Khái niệm chất lượng, chất lượng công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức cấp xã thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 27 - 39)

Biểu đồ 2.19 Kỹ năng lập kế hoạch công tác cá nhân

1.2. Khái niệm chất lượng, chất lượng công chức cấp xã

1.2.1. Khái niệm chất lượng

Khái niệm chất lượng được sử dụng khá phổ biến trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Nhưng để một cách đúng nhất về chất lượng không phải đơn giản bởi đây là một vấn đề khá rộng, phản ánh một cách tổng hợp các nội dung của kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Vì tính phức tạp này mà hiện nay cũng có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. Mỗi khái niệm đều có những căn cứ khoa học, thực tiễn khác nhau và đóng góp nhất định thúc đẩy khoa học quản lý chất lượng không ngừng phát triển và hoàn thiện.

Theo Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa, trong tiêu chuẩn ISO 8402:2000 (Quality Management and Quality Assurance), trong dự thảo DIS

9000:2000 đã định nghĩa: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một thực thể, tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã được cơng bố hay cịn tiềm ẩn”.

Theo Tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu (European Quality Control Organization): “Chất lượng là mức độ phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng”.

Theo Tiêu chuẩn Pháp: “Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay

dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người dùng”.

Theo Giáo sư người Nhật Ishikawa: “Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu

cầu thị trường với chi phí thấp nhất”.

Tại Việt Nam, từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Chất lượng là cái tạo nên

phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc”. [ tr.44]

Theo tài liệu của Tổng cục đo lường và tiêu chuẩn Việt Nam chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác.

Dù tiếp cận theo cách nào, khái niệm chất lượng cũng phải đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn đã được công bố, phù hợp với những đòi hỏi của người sử dụng, sự kết hợp cả tiêu chuẩn và đòi hỏi của người tiêu dùng. Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau sẽ có nhiều quan điểm về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, để định nghĩa về chất lượng tác giả đồng ý với quan điểm: “Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính

vốn có”. Đây là định nghĩa về chất lượng theo Điều 3.1.1 Tiêu chuẩn ISO

9000:2005 của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (International Organization for

Standardization) được thừa nhận ở phạm vi quốc tế và phù hợp với nội dung

nghiên cứu của tác giả.

1.2.2. Khái niệm chất lượng công chức cấp xã

Từ quan điểm về chất lượng mà tác giả đã nêu ở trên, chúng ta có thể tiếp cận vấn đề chất lượng cơng chức cấp xã ở những khía cạnh sau:

- Chất lượng công chức cấp xã trước hết là những yếu tố nội tại mà bản thân mỗi công chức vốn có, bao gồm: ý thức chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ, năng lực, kỹ năng.

- Chất lượng cơng chức cấp xã cịn là tổng hợp yếu tố cần thiết, yêu cầu mỗi công chức phải đáp ứng được từ các bên liên quan:

+ Yêu cầu của Nhà nước: thể hiện qua các văn bản của nhà nước quy định, hướng dẫn về tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ đối với từng vị trí cơng chức cấp xã. Đây có thể được xem là những yêu cầu cơ bản tối thiểu khi tham gia vào bộ máy hành chính cấp xã. Cũng trên cơ sở đó, các cơ quan chun mơn sẽ xây dựng và ban hành khung tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng công chức hằng năm.

+ Yêu cầu của người sử dụng công chức: người sử dụng công chức sẽ đánh giá kết quả thực thi công vụ của công chức dựa vào khả năng hoàn thành nhiệm vụ của từng cơng chức với từng vị trí việc làm cụ thể.

+ Yêu cầu của người sử dụng các dịch vụ công do công chức cung cấp: người sử dụng dịch vụ cơng ở đây chính là nhân dân mà yêu cầu của nhân dân đối với cơng chức chính là sự tín nhiệm và hài lịng của nhân dân.

Như vậy, các yếu tố cấu thành nên chất lượng công chức cấp xã không chỉ bao gồm một mặt hay một khía cạnh nào đó mà bao gồm cả một hệ thống, kết cấu như một chỉnh thể tồn diện.

Trên cơ sở những phân tích nêu trên, quan điểm của tác giả về chất lượng công chức cấp xã như sau: “Chất lượng công chức cấp xã là hệ thống các giá trị

được kết cấu như một chỉnh thể toàn diện thể hiện qua phẩm chất chính trị, đạo đức; trình độ, năng lực, kỹ năng của cơng chức; kết quả thực thi cơng vụ và sự tín nhiệm, hài lịng của người dân trong q trình thực thi cơng vụ”.

Chúng ta cần phải xác định rõ các tiêu chí đánh giá chất lượng cũng như các yếu tố tác động đến chất lượng cơng chức cấp xã mới có thể đánh giá được trạng, từ đó xác định các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức cấp xã.

