2.3. Đánh giá thực trạng xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất tạ
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những ưu điểm đã nêu, thực tế quản lý đất đai cũng như xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn quận Tây Hồ cũng còn những tồn tại, hạn chế nhất định, tác giả xin điểm qua một số hạn chế điển hình như sau:
2.3.2.1. Hạn chế
Thứ nhất, Các vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất trên địa
bàn quận mặc dù đã được các cấp ủy chính quyền chỉ đạo xử lý quyết liệt dứt điểm nhưng tình trạng vi phạm vẫn xảy ra, tuy có giảm nhưng số lượng vi phạm vẫn nhiều, có năm số vụ việc vi phạm cịn tăng, đặc biệt vẫn còn xảy ra các trường hợp tái phạm hoặc phát sinh vi phạm tiếp.
Thứ hai, Trong q trình xử phạt vi lý vi phạm hành chính, các chủ thể
tiến hành xử phạt vẫn để xảy ra những thiếu xót, sai phạm nhất định như: việc ghi và ký biên bản. Biên bản lập thiếu chữ ký của người có thẩm quyền xử
phạt VPHC hoặc thành viên tham gia theo mẫu quy định, trong khi đó người khơng tham gia nhưng lại ký vào biên bản. Việc ký biên bản cịn nhầm lẫn về thành phần, biên bản khơng nêu cụ thể cơ sở pháp lý của hành vi vi phạm để làm căn cứ cho việc xử phạt. Có biên bản ghi chưa chính xác hành vi VPHC theo quy định tại các Nghị định về xử lý VPHC trên từng lĩnh vực như đã nêu, có địa phương còn sử dụng sai hình thức quyết định quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Sai về thẩm quyền khi vẫn có trường hợp Phó Chủ tịch UNBD quận ký quyết định xử phạt VPHC khi chưa được Chủ tịch UBND quận ủy quyền về lĩnh vực đó
Thứ ba, Tình trạng vi phạm trong quản lý và sử dụng đất trên địa bàn
quận vẫn còn diễn ra phổ biến như: tình trạng giao đất trái thẩm quyền, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất khơng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, chiếm đất xây dựng nhà, nhà tạm trái phép trên đất công, đất nông nghiệp, vi phạm hành lang thủy lợi, chuyển nhượng trái phép…cụ thể như:
Thứ tư, Áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung và
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất nói riêng cịn bộc lộ một số khiếm khuyết cụ thể sau đây:
Việc áp dụng mức tiền phạt một số hồ sơ của các đơn vị được kiểm tra chưa thực hiện theo đúng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính: "Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó, nếu có tình tiết giảm nhẹ mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng khơng được giảm q mức tối thiểu của khung hình phạt, nếu có tình tiết tăng nặng mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt". Qua kiểm tra, một số hồ sơ khơng có tình tiết giảm nhẹ, khơng có đơn xin giảm nhẹ mức tiền phạt nhưng vẫn được áp dụng mức phạt thấp hơn mức trung bình, có hồ sơ áp dụng mức phạt tiền tối đa hoặc mức phạt cao hơn mức
trung bình của khung nhưng khơng có tình tiết tăng nặng làm căn cứ cho việc áp dụng các mức phạt này.
Hồ sơ khơng có giấy tờ thể hiện việc giao nhận Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (biên bản giao nhận hoặc sổ giao nhận Quyết định xử phạt vi phạm hành chính) nên khơng thể hiện được việc Quyết định xử phạt có được giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm theo đúng thời hạn quy định hay không ("Quyết định xử phạt được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu
tiền phạt trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt") cũng như
khơng kiểm tra được việc người bị xử phạt có chấp hành Quyết định xử phạt theo đúng thời hạn quy định "mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử
phạt" của Luật Xử lý vi phạm hành chính hay khơng. Một số đơn vị có Sổ giao
nhận Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng không ghi rõ thời gian giao nhận. Có hồ sơ thể hiện việc bàn giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính quá thời hạn quy định (quá ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt).
Có hồ sơ áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính là biện pháp tạm giữ tang vật nhưng khơng có Biên bản tạm giữ tang vật, việc bàn giao giấy tờ, tang vật bị tạm giữ cho chủ sở hữu quá thời hạn quy định "10
ngày, kể từ ngày tạm giữ" theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện không đúng thẩm quyền quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Có hồ sơ xử phạt buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không phù hợp với thực tế.
Trong lĩnh vực đất đai, xây dựng có hồ sơ vi phạm đã quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tiến hành xử phạt v.v.
