục ngữ, câu đối, câu đố rất hàm súc, giàu hình tượng; các làn điệu dân

ca Nghệ Tĩnh trầm lắng mênh mang, đậm đà chất trữ tình phần lớn đều gắn liền với văn hoá làng xã, đây cũng là đơn vị hành chính để thành lập tổ chức đoàn cấp xã.

Nghệ An cũng là đất học và có truyền thống yêu nước và cách mạng rất oanh liệt, vẻ vang. Trong tiến trình lịch sử, con người Xứ Nghệ mang đầy đủ đức tính chung của dân tộc Việt Nam, song bản sắc riêng của địa phương cũng được hình thành ngày càng đậm nét. Đó là do điều kiện thiên nhiên nơi đây khắc nghiệt hơn nhiều nơi khác với bão lớn, lụt to, gió Tây - Nam nóng bỏng, hạn hán dai dẳng, con người phải thường xuyên vật lộn với thiên tai, mặt khác, vùng đất này từng là “phên dậu”, “đất đứng chân” của các triều đại, nơi thường xẩy ra chiến sự, con người luôn phải chống chọi với giặc ngoại xâm, nên đã hun đúc nên con người Xứ Nghệ với những đức tính nổi bật như cương trực, khảng khái, cần kiệm, giản dị, trung thực, hiếu học, giàu nghị lực, ý chí, can đảm, dám xả thân, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn.

Trong lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam, Nghệ An là một tỉnh có tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên phát triển sớm, liên tục và mạnh mẽ. Dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Đoàn thanh niên Nghệ An đã phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng của quê hương, sát cánh cùng giai cấp Công- Nông làm nên cao trào cách mạng 1930 - 1931 “long trời lở đất”; tích cực tham gia các hoạt động cứu quốc, đấu tranh giành chính quyền ở tỉnh và các phủ, huyện. Hàng chục ngàn đoàn viên thanh niên Nghệ An đã tình nguyện gia nhập quân đội, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến, ra sức xây dựng hậu phương lớn, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của 2 cuộc kháng chiến trường kỳ. Trong thời kỳ đổi mới, Đoàn thanh niên Nghệ An đã nhanh chóng đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, động viên đông đảo đoàn viên thanh niên đem hết tài năng, sức trẻ thực hiện tốt các phong trào lớn của Đoàn, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Dân số tỉnh Nghệ An xấp xỉ 3,2 triệu người (số liệu năm 2011), trong đó dân số trong độ tuổi đoàn (từ 16 – 30) gần 800.000, chiếm 26% dân số và 47% lực lượng lao động của tỉnh, trong đó: thanh niên nông thôn 70,3%; thanh niên miền núi, dân tộc ít người 20,7%; thanh niên tôn giáo 7,9%; nữ thanh niên chiếm 49%. Tỷ lệ tập hợp thanh niên trong tổ chức đạt 67 %. Điểm nổi bật của đại đa số thanh niên Nghệ An là tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, biết kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, hiếu học, cần cù; xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động cửa tổ chức Đoàn - Hội. Trình độ văn hóa, chuyên môn, tay nghề của thanh niên hiện nay cao hơn trước; năng động, sáng tạo hơn trong lao động, khả năng tiếp cận khoa học và công nghệ, tư duy kinh tế thị trường tốt hơn, ý chí vươn lên làm giàu chính đáng đang trở thành xu hướng của tuổi trẻ.

Xuất phát từ những đặc điểm trên, nên đội ngũ cán bộ đoàn xã ở tỉnh Nghệ An có niềm tin với Đảng, giàu lòng yêu quê hương đất nước; trung thực, thật thà và chịu khó; hiếu học và có ý thức cộng đồng sâu sắc với đạo lý “thương người như thể thương thân”, nhiệt tình say mê với công tác đoàn, tích cực tham gia công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn... Tuy nhiên, cán bộ đoàn cấp xã tác phong, lề lối làm việc vẫn mang đậm dấu ấn sản xuất nhỏ, khả năng hội nhập và thích ứng trong hoàn cảnh mới còn hạn chế; tư tưởng thụ động còn phổ biến, phần lớn có tâm lý muốn thoát ly nông thôn hoặc thôi không làm công tác đoàn khi có cơ hội việc làm mới.

Đội ngũ cán bộ đoàn cấp xã đa dạng về đối tượng, gắn liền với địa bàn dân cư, nên thành phần cũng phong phú, có dân tộc ít người, có tôn giáo, đang đi học, buôn bán nhỏ, lao động sản xuất, nhưng đại đa số đều xuất thân từ nông thôn. Trình độ của đội ngũ cán bộ cũng đa dạng, nếu so với mặt bằng chung của các tổ chức cơ sở đoàn cùng cấp ở lĩnh vực khác nhìn chung là thấp, chủ yếu là lực lượng hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương và

số thanh niên nhiệt tình công tác ở lại quê nhà sản xuất, có một số ít đã được kinh qua các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học; cá biệt có những trường hợp chưa tốt nghiệp trung học phổ thông.

