7. Tổng quan tài liệu
3.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN
3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng
vốn đầu tư xây dựng cơ bản
3.2.3.1. Hoạt động kiểm tra, kiểm sốt cơng tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Giám sát, kiểm tra, thanh tra là nội dung quan trọng trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư. Do đặc điểm riêng của hoạt động đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước là: có quy mơ vốn lớn, khả năng thu hồi vốn thấp và việc quản lý vốn liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều giai đoạn...Do vậy, cùng với việc phân công quản lý, tăng cường kiểm soát, kiểm tra, thanh tra việc sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là hết sức cần thiết trên địa bàn huyện.
Các cơ quan, đơn vị được giao làm chủ đầu tư các dự án phải thực hiện tốt chế độ tự kiểm tra, giám sát.
Phịng Tài chính – Kế hoạch huyện chủ trì kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản theo định kỳ để nắm chắc tình hình, tham mưu điều chỉnh, điều hịa kế hoạch vốn đầu tư kịp thời. Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định về quyết toán vốn đầu tư ngân sách nhà nước .
Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện thường xuyên kiểm tra việc chấp hành cấp phép xây dựng, chất lượng thi cơng cơng trình theo đúng quy định.
Thanh tra huyện hàng năm phải có kế hoạch tổ chức thanh tra tồn diện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Nâng cao hiệu quả công tác giám sát đầu tư nội bộ tại các cấp. Tại mỗi bộ phận quản lý vốn cần có quy trình, quy chế cụ thể để giám sát trong công việc, trên cơ sở giao quyền và trách nhiệm cụ thể. Giám sát, kiểm tra nội bộ là
109
công việc thường xuyên của các đơn vị quản lý và thực hiện vốn đầu tư xây dựng.
Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài (Thanh tra tài chính, xây dựng, thanh tra nhà nước, kiểm tốn...) và đưa cơng tác này thực sự trở thành một công cụ đắc lực của huyện, huyện trong quản lý đầu tư. Muốn vậy cần gia tăng quyền hạn đi đôi với việc kiện toàn lại tổ chức của các cơ quan này cả về số lượng và chất lượng; bố trí những cán bộ có trình độ, phẩm chất, có chế độ khen thưởng kịp thời; công tác này phải được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch.
Tăng cường công tác giám sát đầu tư của cộng đồng nhằm theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư xây dựng của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn xây dựng, nhà thầu thi cơng xây dựng trong q trình đầu tư xây dựng. Phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các việc làm vi phạm các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, để kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc làm sai quy định.
Tránh trường hợp công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn chồng chéo; một năm có quá nhiều đơn vị "được" nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra (như: thanh tra Nhà nước, kiểm tốn, kiểm tra Đảng, thanh tra xây dựng, tài chính, cơng an,...), việc làm này tốn kém rất nhiều thời gian và tiền của cho cả hai bên. Vì vậy các cấp có thẩm quyền phải phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho các đơn vị cấp dưới; mỗi năm một đơn vị tối đa khơng q hai đồn làm việc (trừ trường hợp đặc biệt hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật).
3.2.3.2. Công tác giám sát, quản lý chất lượng cơng trình xây dựng
UBND huyện cần ban hành Quyết định phân công nhiệm vụ quản lý chất lượng cơng trình xây dựng cơ bản, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện.
Tăng cường công tác quản lý chất lượng theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.
110
Các cơ quan quản lý đầu tư và xây dựng, các chủ đầu tư, các nhà thầu phải chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi thường xuyên chất lượng của sản phẩm từ tư vấn đến thi công xây lắp và cung cấp thiết bị. Cơng trình có chất lượng kém, trách nhiệm trước tiên thuộc về chủ đầu tư.