Thứ năm, Một số vụ việc vi phạm mặc dù UBND các phường đã phát
hiện, lập hồ sơ tuy nhiên khơng bố trí xử lý dứt điểm, do vậy nhiều trường hợp đã lập hồ sơ nhưng vẫn phát sinh vi phạm, một số trường hợp cịn để các cơ quan báo chí và có đơn thư khiếu nại ở các phường Tứ Liên, Quảng An…
Thứ sáu, Việc xử lý vi phạm pháp luật đất đai của một số địa bàn trên toàn
quận còn chưa kiên quyết, triệt để, vẫn cịn tình trạng nể nang nên có một số trường hợp vẫn tái phạm hoặc phát sinh vi phạm tiếp. Một số vi phạm còn chưa được xử lý nghiêm, chế tài chưa đủ mạnh và gây phát sinh khiếu nại, tố cáo. Các quyết định xử lý chủ yếu là yêu cầu các cá nhân, tổ chức vi phạm khắc phục hậu quả và trả lại hiện trạng ban đầu như trước khi vi phạm, các cá nhân, tổ chức có sai phạm phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó có một số vi phạm đã được phát hiện nhưng chưa xử lý kịp thời gây nghi ngại cho quần chúng, suy giảm lòng tin của nhân dân và sự nghiêm minh của pháp luật. Một số vi pham tuy được xử lý nhưng không được kiểm tra giám sát chặt chẽ nên việc thi hành quyết định xử phạt chậm hoặc vẫn để tái phạm. Tình trạng này khiến hiệu quả xử lý khơng cao, mục đích giáo dục, ngăn chặn vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai khơng được như mong muốn.
Bên cạnh đó mặc dù đã có những tiến bộ nhất định nhưng nhìn chung chất lượng xử lý VPHC chưa cao, cán bộ xử lý vẫn còn hạn chế, chưa cương quyết đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ tình hình mới, tổ chức bộ máy quản lý về đất đai chưa được tăng cường và kiện toàn kịp thời.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Những tồn tại, bất cập trong thi hành pháp luật đất đai nói chung và thực thi các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất nói riêng tại quận Tây Hồ nêu trên do một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, Pháp luật về đất đai còn một số nội dung chưa đủ rõ, chưa
phù hợp; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai được ban hành nhiều nhưng còn thiếu đồng bộ, có mặt cịn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu thống nhất giữa pháp luật đất đai với các pháp luật khác. Việc phân cấp thẩm quyền trong quản lý đất đai chưa đi đôi với quy định cơ chế bảo đảm quản lý thống nhất của Trung ương; mặt khác chưa phù hợp với năng lực thực hiện pháp luật của địa phương. Chế tài xử lý vi phạm pháp luật về đất đai còn thiếu và
chưa đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi vi phạm.
Thứ hai, Chính sách, pháp luật về đất đai thường xuyên thay đổi trong
từng giai đoạn lịch sử, không ổn định, còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn với pháp luật về dân sự, pháp luật về khiếu nại, tố cáo dẫn đến tình trạng khó phân định thẩm quyền giải quyết, chất lượng giải quyết chưa cao đối với một số trường hợp khiếu kiện của cơng dân dẫn đến tình trạng khiếu nại khơng có điểm dừng, khơng rõ trách nhiệm cuối cùng thuộc về cơ quan nào v.v...
Thứ ba, Khu vực ngồi đê của quận Tây Hồ chưa có quy hoạch sử dụng
đất cho nên việc lập phương án sử dụng đất cịn mang tính tạm thời, gặp nhiều khó khăn về cơ sở pháp lý.
Thứ tư, Quận Tây Hồ có 06/08 phường có đất nơng nghiệp xen kẹt
trong các khu dân cư do việc canh tác không hiệu quả, một số hộ gia đình tự ý xây dựng nhà ở, cơng trình trái phép làm cho công tác quản lý đất đai của chính quyền cơ sở gặp khó khăn. 05/08 phường có đất bãi ngồi sơng Hồng, một số người dân đã vi phạm pháp luật xây dựng nhà kiên cố không phép, tồn tại trong nhiều năm khơng bị xử lý gây khó khăn cho cơng tác quản lý và xử lý vi phạm.
Thứ năm, Việc khai thác quỹ đất sau thu hồi ngồi bãi sơng Hồng cịn
gặp nhiều khó khăn do chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể và có nhiều bất cập bởi quy định của Luật Đê điều, nên việc khai thác sử dụng đất còn nhiều hạn chế.
Thứ sáu, Một số người dân vẫn cố tình vi phạm bằng nhiều hình thức
như quây tôn, quây bạt, quây tôn xây bên trong, xây ngồi giờ hành chính (ban đêm), ban ngày đóng cửa khơng có thợ thi cơng, lợi dụng các ngày lễ, ngày tết, thứ 7…gây khó khăn cho việc kiểm tra, quản lý, xử lý vi phạm.
