Quan điểm nâng cao chất lượng công chức cấp xã tại thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức cấp xã thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 86)

Biểu đồ 2.19 Kỹ năng lập kế hoạch công tác cá nhân

3.1. Quan điểm nâng cao chất lượng công chức cấp xã tại thành phố

3.1. Quan điểm nâng cao chất lượng công chức cấp xã tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

3.1.1. Quan điểm của Đảng về nâng cao chất lượng công chức cấp xã

Nhận thức được vai trị quan trọng của cán bộ, cơng chức nói chung và cơng chức cấp xã nói riêng đối với sự nghiệp cách mạng, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác xây dựng công chức cấp xã, thông qua việc ban hành nhiều chủ trương, các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao chất lượng công chức cấp xã. Nghị quyết số 03-NQ/TW tại Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII. Hội nghị Trung ương 5 khóa IX, Nghị quyết số 17-NQ/TW, ngày 18-3-2002 về “đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở

xã, phường, thị trấn” đã đề ra phương hướng và làm rõ mục tiêu, yêu cầu đối

với đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở một cách cụ thể hơn: “Xây dựng cán bộ ở

cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, khơng tham nhũng; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở”… Quan điểm,

chủ trương này đã đặt cơ sở cho việc xác định các chức danh công chức và chuẩn hóa cơng chức UBND cấp xã.

Ngày 25/01/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 163/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025 với mục tiêu chung là “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ

về chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức chun nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực,

đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế”.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 25/01/2021 đến ngày 01/02/2021 đã đưa ra 12 định hướng để phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, trong đó có nội dung: “...xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ...”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương Khóa XII, đã đưa ra quan điểm về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, trong đó có nội dung: “...Cán bộ là nhân tố quyết định sự

thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu "then chốt" của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Đảng, phải được tiến hành thường xuyên, thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững...”.

Mục tiêu “Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược có phẩm

chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, đủ sức lãnh đạo đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nước cơng nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”

Gần nhất, ngày 15/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030, trong đó một trong những trọng tâm cải cách hành chính 10 năm tới của nước ta

lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý, chú trọng cải cách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức”.

3.1.2. Quan điểm định hướng của tỉnh Phú Yên

Đối với tỉnh Phú Yên, trên cơ sở quan điểm, chủ trương của Trung ương và mục tiêu, chiến lược nâng cao chất lượng cán bộ, công chức định hướng đến năm 2025 đã được triển khai, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI cũng nêu rõ phải nâng cao trình độ, năng lực, đạo đức cơng vụ của cán bộ, công chức, triển khai hiệu quả chủ trương tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời khẳng định đổi mới mạnh mẽ các khâu trong công tác cán bộ, nhất là đánh giá cán bộ. Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, sử dụng, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài. Đồng thời Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Yên khóa XVII đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, một trong số các nhiệm vụ đó là “xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp ngang tầm yêu

cầu nhiệm vụ, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ”. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy Phú Yên đã ban hành “Chương trình hành động số 07-CTr/TU, ngày 02/7/2021 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có số lượng,

cơ cấu hợp lý, đảm bảo tính kế thừa và phát triển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, có bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có phẩm chất đạo đức trong sáng; có kiến thức, tư duy đổi mới, năng động, sáng tạo, hành động vì lợi ích chung, là hạt nhân của sự đoàn kết; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có uy tín cao, có năng lực lãnh đạo quản lý, trình độ chun mơn đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm theo quy định.

Xây dựng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Phú Yên là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn dân và dưới sự lãnh đạo của cấp ủy

đảng. Phải kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng bảo thủ, hẹp hòi, cục bộ địa phương, thiếu khách quan trong việc đánh giá, sử dụng nguồn nhân lực, nhất là bố trí, sử dụng cán bộ. Thực hiện xã hội hóa mạnh mẽ, nhất là nâng cao vai trị của các tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị, các tổ chức sự nghiệp và các thành phần kinh tế để xây dựng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

3.1.3. Quan điểm định hướng của thành phố Tuy Hòa

Trên cơ sở những quan điểm, định hướng quan trọng của Trung ương, của tỉnh Phú Yên, thành phố Tuy Hòa cũng đã tổ chức quán triệt và ban hành các Nghị quyết, Chương trình hành động… để cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với đặc điểm, tình hình và điều kiện cụ thể của địa phương.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu “xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh,

nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên” đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Tuy

Hòa lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, ngày 07/10/2021 Thành ủy Tuy Hòa đã ban hành Chương trình hành động số 12-CTr/TU về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các cấp “vừa hồng, vừa chuyên”, đáp ứng yêu cầu phát

triển của thành phố đã xác định rõ mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng

chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực lãnh đạo, kỹ năng quản lý; có kiến thức, tư duy đổi mới, năng động, sáng tạo, gương mẫu, trách nhiệm; có trình độ, chun mơn đáp ứng u cầu chức danh và vị trí việc làm; có số lượng, cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự chủ động, kế thừa, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của Thành phố, trong đó phấn đấu: 90% cán bộ chun trách cấp xã có trình độ chun mơn cao đẳng, đại học trở lên và 50% đạt trung cấp lý luận chính trị trở lên, được chuẩn hóa về chuyên mơn, nghiệp vụ, kỹ năng cơng tác và bố trí đúng chun mơn đào tạo”.

