Quan niệm, đặc điểm xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất tại quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 25 - 32)

1.1. Khái quát xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất tại cấp huyện

1.1.2. Quan niệm, đặc điểm xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất

cấp huyện

1.1.2.1. Quan niệm xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất tại cấp huyện

Xử lý VPHC về SDĐ là một trong những biện pháp cưỡng chế hành chính của Nhà nước do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền tiến hành nhằm áp dụng các hình thức xử phạt hành chính phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm đối với người sử dụng đất có hành vi vi phạm quy định của pháp luật hành chính về đất đai.

Xử lý VPHC về SDĐ là việc áp dụng các chế tài hành chính thơng thường, bao gồm hình thức xử phạt chính, hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả VPHC gây ra nhằm lập lại trật tự của các quan hệ pháp luật quản lý hành chính về đất đai đã bị xâm hại.

Các cá nhân thực hiện hành vi VPHC, ngồi việc phải chịu trách nhiệm hành chính là các hình thức xử phạt VPHC, cịn bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Trong đó, biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân VPPL về an ninh, trật tự, an tồn xã hội mà khơng phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Tuy nhiên thông thường, trong lĩnh vực đất đai không áp dụng các biện pháp xử lý VPHC khác với các hành vi VPHC trong lĩnh vực đất đai. Trong các hình thức xử lý VPHC, hình thức xử phạt VPHC là hoạt

động quan trọng nhất, có ý nghĩa to lớn trong công tác đấu tranh với VPHC và có tác dụng trực tiếp trong việc củng cố, tăng cường trật tự quản lý nhà nước. Vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất tại quận sẽ tiếp cận dưới góc độ xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng đất.

Xử lý VPHC về SDĐ tại cấp huyện là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền tại cấp huyện căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành để đưa ra các chế tài pháp lý áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có VPHC về SDĐ.

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất

Dựa trên nguyên tắc xử lý VPHC chung theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), nguyên tắc xử phạt hành chính về lĩnh vực đất đai cũng được áp dụng tương tự. Cụ thể:

Thứ nhất, nguyên tắc mọi vi phạm hành chính đều phải được phát hiện,

ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do VPHC gây ra phải được khắc phục đúng quy định của pháp luật.

Nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ mọi VPHC trong lĩnh vực đất đai phải được phát hiện và đình chỉ ngay. Ngun tắc này địi hỏi các cơ quan có thầm quyền phải tích cực, chủ động trong việc thanh tra, kiểm tra và thực thi công vụ để phát hiện kịp thời các VPHC trong lĩnh vực đất đai. Một khi đã phát hiện vi phạm thì phải tiến hành xử phạt một cách nhanh chóng, cơng minh và triệt để, hậu quả phải được khắc phục vì lợi ích của xã hội, bảo đảm lập lại trật tự quản lý đất đai đã bị xâm phạm. Phát hiện kịp thời và xử phạt kiên quyết, nghiêm khắc các hành vi VPHC trong lĩnh vực đất đai có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập và duy trì trật tự quản lý nhà nước về đất đai, có tác dụng tích cực trong giáo dục phịng ngừa và chống tái lặp lại hành vi VPHC trong lĩnh vực đất đai.

Thứ hai, nguyên tắc việc xử phạt hành chính phải tiến hành nhanh

chóng, cơng khai, khách quan, đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng, đúng quy định của pháp luật

Một là, việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai được tiến hành nhanh chóng. VPHC thường được coi là hành vi có tính nguy hiển thấp hơn tội phạm nên thông thường việc xử phạt VPHC không mất quá nhiều thời gian mà vẫn có thể đảm bảo chính xác, đúng pháp luật. Hơn nữa, khi xử phạt VPHC bằng việc áp dụng một số biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hay hoạt động bình thường của người bị xử phạt. Việc xử phạt nhanh chóng sẽ có khả năng ngăn ngừa kịp thời các tác động tiêu cực do VPHC gây ra. Trong thủ tục xử phạt không lập biên bản, quyết định hành chính được ban hành ngay khi người có thẩm quyền phát hiện vi phạm. Trong thủ tục xử phạt có lập biên bản, thời hạn ban hành quyết định xử phạt nói chung là 7 ngày; trong trường hợp pháp luật quy định có giải trình hoặc trường hợp khơng có giải trình nhưng phức tạp thì thời hạn là 30 ngày kể từ ngày lập biên bản VPHC. Với thời hạn như vậy, việc xử phạt VPHC cần được thực hiện nhanh chóng vì nếu hết thời hạn thì người có thẩm quyền khơng được ban hành quyết định để xử phạt hành vi vi phạm đó nữa.

