Đánh giá chất lượng công chức cấp xã tại thành phố Tuy Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức cấp xã thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 77 - 86)

Biểu đồ 2.19 Kỹ năng lập kế hoạch công tác cá nhân

2.3. Đánh giá chất lượng công chức cấp xã tại thành phố Tuy Hòa

2.3.1. Kết quả đạt được

Trong những năm qua chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Tuy Hịa đã được nâng lên rõ rệt, góp phần quan trọng trong việc tổ chức, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền, đảm bảo quốc phịng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị của địa phương vững mạnh.

Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, hiện nay phần lớn công chức cấp xã thành phố Tuy Hịa có bản lĩnh chính trị, lập trường quan điểm vững vàng về đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, gắn bó với nhân dân. Các cấp ủy Đảng, Chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã nhận thức sâu sắc, đúng đắn về vị trí, u cầu của cơng tác cán bộ và nâng cao chất lượng công chức cấp xã trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cơng tác tổ chức cán bộ trong thời gian gần đây ngày càng đổi mới trong triển khai thực hiện đảm bảo khách quan, dân chủ, chặt chẽ và đúng quy trình.

Về cơ bản, đến nay cơng chức cấp xã ngày càng được chuẩn hóa cả về trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị, trình độ tin học, ngoại ngữ và dần thay đổi theo xu hướng tích cực hơn, nâng cao hơn, phù hợp với chức danh đảm nhiệm. Một số chức danh đã có phần lớn cơng chức có trình độ chun mơn phù hợp với vị trí cơng tác, một số vị trí cơng chức đã đạt chuẩn theo quy định. Nhờ đó việc thực thi cơng vụ đã phát huy được năng lực chuyên môn, sở trường công tác, một bộ phận công chức cấp xã đã đáp ứng tốt yêu cầu công tác

tại địa phương. Đối với những cơng chức cấp xã chưa có trình độ chun mơn hoặc có trình độ chun mơn chưa phù hợp với chức danh đang đảm nhận thì đều đã và đang tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành để phục vụ cho công tác. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã cũng được tăng cường, bước đầu chú trọng đến bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ sát với yêu cầu công tác của công chức tại cơ sở.

Trong thực thi công vụ, phần lớn công chức cấp xã đã phát huy được trình độ chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp, phục vụ đạt yêu cầu, nhiệm vụ tại địa phương. Những kỹ năng chủ yếu như soạn thảo văn bản, xử lý thu thập thông tin, viết báo cáo đều được từng bước nâng cao. Trong đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã đã chú trọng đến việc đào tạo, rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho từng chức danh công chức, chú trọng đến kỹ năng thực hành, kinh nghiệm thực tiễn, hạn chế việc đào tạo, bồi dưỡng mang tính đại trà, nặng về lý luận, thiếu trọng trâm, trọng điểm.

Công tác đánh giá, bố trí, sử dụng cơng chức cấp xã được tiến hành thường xuyên, về cơ bản đảm bảo được nguyên tắc, yêu cầu trong công tác. Nhờ những ưu điểm cơ bản như đã phân tích ở trên, chất lượng thực thi công vụ của cơng chức cấp xã thành phố Tuy Hịa đã có sự chuyển biến khá rõ rệt. Nhiều cơng chức cấp xã có ý thức, trách nhiệm tốt, có thái độ cầu thị, khắc phục khó khăn về điều kiện làm việc, mức tiền lương và thu nhập còn hạn chế để nỗ lực phấn đấu cơng tác, hồn thành nhiệm vụ được giao và học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ. Thái độ trong giao tiếp của cơng chức khi thực hiện nhiệm vụ đối với tổ chức, cơng dân đúng mực, có trách nhiệm, tận tình và chu đáo hơn; đóng vai trị then chốt trong việc đưa chủ trương, chính sách đến gần với người dân hơn. Nhờ đó đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, cơng chức cấp xã thành phố Tuy Hịa còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém như sau:

Cơng chức cấp xã vẫn cịn tồn tại một bộ phận nhỏ hạn chế về nhận thức, còn vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, sa sút về phẩm chất, đạo đức lối sống, chưa gương mẫu thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thiếu tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ không tốt, vô cảm” trước những yêu cầu, bức xúc chính đáng của tổ chức và cơng dân, có biểu hiện quan liêu, hách dịch, xa dân, gây phiền hà cho tổ chức và cơng dân.