Chất lượng công chức cấp xã sẽ góp phần quyết định đến hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương. Do nguồn gốc xuất thân của công chức cấp xã, đa phần là người địa phương, được hình thành chủ yếu từ nguồn tại chỗ tại địa phương. Hơn nữa, Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng và tham gia các định chế quốc tế ngày càng nhiều hơn. Nhu cầu cải cách tổ chức bộ máy mà Việt Nam đang thực. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu đó kéo theo áp lực cơng việc về

các vấn đề liên quan tới chính sách đất đai, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ cộng đồng cư dân của đội ngũ công chức, đặc biệt là công chức cấp xã ngày càng cao. Điều này đặt ra yêu cầu đội ngũ công chức cấp xã phải có năng lực, trình độ cao và am hiểu về Hiến pháp và pháp luật để tham mưu có chất lượng theo chức trách, nhiệm vụ được phân cơng.

1.2.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng cơng chức cấp xã

Đánh giá chất lượng công chức là một nội dung cơ bản trong tổng thể các hoạt động quản lý cơng chức nhà nước, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nền công vụ. Đây được xem là phương thức để xem xét quá trình làm việc, cống hiến của cơng chức, từ đó đưa ra chính sách khen thưởng, kỷ luật phù hợp và xác định kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của tổ chức. Để việc đánh giá chất lượng công chức được cụ thể, tạo cơ sở tin cậy cho việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước cần phải có các tiêu chí đánh giá phù hợp. Tiêu chí đánh giá chất lượng cơng chức phản ánh những yêu cầu về kết quả thực hiện công việc và là căn cứ để đo lường kết quả thực hiện công việc của công chức trong một khoảng thời gian nhất định, cũng là cơ sở để so sánh và phân loại mức độ hồn thành nhiệm vụ của các cơng chức với nhau để áp dụng các cơ chế, chính sách có liên quan. Để cơng tác đánh giá chất lượng công chức cấp xã đạt hiệu quả, cần căn cứ vào các tiêu chí đánh giá sau đây:

1.2.3.1. Tiêu chí chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

Công chức cấp xã là những người đem chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước vào thực tiễn cuộc sống. Họ có nhiệm vụ giải thích và hướng dẫn cho nhân dân thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để nhân dân thực hiện, do đó cơng chức cấp xã phải là những người tiên phong, gương mẫu trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Ý thức chấp hành cũng có thể được xem là phẩm

chất chính trị, đạo đức cách mạng, trung thành với lý tưởng cách mạng; không làm những điều mà Đảng và Nhà nước nghiêm cấm.

1.2.3.2. Phẩm chất chính trị; đạo đức công vụ và tác phong, lề lối làm việc

Phẩm chất là những tính chất và đặc điểm vốn có của con người hay sự vật,

nó làm nên giá trị của con người và sự vật đó. Phẩm chất của cơng chức là những giá trị tốt đẹp của người công chức về ý thức, tư tưởng, chính trị, văn hóa, đạo đức…. Phẩm chất chính trị của cơng chức thể hiện qua nhận thức chính trị, thái độ chính trị và hành vi chính trị của cơng chức. Phẩm chất chính trị của cơng chức sẽ được hình thành và rèn luyện trong quá trình học tập, tu dưỡng và trong quá trình cơng tác của mỗi người.

Đạo đức cơng vụ là những tiêu chí, chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ; khi thực thi công vụ, cán bộ, công chức phải tuyệt đối chấp hành. Nó được xã hội đánh giá qua hành vi, thái độ và cách cư xử của công chức.

Tác phong, lề lối làm việc của công chức là những hình thức, cung cách sinh hoạt, làm việc, những hoạt động, cách ứng xử đã trở thành ổn định, thành đặc điểm riêng của cá nhân. Tác phong lề lối của công chức được coi là phù hợp khi họ có những thái độ, cách ứng xử phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể với từng đối tượng, sự việc, từng người nhất định. Việc đánh giá tác phong, lề lối làm việc của công chức được thể hiện thông qua nhận thức, thái độ của công chức đối với công việc, với nhân dân, đối với chính bản thân mình, đối với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp [..., tr.15]. Tạ Ngọc Hải. Thông qua cách ăn mặc (giản dị, chỉn chu,

lịch sự hay gợi cảm), từng cử chỉ (biểu cảm, ánh mắt, nụ cười...), từng hành động (nhanh nhẹn, chậm chạp, vội vàng, hấp tấp...), từng lời nói (nhẹ nhàng, gay gắt...)