Hai là, việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai phải được tiến hành công khai, minh bạch, khách quan. Hiện nay, công khai đã trở thành nguyên tắc chung trong hoạt động của nhà nước, trừ trường hợp liên quan đến bí mật nhà nước. Nhiều quy định vê xử lý VPHC đã thể hiện nguyên tắc này như: biên bản VPHC phải có chữ ký của người vi phạm hoặc đại diện người vi phạm, nếu người vi phạm khơng có mặt thì phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm; công bố công khai việc xử phạt VPHC trong trường hợp vi phạm gây hậu quả lớn hoặc ảnh hưởng xấu đến xã hội, các quy định về khám người, khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC, khám

phương tiện vận tải cũng chú ý đến việc công bố quyết định khám, có người chứng kiến, lập biên bản về việc khám. Công khai giúp cho việc kiểm soát dễ dàng nên sẽ hạn chế sai phạm trong xử phạt VPHC, cịn khách quan thì đảm bảo chính xác, đúng người, đúng vi phạm.

Ba là, việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai phải đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng, đúng quy định của pháp luật. Xử phạt VPHC là hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước để áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người vi phạm nên chỉ người có thẩm quyền mới có quyền xử phạt VPHC và chỉ được xử phạt trong giới hạn thẩm quyền pháp luật quy định. Thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai được thể hiện cụ thể là ai có quyền xử phạt, được xử phạt đối với những hành vi nào, được áp dụng biện pháp cưỡng chế nào, đến mức độ nào. Việc xử phạt đúng thẩm quyền sẽ tạo nên sự hài hịa, khơng chồng chéo, khơng bỏ sót vi phạm và xử phạt được thuận tiện, chính xác. Việc xử phạt cũng phải đảm bảo công bằng để ai vi phạm cũng đều bị xử phạt, vi phạm giống nhau thì bị xử phạt giống nhau, đồng thời có tính đến yếu tố đặc thù về người vi phạm, điều kiện, hoàn cảnh vi phạm nhưng trong giới hạn pháp luật quy định.

Thứ ba, nguyên tắc việc xử phạt VPHC phải căn cứ vào tính chất, mức

độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng

Bất cứ hành vi VPHC nào cũng có tính nguy hiểm cho xã hội và tùy theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà pháp luật quy định hình thức, mức phạt phù hợp. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi VPHC trong lĩnh vực đất đai tùy thuộc vào nhiều yếu tố như bản thân hành vi đó cụ thể như thế nào, mức độ nghiêm trọng của hậu quả gây ra, người vi phạm là ai, thực hiện hành vi vi phạm trong điều kiện, hồn cảnh nào. Vì vậy, để xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai được nghiêm minh, cơng bằng, có giá trị răn đe, phịng ngừa cao thì khi xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu

quả vi phạm, đối tượng vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình thúc xử phạt

Thứ tư, nguyên tắc xử phạt VPHC khi có hành VPHC do pháp luật quy

định; một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần; nhiều người cùng thực hiện hành vi VPHC thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi VPHC đó; một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

Một hành vi vi phạm pháp luật nói chung đều có 2 dấu hiệu: dấu hiệu nội dung là hành vi đó có tính nguy hiểm cho xã hội; dấu hiệu hình thức là hành vi đó phải được pháp luật quy định là hành vi vi phạm pháp luật. Nguyên tắc này thể hiện quan điểm là chỉ cơ quan có thẩm quyền mới có quyền xác định một hành vi trái pháp luật liên quan đến đất đai nào đó có phải là hành vi VPHC trong lĩnh vực đất đai hay khơng vì trong trường hợp có hành vi thực sự có tính nguy hiểm cho xã hội mà vì lý do nào đó pháp luật chưa quy định đó là hành vi VPHC thì khơng ai có thể bắt cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm hành chính về hành vi đó. Trong trường hợp pháp luật quy định một hành vi là VPHC thì mỗi lần cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi đó sẽ bị xử phạt một lần về hành vi đã thực hiện.

Thứ năm, nguyên tắc người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm

chứng minh VPHC; cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình khơng VPHC.

Để xử phạt VPHC về đất đai đối với cá nhân, tổ chức thì người có thẩm quyền xử phạt phải chứng minh được cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện hành vi VPHC đó trên thực tế. Nếu khơng chứng minh được có vi phạm trên thực tế thì khơng thể xử phạt. Có như vậy, người có thẩm quyền mới có thể biết được xử phạt ai và xử phạt như thế nào để tránh sai xót. Mặc dù vậy, người có thẩm quyền đơi khi vẫn khơng có đủ thơng tin cần thiết hoặc thơng tin họ có

khơng rõ ràng, chính xác nên có thể dẫn đến kết luận sai và ra quyết định sai. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xử phạt, Luật Xử lý vi phạm

hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) đưa ra nguyên tắc cá nhân, tổ

chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình khơng xử phạt VPHC. Ngun tắc này được thể hiện rất rõ trong quy định về quyền giải trình của người bị xử phạt VPHC.

Thứ sáu, nguyên tắc đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì

mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần đối với cá nhân.

Đây cũng là nguyên tắc mới được đưa vào Luật Xử lý VPHC năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Theo đó, khi thực hiện hành vi vi pham có tất cả tình tiết giống nhau thì tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền cao gấp đôi so với mức tiền phạt cá nhân đã thành niên. Nguyên tắc này đã được cụ thể hóa trong tất cả các nghị định quy định về VPHC và xử phạt VPHC trong các lĩnh vực cụ thể cũng như đối với lĩnh vực đất đai.

1.1.2.2. Đặc điểm xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất tại cấp huyện

Xử lý VPHC về SDĐ có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, cơ sở của xử lý VPHC về SDĐ là VPHC về SDĐ. Một chủ

thể bị xử lý VPHC khi và chỉ khi chủ thể đó có hành vi VPPL hành chính trong SDĐ, hay nói cách khác, có hành vi VPHC, thì mới bị xử lý VPHC, khơng có VPHC trong SDĐ thì khơng có trách nhiệm hành chính, cũng như cơ sở của trách nhiệm hình sự là tội phạm, của trách nhiệm dân sự là vi phạm quan hệ dân sự, của trách nhiệm kỷ luật là vi phạm kỷ luật.

Thứ hai, đối tượng bị xử lý VPHC về SDĐ là các cá nhân, tổ chức có

hành vi VPHC trong SDĐ. Xử lý VPHC trong SDĐ được áp dụng đối với người SDĐ bao gồm các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, cơ sở tơn giáo VPHC theo quy định của pháp Luật Đất đai và những người khác nếu có hành vi làm trái với các quy định của pháp luật, về chế độ SDĐ, phá vỡ trật tự quản lý đất

đai như lấn chiếm đất, SDĐ khơng đúng mục đích, tự ý chuyển mục đích SDĐ trái phép, khơng thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, các thủ tục hành chính, các quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai nhưng do hành vi vi phạm mới được thực hiện lần đầu hoặc thiệt hại gây ra khơng lớn, có khả năng khắc phục thiệt hại một cách dễ dàng hoặc đã kịp thời khắc phục nên chưa cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Quy định pháp luật về xử phạt VPHC trong SDĐ, về hành vi vi phạm và các hình thức, biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người SDĐ có hành vi VPPL đất đai là những cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành hoạt động xử phạt VPHC;

Thứ ba, xử lý hành chính về SDĐ được thực hiện chủ yếu bởi các cơ

quan quản lý hành chính nhà nước về đất đai và người có thẩm quyền trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước về đất đai tại quận. Ví dụ: Theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2022/NĐ- CP ngày 06 tháng 01 năm 2022) thì Chủ tịch UBND quận/ huyện là người có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, trên cơ sở các quy định của pháp luật và quy chế phân công nhiệm vụ thì Chủ tịch UBND quận có thể phân cơng cho Phó Chủ tịch phụ trách về cơng tác đất đai và có văn bản giao quyền cho Phó Chủ tịch được giao phụ trách công tác đất đai ký các Quyết định xử lý vi phạm hành chính. Điều đó có nghĩa là khơng phải bất cứ cơ quan nhà nước nào cũng có thẩm quyền xử lý người có hành vi VPHC trong SDĐ. Để tránh việc tùy tiện, lợi dụng việc xử lý VPHC trong SDĐ vì lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực… thì việc xử lý VPHC về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Thứ tư, xử lý VPHC về SDĐ chủ yếu được thực hiện theo thủ tục hành

nhỏ và phổ biến nên việc xử lý VPHC trong SDĐ không theo thủ tục tư pháp như đối với truy cứu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự, mà theo thủ tục hành chính và chủ yếu do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Khơng phải bất kỳ cơ quan quản lý nhà nước nào cũng có thẩm quyền xử lý VPHC trong SDĐ mà chỉ có một số cơ quan nhất định trong số đó được nhà nước trao quyền hạn này. Hoạt động xử lý VPHC trong SDĐ, cũng như việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính nói chung, nằm ngồi hoạt động xét xử của Tịa án. Thủ tục xử lý VPHC trong SDĐ đơn giản hơn so với thủ tục áp dụng cưỡng chế hình sự và dân sự.

Thứ năm, giữa cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thực hiện xử lý

VPHC trong SDĐ và chủ thể bị xử lý VPHC trong SDĐ khơng có quan hệ trực thuộc. Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt việc áp dụng biện pháp xử phạt VPHC và các biện pháp cưỡng chế kỷ luật - dạng cưỡng chế mà cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất tại quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)