3.2. Những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao chất lượng công chức cấp xã tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú n

Đặc điểm, tính chất của đội ngũ cơng chức cấp xã tại thành phố Tuy Hịa nói riêng và cấp cơ sở nói chung được quy định bởi chính vị trí, vai trị của cấp chính quyền cơ sở, là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chăm lo đời sống của nhân dân và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở cơ sở. Chính điều này đã tạo nên tính đặc thù của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở so với cán bộ, công chức nhà nước từ cấp huyện trở lên đến cấp trung uơng. Đa số cán bộ, công chức cơ sở là những người dân cư trú, sinh sống tại địa phương, gắn bó với nhân dân địa phương, do đó những mối quan hệ họ hàng, thân tộc... rất dễ chi phối, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực thi cơng vụ của họ.

Bên cạnh đó, để hồn thành mục tiêu đưa thành phố Tuy Hịa lên đơ thị loại 1 trực thuộc tỉnh Phú Yên vào năm 2025, thì áp lực cơng việc của cơng chức nói chung và cơng chức cấp xã nói riêng ngày càng lớn, nhưng biên chế công chức cấp xã bị giới hạn, việc bố trí cơng chức xã vẫn phải đáp ứng yêu cầu về số lượng cán bộ, công chức cấp xã đã nêu tại Điều 4 Nghị định số 29/2009/NĐ-CP sửa đổi năm 2019 từ 19-23 người, do đó địi hỏi cần phải nâng cao chất lượng cơng chức, nâng cao năng lực và hiệu quả làm việc để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ năng lực càng cao.

Hiện nay, thu nhập từ lương, phụ cấp do Nhà nước chi trả cho công chức cấp xã còn thấp so với mặt bằng chung, chưa tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động, chưa kích thích, tạo động lực cho cơng chức cấp xã yên tâm công tác và cống hiến; bên cạnh đó với nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, do vậy cần có cơ chế đặc thù để thu hút những người có trình độ, chun mơn cao vào làm việc cấp xã.

Trong xu thế hội nhập hiện nay thì khoa học và cơng nghệ là một yếu tố có tác động to lớn đến việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta và của thành phố Tuy Hịa nói riêng. Nó là chìa khóa cho việc hội nhập thành cơng, cho việc thực hiện rút ngắn quá trình CNH-HĐH đất nước bắt kịp với các quốc gia khác trên thế giới. Khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định đến việc thực hiện mục tiêu chuyển nền kinh tế sang nền kinh tế tri thức, cho tiến trình tồn cầu hóa, là một yếu tố có thể nói là nó đi vào mọi mặt của đời sống. Cùng với đó, trình độ tri thức của người dân được tăng lên, họ am hiểu về luật pháp và đời sống xã hội hơn. Địi hỏi cơng chức cấp xã phải thường xun học tập nâng cao trình độ về khoa học cơng nghệ, am hiểu pháp luật, để áp dụng trong công tác và tham mưu giải quyết các vấn đề phát sinh theo nhiệm vụ phân cơng.

Cấp xã có một vị trí và vai trị hết sức quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo và giữ vững ổn định chính trị -xã hội để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh dân chủ, công bằng, văn minh. Việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã là một yêu cầu bức bách, quan trọng hiện nay. Với cương vị đảm nhận, hoạt động của đội ngũ cơng chức cấp xã có ảnh hưởng quyết định đối với đời sống kinh tế- xã hội trên địa bàn họ phụ trách. Đất nước càng đi vào kinh tế thị trường, hội nhập sâu vào khu vực và thế giới, trong thời đại của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế tri thức thì nhiệm vụ ngày càng khó khăn, phức tạp hơn. Do đó cần phải ý thức sâu sắc tầm quan trọng trong nâng cao chất lượng cơng chức cấp xã, nó đã trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thơn ngày nay.

3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt của đội ngũ cơng chức cấp xã là nhân tố quyết định đến hiệu lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền và cải cách hành chính nhà nước ở cơ sở hiện nay. Do đó, để thực hiện mục tiêu nói trên cơng tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn cần phải được đổi mới một cách cơ bản, toàn diện, đồng bộ để hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã thực sự trở thành giải pháp hữu hiệu nhất đẩy mạnh xây dựng và hồn thiện chính quyền cơ sở hiện nay.

3.3.1. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức xã chuyên nghiệp, trách nhiệm và tận tâm

Trình độ và năng lực của cán bộ công chức nói chung và cán bộ cơng chức xã nói riêng ngày càng được nâng cao và chuẩn hóa theo quy định. Nền hành chính đang chuyển từ “cai trị” sang “phục vụ”, lấy sự hài lòng của người dân là tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước. Việc điều chỉnh chức năng, vai trò của nhà nước theo quan điểm “nhà nước nhỏ, xã hội lớn” trong điều kiện ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động quản lý nhà

nước làm cho quy mô công vụ nhỏ lại, nhưng áp lực khối lượng công việc ngày càng tăng.

Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện cơ chế liên thông đội ngũ cán bộ công chức xã với cán bộ cơng chức nói chung và liên thơng giữa nguồn nhân lực khu vực công với nguồn nhân lực khu vực tư. Q trình dân chủ hóa đời sống xã hội, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, đặc biệt là sức mạnh của dư luận xã hội và truyền thơng, địi hỏi cán bộ cơng chức phải biết tạo dựng hình ảnh là một người cán bộ cơng chức liêm chính, gần gũi, thân thiện và hiệu quả. Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phải được nâng cao theo hướng chuyên nghiệp, tinh gọn, trách nhiệm, tận tâm mới có thể đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đặc thù của đội ngũ làm việc ở cấp cơ sở gồm khối cán bộ và khối công chức luôn phải gần dân và sâu sát với dân. Nâng cao chất lượng và năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức cấp xã thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 86)