Trình độ chun mơn của công chức cấp xã thành phố hiện nay đang ở mức trên chuẩn nhưng xét về hình thức đào tạo thì có đến 34% cơng chức đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm, 16% theo hình thức đào tạo từ xa, 9% theo hình thức liên thơng. Việc đào tạo chủ yếu thơng qua hình thức tại chức, vừa làm vừa học, từ xa nên kiến thức của cơng chức cịn mang tính chắp vá, chưa có hệ thống, chất lượng đào tạo chưa cao. Hiện nay, các trường lớp đào tạo chuyên môn mở ra nhiều, song chất lượng đào tạo chưa đáp ứng, chi phí cao, kết hợp tâm lý công chức ngại học hành và xã hội trọng bằng cấp, dẫn đến thực tế là hiện tượng chạy đua bằng cấp để đạt chuẩn theo quy định, kiến thức mà học viên theo học chưa đạt yêu cầu, chất lượng chưa cao, ảnh hưởng chung đến chất lượng cơng chức nói chung và cơng chức cấp xã nói riêng.

Số lượng cơng chức chưa qua đào tạo quản lý nhà nước còn cao cho thấy hạn chế của công chức cấp xã thành phố Tuy Hòa là còn thiếu và yếu về kiến thức quản lý nhà nước, pháp luật. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động thực thi công vụ của công chức do hoạt động của công chức cấp xã là hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ hành chính cơng, thế nhưng việc nắm bắt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào thực tế của công chức lại hạn chế, thiếu sáng tạo, linh hoạt. Khi xu hướng phân cấp mạnh cho chính quyền cấp xã đang trở thành một u cầu tất yếu thì u cầu địi hỏi cần phải có một lực lượng cơng chức cấp xã đủ năng lực quản lý nhà nước để có

thể đảm đương được cơng việc, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cơng vụ của chính quyền cấp xã trong thời gian tới.

Kỹ năng lập kế hoạch công tác cá nhân và kỹ năng tham mưu, đề xuất của cơng chức cấp xã cịn hạn chế do nhận thức và tác phong còn mang dấu ấn của cơ chế quản lý tập trung nên công chức thiếu sự năng động, sáng tạo, làm việc máy móc, khơng biết chủ động trong cơng việc mà chỉ ngồi chờ giao việc. Một bộ phận công chức khi triển khai thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao thì khơng chủ động, cịn chờ văn bản giao việc hoặc đôn đốc mới triển khai thực hiện dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao.

Bên cạnh những cơng chức được đánh giá có thái độ, phẩm chất đạo đức tốt vẫn còn tồn tại những cơng chức có ý thức cơng vụ kém, tác phong làm việc chưa khoa học, tinh thần trách nhiệm chưa cao, vẫn cịn biểu hiện né tránh, đùn đẩy cơng việc gây ảnh hưởng đến tiến độ thực thi công vụ. Một số công chức sau một thời gian công tác rơi vào trạng thái “an phận”, thiếu nhiệt huyết làm việc. Tính tích cực nghề nghiệp của một bộ phận cơng chức cịn hạn chế, kết quả thực hiện công việc chỉ ở mức hoàn thành, đúng thời gian, tiến độ còn chất lượng cơng việc chỉ ở mức trung bình.

Trên thực tế các hiện tượng quan liêu, lãng phí, có thái độ và hành động tiêu cực, mất đoàn kết, cục bộ, phát ngơn tùy tiện vẫn cịn tồn tại ở một số công chức hành chính mà chưa mất đi. Việc thực hành tiết kiệm, chống tham ơ, tham nhũng, lãng phí trong cơng chức và một số cơ quan, đơn vị vẫn cịn nhiều hạn chế; tuy đã có các giải pháp ngăn ngừa, nhưng hiệu quả cịn thấp, có trường hợp phải xử lý trách nhiệm hình sự. Trong quan hệ giải quyết với tổ chức, cơng dân vẫn cịn tình trạng gây khó khăn, phiền hà, vẫn chưa thực sự công tâm, khách quan ở một số công chức cấp xã. Việc xác định trách nhiệm của một số công chức là phải phục vụ tổ chức, công dân vẫn còn nhiều hạn chế. Ảnh hưởng đến năng lực và uy tín của cơng chức cấp xã, làm cho người dân chưa hài lịng, ngại tiếp xúc với cơng chức, mất niềm tin vào chính quyền.

