Những ưu điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất tại quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 68 - 72)

2.3. Đánh giá thực trạng xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất tạ

2.3.1. Những ưu điểm và nguyên nhân

2.3.1.1. Ưu điểm

Tìm hiểu việc xử phạt VPHC về lĩnh vực đất đai ở quận Tây Hồ thời gian qua, tác giải nhận thấy lĩnh vực này đã đạt được những ưu điểm đáng chú ý sau:

Một là, công tác quản lý đất đai đã được các cấp ủy, Chính quyền và

các đơn vị quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện, luôn được xem xét là một trong nhiệm vụ trọng tâm cần được quan tâm thực hiện, cụ thể:

Quận ủy, UBND quận đã chỉ đạo, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị 06-CT/QUTH ngày 25/10/2006 và các văn bản có liên quan về việc đẩy mạnh công tác xử lý vi phạm trong quản lý và sử dụng đất từ quận đến phường, các khu phố, tổ dân cư từ đó nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai. Cụ thể gồm:

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 19/3/2014 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 14/01/2014 của UBND Thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 28/6/2017 về việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 01/6/2017 của UBND Thành phố về việc tăng cường kỷ cường trong công tác quản lý, sử dụng đất; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, ngăn chặn và xử lý tình trạng vi phạm pháp luật đất đai, lấn chiếm đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Tây Hồ; Kế hoạch số 02-KH/QUTH ngày 12/10/2015 của Quận ủy về việc tăng cường công tác quản lý đất đai, TTXD đô thị và GPMB trên địa bàn quận Tây Hồ giai đoạn 2015- 2020; Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 03/02/2016 của UBND Quận về việc triển khai Kế hoạch số 02-KH/QUTH ngày 12/10/2015 của Quận ủy; Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 25/4/2017 của UBND quận Tây Hồ về việc kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất công, đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng trên địa bàn quận Tây Hồ;.

các kế hoạch, quyết định, văn bản chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đất đai như sử dụng đúng mục đích, đất ngăn chặn và xử lý tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn quận Tây Hồ gồm:

Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 10/4/2018 của UBND quận Tây Hồ về việc kiểm tra việc chấp hành thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai đối với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Quận

Kế hoạch số 265/KH-UBND ngày 20/11/2018 về kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn quận Tây Hồ năm 2019; Quyết định số 384/QĐ-UBND ngày 01/02/2019 về việc thành lập tổ công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Quận;

Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 19/02/2019 về kiểm tra cơng tác cập nhật, hồn chỉnh hồ sơ quản lý đất đai trên địa bàn Quận; Quyết định số 427/QĐ-UBND ngày 28/02/2019 về việc thành lập đồn kiểm tra cơng tác cập nhật, hoàn chỉnh hồ sơ quản lý đất đai trên địa bàn Quận;

Kế hoạch số 98/KH-UBND này 12/3/2019 về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý đất đai năm 2019 trên địa bàn quận Tây Hồ;

Văn bản số 1024/UBND-TNMT ngày 30/7/2019 về việc xử lý vi phạm trong quản lý sử dụng đất nơng nghiệp, đất nơng nghiệp cơng ích trên địa bàn quận Tây Hồ (theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường tại văn bản số 1864/STNMT-TTr ngày 02/7/2019)UNBD quận đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn quận, ban hành quyết định thành lập tổ công tác xử lý vi phạm chung trên toàn quận và tổ công tác xử lý vi phạm trên địa bàn một số phường; giao các ngành chức năng của quận, tổ công tác phối hợp UBND phường rà sốt, phân loại, tổng hợp và hồn thiện hồ sơ xử lý vi phạm đất đai. Đồng thời yêu cầu lãnh đạo các phòng Tài nguyên và Môi trường,

Thanh tra, Tư pháp trực tiếp làm việc với một số phường có nhiều vi phạm để đôn đốc, chỉ đạo việc rà sốt, hồn thiện hồ sơ và tổ chức cưỡng chế vi phạm đất đai theo quy định.

Từ đó đến nay, UBND quận đã ban hành 125 lượt văn bản, định kỳ hàng tháng, hàng quý tổ chức họp giao ban công tác quản ký đất đai, trật tự xây dựng để thường xuyên nắm bắt tình hình, kịp thời chỉ đạo các nhiệm vụ liên quan và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện. Tổ chức 33 cuộc thanh tra công vụ đối với UBND các phường, các phịng ban chun mơn của quận về công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn. Cụ thể: Về công tác thanh tra công vụ: Đã tổ chức 07 lượt thanh tra công vụ đối với UBND các phường về công tác quản lý, sử dụng đất, đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm 04 tập thể, 28 cá nhân để xảy ra sai phạm, tổ chức kiểm điểm với 17 cá nhân để xảy ra sai phạm theo kết luận thanh tra.