Đội ngũ cán bộ đoàn cấp xã không ổn định, thường xuyên có sự thuyên chuyển vào các dịp đại hội đoàn và đây cũng là nguồn cho Đảng, chính quyền và các đoàn thể nên nhiều khi được điều động đột xuất đi nhận nhiệm vụ mới. Mặt khác, do nhu cầu giải quyết việc làm, học tập nâng cao trình độ nên đội ngũ cán bộ đoàn cấp xã thường phải rời quê đi làm ăn xa, hay đi học tập chuyên môn ở các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề, sau đó cơ bản số này thường không trở lại địa phương công tác đã làm cho đội ngũ cán bộ biến động, thường xuyên phải kiện toàn.

Đội ngũ cán bộ đoàn cấp xã ở tỉnh Nghệ An cơ bản đều trực tiếp làm bí thư chi đoàn hoặc đã từng kinh qua bí thư chi đoàn, có chế độ đãi ngộ và mặt bằng trình độ thấp hơn về mọi mặt so với cán bộ đoàn ở các lĩnh vực khác. Có thể nói đội ngũ cán bộ đoàn cấp xã thường được đánh giá là "đa năng", có năng khiếu và khả năng thuyết phục trước đám đông, có kỹ năng tổ chức thực hành. Tuy nhiên, hầu hết số cán bộ đoàn cấp xã ở Nghệ An còn yếu về lý luận, chủ yếu hoạt động dựa trên kinh nghiệm của các thế hệ trước truyền đạt lại, số đông chưa được qua đào tạo.

Hiện nay trong đội ngũ cán bộ đoàn xã thì chỉ có đồng chí bí thư đoàn xã là cán bộ chuyên trách cấp xã, có lương hàng tháng và được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước; đồng chí phó bí thư đoàn xã là cán bộ không chuyên trách, còn các đồng chí cán bộ khác trong ban thường vụ đoàn xã là cán bộ kiêm nhiệm, chế độ chính sách đối với họ nhiều nơi chưa có, nếu có chỉ là các khoản phụ cấp nhìn chung là thấp, có mức khác nhau phụ thuộc vào mức sống và điều kiện kinh tế của từng địa phương. Đây cũng chính là đặc điểm riêng có của đội ngũ cán bộ đoàn cấp xã so với tất cả

các cấp bộ đoàn khác. Hoạt động của cán bộ đoàn cấp xã cũng mất khá nhiều thời gian, bất kể ngày lễ, tết hay ngoài giờ lao động thông thường, làm việc ngoài giờ cũng như chi phí đi lại phục vụ phong trào cũng chưa có chế độ thanh toán, mong muốn của họ là được cống hiến để trưởng thành. Trong khi đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, bố trí, sử dụng cũng như chế độ đãi ngộ đối với cán bộ đoàn cấp xã nhìn chung chưa chủ động, do vậy chưa thu hút được nhiều cán bộ có năng lực, dẫn đến đội ngũ cán bộ đoàn cấp xã có mặt bằng trình độ nói chung là thấp.

2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở của tỉnh Nghệ An

2.2.1 Về số lượng và cơ cấu- Số lượng : - Số lượng :

Hiện nay tổng số xã, phường, thị trấn của tỉnh Nghệ An là 479 đơn vị, theo đó có 479 tổ chức đoàn cấp xã, với tổng số 5.285 đồng chí uỷ viên ban chấp hành được đại hội đoàn cấp xã bầu. Đơn vị cơ cấu nhiều nhất uỷ viên ban chấp hành là 15 đồng chí, đơn vị ít nhất là 7 đồng chí; theo hướng dẫn thực hiện điều lệ đoàn nếu ban chấp hành có dưới 9 uỷ viên thì có bí thư và một phó bí thư; có từ 9 uỷ viên trở lên thì bầu ban thường vụ gồm bí thư, phó bí thư và các uỷ viên thường vụ (tổng số uỷ viên ban thường vụ không quá 1/3 số uỷ viên ban chấp hành), trường hợp thật cần thiết thì có thể bầu 2 phó bí thư nếu được sự đồng ý của cấp uỷ đảng và đoàn cấp trên trực tiếp. Căn cứ vào số lượng uỷ viên ban chấp hành của đoàn cấp xã, nên số lượng chủ yếu uỷ viên ban thường vụ đoàn xã ở tỉnh Nghệ An là 3 đồng chí, chỉ có một số ít xã, phường là có 4 hoặc 5 đồng chí; 6 xã của các huyện (Kỳ Sơn, Con Cuông, Quế Phong) còn khuyết uỷ viên ban thường vụ, mới có bí thư và phó bí thư. Tổng số uỷ viên ban thường vụ đoàn cấp xã tỉnh Nghệ An hiện nay là 1.439 đồng chí, như vậy cơ bản cán bộ đoàn cấp xã ở Nghệ An có đủ số lượng theo quy định để thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu đổi mới chính sách sử dụng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở tỉnh nghệ an (Trang 31 - 36)