Thứ bảy, Hệ thống hồ sơ quản lý về đất đai các cấp còn chưa được
Thứ tám, Phương pháp vi phạm ngày càng tinh vi, các hành vi vi phạm
chủ yếu diễn ra vào các ngày lễ tết, ngày nghỉ, ngồi giờ làm việc; lơi kéo đơng người, báo chí gây áp lực, cản trở chính quyền khi thực hiện xử lý vi phạm.
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, Chính quyền một số phường cịn chưa kiên quyết, chưa tiến
hành thường xuyên, liên tục và đưa ra các hình thức tuyên truyên truyền hiệu quả đối với các chính sách pháp luật về đất đai, về hoạt động xây dựng, đô thị và môi trường trong quần chúng nhân dân; trang thiết bị phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai, mơi trường cịn thiếu, năng lực cán bộ làm công tác thanh tra, xử lý vi phạm mặc dù đã được tập huấn, đào tạo nhưng vẫn còn hạn chế, đặc biệt là cấp cơ sở. Việc xử lý người vi phạm và người quản lý để xảy ra vi phạm đơi khi vẫn cịn cả nể, thiếu cương quyết chưa đủ sức răn đe, một số chính quyền cơ sở cịn né tránh trách nhiệm chưa thực sự vào cuộc.
Thứ hai, Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy chính quyền đơi lúc cịn
chưa sát sao dẫn đến một số đơn vị cấp cơ sở chưa tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm những thiếu sót về giao đất, cấp đất trái thẩm quyền, sử dụng đất sai mục đích. Trong khi đó lại chưa có biện pháp tích cực để xử lý những cơ quan, đơn vị, tổ chức, người đứng đầu đơn vị để xảy ra vi phạm pháp luật đất đai. Sự phối hợp giữa các cấp cịn chưa chặt chẽ. Tình trạng này dẫn đến tồn đọng các vụ vi phạm hành chính chưa được xử lý, mặt khác làm gia tăng số vụ vi phạm phát sinh mới trong lĩnh vực đất đai.
Thứ ba, Ý thức trách nhiệm của một số ít cán bộ cơng chức địa chính chưa
cao, năng lực cịn hạn chế dẫn đến một số vụ việc vi phạm về đất đai lập hồ sơ xử lý còn chậm, chưa chủ động báo cáo tham mưu, đề xuất với UBND phường tiến hành xử lý ngay từ đầu, dẫn tới xử lý không kịp thời, hoặc khi tiến hành xử lý, xử lý không triệt để, để tái vi phạm, gây khó khăn cho cơng tác xử lý.
cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc quản lý, xử lý các vi phạm về đất đai trên địa bàn quản lý; Ý thức chấp hành các quy định về công tác quản lý đất đai của một số người dân cịn hạn chế.
Thứ năm, Cơng tác tổ chức thực hiện pháp luật về đất đai nói chung và
thực hiện các quy định xử phạt hành chính về đất đai nói riêng chưa nghiêm, việc phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai đặc biệt là công tác tuyên truyền vận động và hoạt động phối hợp giữa các cơ quan đơn vị chức năng trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có việc, đơi khi cịn chưa phối hợp chặt chẽ.
Thứ sáu, Kinh phí phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi
phạm, cưỡng chế thu hồi đất của các đối tượng có sai phạm cịn gặp nhiều khó khăn, bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai chưa được kiện toàn, củng cố đặc biệt đội ngũ cấp cơ sở chưa mang tính chun mơn hóa cao, chủ yếu là cơng chức kiêm nhiệm. Lực lượng cán bộ thanh tra có chun mơn về tài ngun và mơi trường hạn chế, trong khi đó lực lượng làm cơng tác thanh tra mỏng, do vậy, phạm vi, mức độ cũng như số lượng, chất lượng của cơng tác thanh tra cịn hạn chế.
Tiểu kết Chƣơng 2
Tại Chương 2, tác giả đã xem xét, đánh giá thực trạng thi hành lĩnh vực pháp luật này tại quận Tây Hồ khu trú vào một số vấn đề cơ bản sau:
Một là, khu vực ngồi đê chưa có quy hoạch sử dụng đất do nên việc lập phương án sử dụng đất còn mang tính tạm thời, gặp nhiều khó khăn về cơ sở pháp lý.
Hai là, việc thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất của quận Tây Hồ đạt được những kết quả tích cực; song cũng cịn bộc lộ một số hạn chế, khiếm khuyết.
Ba là, những hạn chế, khiếm khuyết của quá trình thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất của tại quận Tây Hồ.
Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực xử lý VPHC trong SDĐ tại quận Tây Hồ ở Chương 3.
Chƣơng 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI QUẬN TÂY HỒ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI