7. Tổng quan tài liệu
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ
18
1.2.1. Lập và giao kế hoạch vốn đầu tư Xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư Xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước luôn gắn liền với các dự án đầu tư, để có cơ sở phân bổ kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước , các đơn vị được giao làm chủ đầu tư phải tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
Chủ đầu tư xây dựng là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng. Chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án hoặc khi phê duyệt dự án. Đối với dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng.
Như vậy, Chủ đầu tư là đơn vị được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng cơng trình. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả; chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính. Chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm toàn diện trước người quyết định đầu tư và pháp luật về chất lượng, tiến độ, chi phí đầu tư xây dựng cơng trình và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Cơng trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào cơng trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Cơng trình xây dựng bao gồm cơng trình dân dụng, cơng trình cơng nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nơng thơn, cơng trình hạ tầng kỹ thuật và cơng trình khác.
Dự án đầu tư xây dựng cơng trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sữa
19
chữa, cải tạo cơng trình xây dựng. Việc đầu tư xây dựng cơng trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an tồn mơi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan. Nhà nước quản lý tồn bộ q trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa cơng trình vào khai thác sử dụng.
Căn cứ theo quy mơ, tính chất, loại cơng trình chính của dự án thì dự án đầu tư xây dựng cơng trình được phân loại như sau: Dự án quan trọng quốc gia; dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy mơ giảm dần.
1.2.2. Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư Xây dựng cơ bản
Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư Xây dựng cơ bản14 là việc kiểm tra, xem xét các căn cứ, điều kiện cần và đủ theo quy định của Nhà nước để xuất quỹ ngân sách nhà nước chi trả các khoản kinh phí thực hiện dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư.
KBNN15 là cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư Xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước , chịu trách nhiệm thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát toàn bộ các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơng trình, mua sắm, lắp đặt thiết bị gắn với cơng trình Xây dựng cơ bản,... đảm bảo chi đúng đối tượng, đúng mục tiêu đầu tư của dự án đã được phê duyệt, các khoản chi phải tuân thủ chế độ quản lý tài chính hiện hành, đúng đơn giá, định mức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư cho các dự án được thực hiện trên cơ sở hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan gửi đến KBNN.
14 Thông tư 200/2014/TT-BTC:
20
Các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước chỉ được thanh tốn vốn khi có đủ các điều kiện sau đây:
Một là, Chủ đầu tư, Ban QLDA (sau đây gọi chung là chủ đầu tư) phải mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư tại KBNN, nơi thuận tiện cho việc kiểm
soát thanh toán của KBNN và thuận tiện cho giao dịch chủ đầu tư. Thủ tục mở tài khoản được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và hướng dẫn của KBNN;
Hai là, Dự án phải có đủ thủ tục đầu tư và xây dựng, đó là những văn
bản, quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép triển khai đầu tư; đó là kết quả của các bước thực hiện trình tự, thủ tục về đầu tư và xây dựng theo quy định của Nhà nước.
Ba là, Dự án phải được tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị theo quy chế đấu thầu. Để thực hiện dự án đầu tư, chủ đầu
tư phải tuyển chọn nhà thầu thi công xây dựng, mua sắm vật tư thiết bị theo yêu cầu đầu tư của dự án. Mục đích của việc tuyển chọn nhà thầu là để lựa chọn được nhà thầu có trình độ quản lý tốt, tổ chức thi cơng nhanh, đảm bảo chất lượng theo thiết kế được duyệt và giá thành hợp lý. Sau khi đã lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư phải tiến hành ký kết hợp đồng tư vấn, thi công xây dựng, mua sắm vật tư thiết bị. Chủ đầu tư sẽ theo dõi và làm thủ tục thanh toán cho nhà thầu theo những điều khoản đã ghi trong hợp đồng.
Bốn là, Dự án phải có khối lượng hồn thành để thanh tốn hoặc đủ điều kiện để được tạm ứng. Khối lượng hoàn thành của dự án chỉ được thanh
toán khi đã được nghiệm thu, bàn giao theo hợp đồng, có trong kế hoạch đầu tư được giao và thiết kế, dự toán, đơn giá được duyệt. Ngoài ra, nhà thầu được tạm ứng vốn để triển khai thực hiện hợp đồng, nhưng việc tạm ứng cũng phải có đủ điều kiện theo quy định nhằm đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả.