Đạo đức công vụ, tác phong, lề lối của người cơng chức quan hệ mật thiết với phẩm chất chính trị. Phẩm chất chính trị chi phối, quy định đạo đức công vụ; đạo đức công vụ tác động tới sự phát triển phẩm chất chính trị. Người cơng chức có giác ngộ chính trị, có niềm tin sâu sắc vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa sẽ giúp họ có tình u thương đồng chí, kính trọng nhân dân, quan tâm giúp đỡ mọi người, biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích cách mạng. Những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như trung, hiếu, dũng, liêm,… sẽ giúp người cơng chức củng cố, phát triển các phẩm chất chính trị như sự kiên định lập trường, tư tưởng, tính tiên phong gương mẫu của người công chức.

1.2.3.3. Tiêu chí trình độ chun mơn, nghiệp vụ

- Trình độ học vấn: Trình độ học vấn là nền tảng cho nhận thức, tiếp thu

đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tiếp thu các chủ trương, chính sách đó vào thực tiễn. Trình độ học vấn là chương trình giáo dục phổ thơng quốc dân mà cơng chức được trang bị, là tổng thể các kiến thức về tự nhiên, xã hội và tư duy để từ đó hình thành nên kiến thức chun mơn và nhân cách người cơng chức. Trình độ học vấn được xem là mức độ tri thức cơ bản, là yêu cầu tối thiểu của mỗi công chức. Theo Thông tư số 13/2019/TT- BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thơn, tổ dân phố thì tiêu chuẩn trình độ giáo dục phổ thông của công chức cấp xã phải tốt nghiệp Trung học phổ thông.

- Trình độ chun mơn, nghiệp vụ: Được phản ánh thông qua kiến thức

chun mơn mà cơng chức được trang bị. Đó là sản phẩm của đào tạo, là kết quả của quá trình trang bị và nâng cao kiến thức, hình thành kỹ năng nghề nghiệp của cơng chức, được phản ánh thơng qua hai khía cạnh: một là bằng cấp chuyên mơn mà cơng chức có được tính từ chứng chỉ nghề, sơ cấp về chuyên môn, nghiệp vụ trở lên; hai là, khả năng vận dụng có hiệu quả kiến thức chun mơn

vào trong thực tế công tác, phát huy hiệu quả, mang lại giá trị thực tế. Đây vẫn còn là một vấn đề hạn chế của công chức cấp xã.

Theo Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ, tiêu chuẩn trình độ chun mơn nghiệp vụ của cơng chức cấp xã phải tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; UBND cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chun mơn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Trình độ lý luận chính trị: Là những nhận thức về lý luận chính trị mà

cơng chức có được thơng qua đào tạo, bồi dưỡng, biểu hiện thông qua các cấp độ: sơ cấp, trung cấp, cao cấp. Trình độ lý luận chính trị phản ánh sự nhận thức đúng đắn của công chức về chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cơng chức cấp xã có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì sẽ được nhân dân kính trọng, tin yêu và vận động được nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Ngược lại, nếu công chức nào lập trường chính trị khơng vững vàng, hoạt động vì lợi ích cá nhân, thối hóa, biến chất sẽ đánh mất lòng tin ở nhân dân dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước thấp.

- Trình độ quản lý nhà nước

Trình độ quản lý nhà nước là tổng hợp những kiến thức, kỹ năng của công chức về nhà nước, pháp luật, quản lý hành chính Nhà nước và khả năng vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả những kiến thức đó trong thực tiễn cơng tác, được hình thành chủ yếu khi công chức được tuyển dụng vào làm việc trong cơ quan nhà nước. Kiến thức quản lý nhà nước được đào tạo và bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn về ngạch bao gồm: bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch cán sự và tương

đương, bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và tương đương, bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính và tương đương, bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương. Hệ thống kiến thức này giúp công chức hiểu được nhiệm vụ và quyền hạn của mình, hiểu được cơng cụ quản lý, kỹ năng điều hành ra sao, từ đó vận dụng linh hoạt vào xử lý tình huống trong quá trình thực thi cơng vụ.

- Trình độ ngoại ngữ và tin học

+ Trình độ ngoại ngữ: Trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện

nay thì việc cơng chức có đầy đủ kiến thức và kỹ năng sử dụng ngoại ngữ là điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Khi cơng chức có trình độ về ngoại ngữ, việc nghiên cứu các tài liệu bằng tiếng nước ngoài hay việc giao tiếp, ứng xử với các tổ chức, cơng dân có yếu tố nước ngồi sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định cụ thể về trình độ ngoại ngữ đối với cơng chức cấp xã. Tuy nhiên, UBND các tỉnh, thành phố sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể để quy định nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của địa phương mình.

+ Trình độ tin học: Ngày nay, trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin

và truyền thơng thì việc trang bị và nâng cao trình độ tin học cho công chức cấp xã là hết sức cần thiết, nó trở thành yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động tác nghiệp chuyên môn của công chức, là cơ sở để thực hiện việc hiện đại hóa nền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức cấp xã thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 27 - 39)