Kinh nghiệm sử dụng cán bộ đoàn cơ sở của các địa phương

Một phần của tài liệu đổi mới chính sách sử dụng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở tỉnh nghệ an (Trang 27 - 30)

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Hà Nội:

Với 577 cơ sở đoàn (cấp xã, phường, thị trấn). Đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở của Hà Nội đã được củng cố kiện toàn sau khi hợp nhất địa giới hành chính. Với đặc thù là thủ đô của đất nước, công tác sử dụng cán bộ đoàn cơ sở ở Hà Nội có những nét riêng:

Về công tác tuyển chọn cán bộ: Ban Thường vụ Thành đoàn đã chủ động tham mưu cho Ban Thường vụ Thành ủy khâu lựa chọn cán bộ, trong đó quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện và các bước tiến hành tuyển chọn, đảm bảo tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ Đoàn theo Nghị quyết 02 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn về “Công tác cán bộ đoàn trong thời kỳ mới”. Các đơn vị xã, phường, thị trấn căn cứ vào đó khi bố trí cán bộ đoàn vào chức danh chủ chốt nhất thiết phảo là cán bộ trưởng thành từ thực tiễn. Xác định khâu tuyển chọn cán bộ đoàn là bước rất quan trọng, một trong những yếu tố quyết định đầu ra cho cán bộ đoàn. Hiện nay ở Hà Nội, hầu hết cán bộ đoàn cơ sở đều tốt nghiệp trung cấp trở lên và đang theo học trung cấp lý luận chính trị.

Về công tác quy hoạch cán bộ: Nhiều cấp bộ đoàn đã chủ động tham mưu với cấp ủy đảng trong việc lựa chọn, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ theo tiêu chuẩn quy định, kịp thời kiện toàn bổ sung số cán bộ chuyển công tác. Nhiều địa phương đã tập trung xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn, từng bước thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ đoàn, hình thành lớp

cán bộ đoàn mới năng động, nhiệt tình, tâm huyết, có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, nghiệp vụ công tác thanh vận đáp ứng yêu cầu của phong trào thanh niên thành phố trong giai đoạn mới.

Về quản lý sử dụng cán bộ: đã có sự hợp lý và đạt chất lượng hơn, các cấp bộ đoàn đã chủ động tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền trong quản lý và sử dụng cán bộ, kịp thời kiện toàn bổ sung cán bộ (nhất là đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở).

Về chính sách cho cán bộ đoàn cơ sở: Ban Thường vụ Thành đoàn đã tích cực tham mưu để Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố tạo điều kiện, vận dụng giải quyết chính sách riêng, quan tâm phụ cấp cho đội ngũ Bí thư đoàn xã, phường, thị trấn.

Để chuẩn bị cho đại Hội đoàn các cấp nhiệm kỳ 2012 – 2017, Thành đoàn Hà Nội đã chỉ đạo Đoàn cơ sở tham mưu cho cấp ủy, chính quyền bố trí cho đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở nằm trong diện quy hoạch đi học tập nâng cao trình độ, đặc biệt chủ động luân chuyển đội ngũ cán bộ đoàn quá tuổi sang vị trí công tác khác.

Cùng với sự chủ động của tổ chức Đoàn là sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền các địa phương. Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo cấp ủy địa phương xây dựng các đề án, chương trình nhằm trẻ hóa đội ngũ cán bộ như Huyện ủy Gia Lâm xây dựng chương trình 08 “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng giai đoạn 2006 – 2011” nhằm từng bước đổi mới, trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý, đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển. Trong đó đối tượng cán bộ Đoàn luôn được ưu tiên.

Bên cạnh sự hỗ trợ của tổ chức thì vai trò của mỗi cá nhân rất quan trọng, cán bộ cơ sở Đoàn chịu khó học tập, nâng cao trình độ để đến khi đến tuổi thì cấp ủy dễ luân chuyển.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Hà Tĩnh.

Trong những năm qua, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của Hà Tĩnh đã có những bước trưởng thành rõ rệt, có tính đột phá và đã biết tự “lớn lên” bằng chính năng lực thực sự của đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở. Lực lượng cán bộ đoàn cơ sở ở Hà Tĩnh cơ bản được đào tạo, có trình độ, năng lực, nhiệt tình cách mạng, phẩm chất tốt. Dù còn nhiều khó khăn nhưng luôn nỗ lực, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Công tác luân chuyển cán bộ đoàn đạt được nhiều thành công, cán bộ đoàn khi được luân chuyển đều đã phát huy được năng lực, sở trường, kinh nghiệm và nhanh chóng trưởng thành. Ban Thường vụ Đoàn các cấp đã làm tốt công tác phối hợp với cấp ủy của tổ chức Đoàn cấp dưới trong việc giới thiệu cán bộ chủ chốt của Đoàn tham gia cấp ủy ở Đại hội Đảng các cấp vừa qua, cũng như tác động để luân chuyển, trưởng thành cho số cán bộ đoàn khi hết độ tuổi làm công tác thanh niên. Có đến 90% bí thư đoàn các xã, phường, thị trấn được tín nhiệm bầu vào cấp ủy tại Đại hội Đảng các cấp vừa qua ở Hà Tĩnh. Có rất nhiều cán bộ đoàn trưởng thành tiếp tục cống hiến với các chức danh như chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã…

Công tác xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ đoàn được cấp cấp ủy, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh quan tâm. Một số chủ trương, chế độ, chính sách cán bộ cơ sở nói chung và cán bộ đoàn cơ sở nói riêng được đề ra và thực hiện khá tốt như chính sách hỗ trợ tiền lương, hồ trợ kinh phí đi học, phụ cấp cho cán bộ đoàn cơ sở…

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu ngày càng cao của công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, cán bộ đoàn và công tác cán bộ đoàn ở Hà Tĩnh vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, từ số lượng đến chất lượng, từ việc thống nhất tiêu chuẩn chức danh sử dụng và các chính sách liên quan. Một bộ phận cán bộ đoàn không theo kịp yêu cầu của thời kỳ mới, “chậm chân” trước

thanh niên, bất cấp về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tuổi đời không phù hợp với công tác thanh thiếu nhi, không bắt kịp nhịp sống, hơi thở của tuổi trẻ.

Một phần của tài liệu đổi mới chính sách sử dụng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở tỉnh nghệ an (Trang 27 - 30)