Công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của KBNN phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
21
đầu tư, các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng, văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ (đối với trường hợp tự thực hiện dự án), số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán và giá trị từng lần thanh toán để thanh toán cho chủ đầu tư. Trong q trình thanh tốn, trường hợp phát hiện sai sót trong hồ sơ đề nghị thanh tốn, cơ quan thanh tốn vốn đầu tư thơng báo bằng văn bản để chủ đầu tư bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
Thứ hai, Số vốn thanh toán cho từng cơng việc, hạng mục cơng trình,
cơng trình khơng được vượt dự tốn được duyệt đối với trường hợp chỉ định thầu, tự thực hiện; tổng số vốn thanh tốn cho dự án khơng được vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm cả tạm ứng và thanh tốn khối lượng hồn thành) khơng được vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án. Lũy kế số vốn thanh tốn cho dự án khơng vượt kế hoạch đẩu tư công trung hạn đã được giao.
Thứ ba, Kế hoạch vốn năm của dự án chỉ thanh toán cho khối lượng
hoàn thành được nghiệm thu đến ngày 31/12 năm kế hoạch; thời hạn thanh toán khối lượng hoàn thành đến hết ngày 31/01 năm sau. Trong q trình kiểm sốt thanh toán vốn đầu tư, nếu phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy định, KBNN phải có văn bản gửi cấp có thẩm quyền đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất.
1.2.3. Quyết toán vốn đầu tư Xây dựng cơ bản
Công tác quyết tốn dự án hồn thành nhằm đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại. Cơng tác quyết tốn dự án hồn thành nhằm đánh giá việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong quá trình đầu tư thực hiện dự án, xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cho vay, kiểm soát thanh toán, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Thơng qua cơng tác quyết tốn dự án hồn thành, các cơ quan quản lý nhà nước rút kinh nghiệm, hoàn thiện cơ chế chính sách của nhà nước, nâng cao hiệu quả công
22
tác quản lý vốn đầu tư trong cả nước.
Vốn đầu tư Xây dựng cơ bản được quyết tốn dưới hai hình thức là quyết toán theo niên độ ngân sách và quyết toán dự án hồn thành.
1.2.3.1. Quyết tốn vốn đầu tư theo niên độ ngân sách:
Vốn đầu tư Xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước được quản lý theo chu trình ngân sách, chu trình này gồm có 3 giai đoạn: lập dự tốn ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách; nên vốn đầu tư Xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước phải được quyết toán theo niên độ ngân sách, đó là giai đoạn cuối trong chu trình quản lý ngân sách nhà nước .
Hàng năm, khi kết thúc niên độ ngân sách, các chủ đầu tư, KBNN các cấp và cơ quan tài chính thực hiện việc lập, gửi, thẩm định quyết tốn và thơng báo kết quả thẩm định quyết toán vốn đầu tư Xây dựng cơ bản đảm bảo nội dung, nguyên tắc và thời hạn theo quy định.
Quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách là việc tổng hợp, đối chiếu, xác nhận số liệu thực tế về sử dụng vốn đầu tư Xây dựng cơ bản trong năm kế hoạch; xác định rõ số vốn đã tạm ứng, đã thanh tốn khối lượng hồn thành, số vốn còn lại bị hủy bỏ hoặc được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.
Chủ đầu tư, KBNN các cấp tổng hợp, báo cáo quyết toán năm gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định và tổng hợp số quyết toán chi đầu tư Xây dựng cơ bản vào quyết toán NSĐP hàng năm.
KBNN các cấp tổng hợp, báo cáo quyết toán vốn đầu tư Xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước được giao kiểm soát, thanh toán gửi cơ quan tài chính cùng cấp; kèm theo đánh giá tổng quát đặc điểm, tình hình thanh tốn, quyết tốn sử dụng vốn đầu tư Xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước ; đề xuất và kiến nghị tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc có liên quan đến cơng tác quyết toán vốn đầu tư Xây dựng cơ bản hàng năm cũng như công tác quản lý vốn đầu tư, trong đó nêu rõ những dự án có tồn tại, vướng mắc.
23
Cơ quan Tài chính thẩm định và thông báo kết quả thẩm định quyết toán vốn đầu tư Xây dựng cơ bản hàng năm gửi các đơn vị chủ đầu tư và KBNN cùng cấp; tổng hợp số quyết toán chi đầu tư Xây dựng cơ bản vào quyết toán NSĐP hàng năm, báo cáo UBND để trình HĐND cùng cấp phê chuẩn. Trong q trình thẩm định, cơ quan tài chính phải kiểm tra, xác định sự phù hợp về tổng nguồn vốn, cơ cấu vốn trong báo cáo quyết toán của các chủ đầu tư và báo cáo tổng hợp quyết toán của KBNN; kiểm tra, so sánh kế hoạch vốn và số vốn thanh toán của từng dự án giữa báo cáo quyết toán của các chủ đầu tư và KBNN cùng cấp; xác định số vốn được đưa vào quyết toán năm (vốn thanh toán cho khối lượng Xây dựng cơ bản hoàn thành), số vốn đã chi tạm ứng, số vốn còn lại được chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện và thanh toán; số kế hoạch vốn huỷ bỏ.
Các nguyên tắc quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách:
Một là, Thời hạn khoá sổ để lập báo cáo quyết toán là cuối ngày 31 tháng 01 năm sau;
Hai là, Số vốn được thanh toán đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau được báo cáo vào quyết toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch; số vốn thanh toán sau ngày 31 tháng 01 năm sau được báo cáo vào quyết toán ngân sách nhà nước năm sau;
Ba là, Số vốn tạm ứng theo chế độ quy định chưa thu hồi không đưa vào quyết toán niên độ ngân sách của năm kế hoạch, được chuyển sang ngân sách năm sau thanh toán và quyết toán.
Bốn là, Vốn ứng trước kế hoạch của năm sau khơng đưa vào quyết tốn niên độ ngân sách của năm kế hoạch (kể cả số thanh tốn cho khối lượng Xây dựng cơ bản hồn thành).
Năm là, Vốn thanh toán được đưa vào quyết toán năm kế hoạch là số thanh toán cho khối lượng Xây dựng cơ bản hoàn thành đến hết ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch.
24
Quyết toán dự án là việc xác định tồn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã phê duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung, đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật, nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc được điều chỉnh) theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Thơng qua cơng tác quyết tốn dự án hoàn thành nhằm đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại; xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, kiểm soát thanh toán, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; đồng thời qua đó rút kinh nghiệm nhằm khơng ngừng hồn thiện cơ chế chính sách của Nhà nước, nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý vốn đầu tư.
Khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết tốn trình cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt. Báo cáo quyết tốn dự án hồn thành phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tư đã thực hiện; phân định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư được phép khơng tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư; giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: tài sản cố định, tài sản lưu động; đồng thời phải đảm bảo đúng nội dung, thời gian lập theo quy định.
Đối với các dự án có nhiều hạng mục cơng trình, tùy theo quy mơ, tính chất và thời hạn xây dựng cơng trình, chủ đầu tư có thể thực hiện quyết tốn, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng cho từng hạng mục cơng trình hoặc từng gói thầu độc lập ngay sau khi hạng mục cơng trình, gói thầu độc lập hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của người quyết định đầu tư.
Về thẩm quyền thẩm tra quyết tốn dự án hồn thành: Người có thẩm
quyền phê duyệt quyết tốn giao cho đơn vị có chức năng thuộc quyền quản lý tổ chức thẩm tra quyết tốn dự án hồn thành trước khi phê duyệt. Trong đó, đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc tỉnh, thành phố
25
trực thuộc TW quản lý: Sở Tài chính tổ chức thẩm tra; đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc cấp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh quản lý: Phịng Tài chính - Kế hoạch tổ chức thẩm tra.
Về thẩm quyền phê duyệt quyết tốn dự án hồn thành: đối với dự án
quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết tốn; đối với