Những hạn chế nêu trên của cơng chức cấp xã thành phố Tuy Hịa đang làm trở ngại cho tiến trình đổi mới, làm hạn chế hiệu lực và hiệu quả hoạt động cơng vụ của chính quyền cấp xã hiện nay. Vì vậy, cơng tác xây dựng, nâng cao chất lượng cơng chức cấp xã thành phố Tuy Hịa là rất cần thiết.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng công chức cấp xã tại thành phố Tuy Hòa, nhưng nguyên nhân chủ yếu đó là:

Thứ nhất, cơ chế sử dụng và tuyển dụng cơng chức cịn chưa hợp lý.

Trong những năm gần đây, chất lượng tuyển dụng công chức cấp xã đã được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, những năm trước đó, chất lượng đầu vào của công chức cấp xã khơng cao, việc tuyển dụng vẫn cịn ảnh hưởng bởi cơ chế “xin - cho”, “thân quen” hoặc một số do gián tiếp từ con đường bầu cử: cán bộ

chuyên trách có chức danh đồn thể, nhưng khi bầu cử lại khơng trúng cử thì chuyển sang làm cơng chức. Do đó, một bộ phận cơng chức hoặc cán bộ chuyên trách mặc dù có trình độ đào tạo chuyên môn chưa phù hợp nhưng vẫn được nhận vào làm, sau đó được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, chủ yếu theo hình thức tại chức, vừa làm vừa học. Cơng tác quy hoạch đơi khi cịn hình thức, chưa coi đây là việc làm thường xuyên, trực tiếp và là trách nhiệm của người quản lý công chức. Vẫn cịn tình trạng quy hoạch chưa gắn với thực trạng cơng chức của địa phương và nhu cầu thực tế nên hiệu quả quy hoạch khơng cao. Ngồi ra, lãnh đạo các phường, xã chưa dự báo được nhu cầu công chức trong tương lai để chủ động tạo ra nguồn đưa đi đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung thay thế về lâu dài, nên khi công chức chun mơn được bố trí cơng việc khác thì khơng có nguồn thay thế kịp thời, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cơng vụ tại cấp xã. Có đơn vị, công chức cấp xã phần lớn là con, cháu của lãnh đạo xã nên ỷ lại, thiếu ý chí phấn đấu. Đặc biệt là chưa có chính sách hợp lý để thu hút sinh viên mới ra trường tình nguyện về công tác cấp xã khi đây là nguồn nhân lực trẻ, đa số được đào tạo bài bản, chất lượng cao.

Thứ hai, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cơng chức cấp xã cịn nhiều hạn

chế bắt nguồn từ nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng mà hiện nay công chức đang tham gia. Phần lớn nội dung, chương trình cịn thiếu kiến thức về kỹ năng quản lý và hội nhập cũng như các kỹ năng cần thiết khác đối với từng chức danh cụ thể; nội dung đào tạo còn trùng lắp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn lãnh đạo, quản lý nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nước; một số chương trình đào tạo cịn nặng về lý luận, dàn trải, thiếu sự liên thông, kế thừa, trùng lặp về nội dung, thiếu tính thiết thực, kỹ năng thực hành đặc biệt là kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc dẫn đến chất lượng và hiệu quả đào tạo thấp. Nhiều cơng chức có chứng chỉ tin học nhưng lại không sử dụng thành thạo máy vi tính. Đồng thời tính kế hoạch trong cơng tác đào tạo bồi dưỡng của thành phố còn chưa cao, chưa xây dựng được những kế hoạch trung hạn, 5 năm, 10 năm. Do đó, việc đào tạo mang tính khơng liên tục, không nâng cao được kiến thức cho công chức. Hơn nữa công tác đào tạo bồi dưỡng cịn mang tính hình thức, chủ yếu để đảm bảo đủ tiêu chuẩn ngạch, bậc.

Thứ ba, công tác đánh giá, quản lý, kiểm tra, giám sát công chức cấp xã

chưa được chú trọng và còn nhiều bất hợp lý. Mặc dù kết quả đánh giá cơng chức hằng năm đều có trên 75% cơng chức cấp xã được đánh giá ở mức hồn thành tốt nhiệm vụ trở lên nhưng thực tế cho thấy việc đánh giá, xếp loại công chức cấp xã chưa gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo để đánh giá công chức và cũng chưa có những tiêu chí rõ ràng, từ đó chủ nghĩa bình qn cịn tồn tại khá phổ biến. Các tiêu chí đánh giá còn chung chung, chưa sát, chưa có tiêu chuẩn với từng vị trí, chức danh công chức nên chưa thể đánh giá đúng năng lực và mức độ hoàn thành công việc thực tế của công chức cấp xã. Cơng tác đánh giá có lúc, có nơi cịn nể nang, không thực chất, kết quả cịn mang tính hình thức, khơng có tính kích thích, tạo sự thi đua, nâng cao trình độ chun mơn, rèn luyện kỹ năng, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm trong cơng việc đảm nhận, thay vào đó làm tăng thói

xu nịnh, xây dựng các mối quan hệ với cấp trên để phát triển. Công tác thanh tra, kiểm tra thực thi công vụ ở cấp xã chưa được thực hiện thường xuyên nên nhiều vấn đề sai phạm của công chức cấp xã chưa được uốn nắn, khắc phục kịp thời cũng như chưa kịp thời động viên, khen thưởng hết đối với những cơng chức hoạt động tích cực, xuất sắc. Chính sự lỏng lẻo trong quản lý đối với việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc, chế độ trách nhiệm đã dẫn tới thái độ, ý thức phục vụ nhân dân, ý thức tổ chức kỷ luật của cơng chức cấp xã cịn hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi công vụ.

Thứ tư, chế độ đãi ngộ đối với công chức cấp xã chưa tạo được động lực

khuyến khích cơng chức phấn đấu làm việc. Chính sách tiền lương hiện nay đối với cơng chức cấp xã cịn mang tính bình qn, phụ thuộc vào hệ số bằng cấp, thâm niên, chưa trả lương theo vị trí, chức danh cơng việc đảm nhận, chưa gắn nghĩa vụ với lợi ích của cơng chức. So với khu vực ngồi nhà nước, tiền lương của cơng chức cấp xã hiện nay nhìn chung cịn thấp, chưa tương xứng với thời gian lao động, sức lực, trí tuệ mà họ bỏ ra và trách nhiệm mà họ phải gánh chịu; chưa đáp ứng nhu cầu thiết yếu và khơng phải là nguồn thu nhập chính của hầu hết cơng chức cấp xã, do đó mức lương như hiện nay khơng cịn ý nghĩa khuyến khích, động viên cơng chức cấp xã tâm huyết với công việc. Cơng chức phần lớn là lao động chính của gia đình, vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc ở cơ quan là điều không thể tránh khỏi. Chế độ tiền lương cịn thấp khơng thu hút được cơng chức có năng lực về tham gia công tác, cống hiến cho địa phương, đồng thời cũng là ngun nhân dẫn đến tình trạng tham ơ, tham nhũng, nhũng nhiễu.

Thứ năm, điều kiện, phương tiện làm việc còn thiếu thốn, lạc hậu. Hiện

nay cịn một số địa phương có trụ sở làm việc đã xuống cấp, hư hỏng do thời gian xây dựng đã lâu, phòng làm việc còn thiếu, cơ sở vật chất chưa đảm bảo tốt nhất điều kiện làm việc cho công chức. Trang thiết bị phục vụ cho công việc của cơng chức cấp xã cịn thiếu, một số nơi hiệu quả sử dụng trang thiết bị chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức cấp xã thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 77 - 86)