Về công tác thanh tra: Tổ chức 26 cuộc thanh tra, gồm 09 cuộc theo kế hoạch, 17 cuộc đột xuất việc chấp hành pháp luật trong QLĐĐ của UBND các phường. Qua thanh tra, UBND Quận đã giao Thanh tra Quận đôn đốc các tập thể, cá nhân có liên quan thực hiện kết luận thanh tra, đồng thời ban hành 44 lượt văn bản đôn đốc, chi đạo thực hiện, tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với 08 cá nhân để xảy ra sai phạm với hình thức khiển trách 05 trường hợp, cảnh cáo 03 trường hợp.

Hai là, Công tác quản lý đất đai trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích

cực, từng bước đi vào nề nếp, ý thức của người dân cũng được nâng cao hơn trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, Luật Xây dựng, kỷ cương trong quản lý đất đai dần được tăng cường, việc sử dụng đất đai có hiệu quả, số lượng vi phạm đã giảm góp phần tích cực vào quá trình phát trình phát triển kinh tế của địa phương.

xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai ở quận Tây Hồ đều là những cán bộ, công chức có trình độ, kỹ năng và trách nhiệm trong cơng tác, điều đó góp phần đưa ra những tham mưu, quyết định xử phạt hành chính đúng đắn, hợp lịng dân.

Bốn là, Trình độ dân trí, mức độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp

luật của người dân ngày càng được nâng cao.

Năm là, Thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực đất

đai ở quận Tây Hồ đã mang lại hiệu quả tích cực như: Thu lại nhiều đất bị lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích hoặc khơng sử dụng để hoang hóa lãng phí, giao đất, cho th đất trái thẩm quyền hoặc sang nhượng, cho thuê trái pháp luật, xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp…

2.3.1.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, đảng, chính quyền

quận được đề cao. Trong công tác quản lý và xử lý vi phạm đất đai, đã sử dụng những biện pháp quyết liệt để xử lý dứt điểm các vụ vi phạm mang tính phức tạp. Các cấp chính quyền và các cơ quan tham mưu ở quận đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, chấn chỉnh, định hướng việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai. Trong các văn bản đó đều yêu cầu các cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo vệ đất đai; xử lý nghiêm các sai phạm. Công tác kiểm tra, thanh tra được tiến hành tương đối thường xuyên góp phần phát hiện kịp thời các vụ vi phạm và đẩy nhanh tiến độ xử lý vi phạm. Uỷ ban nhân dân các phường cũng đã cố gắng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trong công tác xử lý vi phạm về đất đai trên địa bàn phường Tứ Liên, Quảng An, Phú Thượng.

Thứ hai, Việc thực thi pháp luật, xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai

tại quận Tây Hồ được các cơ quan nhà nước thực hiện theo đúng trình tự, quy định của pháp luật, điều này góp phần đấu tranh với các hành vi vi phạm về đất đai và hạn chế làm phát sinh các khiếu kiện tranh chấp kéo dài. Ngồi ra,

để có thể xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất, cán bộ, cơng chức của quận Tây Hồ có thẩm quyền quản lý đất đai phải nghiên cứu, tìm hiểu nắm bắt kịp thời, đầy đủ và sâu sắc nội dung các quy phạm pháp luật về đất đai; quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Bởi lẽ, chỉ khi hiểu biết kịp thời, cặn kẽ các quy phạm pháp luật về lĩnh vực này thì đội ngũ cán bộ, cơng chức mới có thể áp dụng chính xác, đúng pháp luật để xử lý vi phạm pháp luật đất đai.

Thứ ba, Quá trình xử lý lý VPHC trong lĩnh vực đất đai của quận đã

nhận được sự ủng hộ tích cực của người dân, nhất là trong việc phát hiện, thông tin về hành vi vi phạm. Cho đến hiện nay trên địa bàn quận rất hiếm để xảy ra các loại hành vi phạm nghiêm trọng, các trường hợp kéo dài dây dưa việc xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai. Đây là một thuận lợi lớn thể hiện thông tin đến cơ quan nhà nước các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sử dụng đất cho thấy hiệu quả của công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất tại quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)