1.1. Khái quát xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất tại cấp huyện
1.1.3. Vai trò của xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất tại cấp
Xử lý vi phạm hành chính trong sử dụng đất có vai trị rất quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai, nó mang tính răn đe, giáo dục, trừng trị đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
pháp luật đất đai nói riêng đã gây ra những hệ quả tiêu cực đối với đời sống kinh tế - xã hội, cụ thể:
Một là, hành vi vi phạm pháp luật đất đai xâm phạm đến khách thể của hoạt động quản lý nhà nước về đất đai. Trật tự quản lý đất đai do Nhà nước xây dựng bị phá vỡ, làm rối loạn sự vận hành của quan hệ đất đai vận động theo một quỹ đạo quản lý thống nhất của Nhà nước. Điều này khiến Nhà nước khơng kiểm sốt được thị trường đất đai gây tác động tiêu cực đến sự hấp dẫn của môi trường đầu tư - kinh doanh ở nước ta. Hơn nữa, hành vi vi phạm pháp luật đất đai không chỉ dẫn đến việc phá vỡ trật tự quản lý và sử dụng đất đã được xác lập mà còn là nguyên nhân của những tranh chấp, mâu thuẫn nảy sinh trong nội bộ nhân dân; thậm chí phát triển thành những "điểm nóng" gây mất ổn định về chính trị - xã hội.
Hai là, hành vi vi phạm pháp luật đất đai là biểu hiện sự coi thường pháp luật, thể hiện ý thức pháp luật ở một trình độ thấp của người dân nói chung và cán bộ, cơng chức nhà nước nói riêng, khơng tơn trọng các quy tắc ứng xử chung của cộng đồng trong lĩnh vực đất đai. Đây là điều không thể chấp nhận được trong một nhà nước pháp quyền. Nơi mà ở đó tính thượng tơn của pháp luật được tôn trọng và đề cao. Mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội phải tuân thủ pháp luật; không một tổ chức, cá nhân nào được "đứng trên" pháp luật.
Để thiết lập và duy trì trật tự kỷ cương trong xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân trong sử dụng đất thì hành vi vi phạm pháp luật đất đai phải được pháp luật xử lý kịp thời, dứt điểm, nghiêm minh và bị lên án mạnh mẽ.
Thứ hai, quá trình chuyển đổi nền kinh tế được quản lý theo cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp, kế hoạch hóa cao độ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ tồn tại nhiều thành phần kinh tế có lợi ích khơng
đồng nhất, thậm chí đối lập, mâu thuẫn với nhau. Để các thành phần kinh tế cùng tồn tại, hợp tác và phát triển đòi hỏi Nhà nước phải giải quyết một cách hài hịa lợi ích của những chủ thể này. Muốn vậy, chúng ta cần phải xây dựng Nhà nước và pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Pháp luật với những đặc trưng mang tính đặc thù là tính quy phạm, tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế và tính tự điều chỉnh sẽ tạo lập được sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ cho mọi thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. Điều này có nghĩa là pháp luật thơng qua cơ chế điều chỉnh sẽ tác động vào những hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia quan hệ đất đai trên hai phương diện: i) Đối với những ứng xử của các chủ thể tham gia quan hệ đất đai phù hợp với lợi ích chung của xã hội thì pháp luật bảo vệ, khuyến khích phát triển; ii) Ngược lại, đối với những ứng xử của các chủ thể tham gia quan hệ đất đai khơng phù hợp với lợi ích chung của xã hội thì pháp luật xử lý, ngăn chặn và tiến tới loại bỏ dần khỏi đời sống xã hội. Hơn nữa, pháp luật cịn có chức năng kiến tạo giúp người sử dụng đất thay đổi nhận thức và có những hành vi ứng xử đúng đắn nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình song khơng làm phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội và của người sử dụng đất khác.
Thứ ba, pháp luật có mục đích là giáo dục, răn đe con người để họ có
những hành vi ứng xử vừa mang lại lợi ích cho bản thân mình nhưng lại khơng làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Tuy nhiên, nếu giáo dục, thuyết phục khơng mang lại hiệu quả thì pháp luật phải trừng trị, xử lý đối với những người có hành vi ứng xử làm phương hại đến lợi ích chung của cộng đồng cũng như lợi ích hợp pháp của các cá nhân khác. Hành vi vi phạm pháp luật đất đai cũng cần phải được xử lý thích đáng. Có như vậy thì tính nghiêm minh, tính thượng tơn của pháp luật mới được mọi người trong xã hội chấp hành và tuân thủ triệt để.
Thứ tư, đất đai vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt, vừa là lãnh thổ quốc gia,
nơi cư trú của con người, là địa bàn xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng; đồng thời là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Do đó, đất đai là khách thể đặc biệt thuộc đối tượng bảo vệ nghiêm ngặt của pháp luật. Hơn nữa, đất đai không do con người tạo ra mà do tự nhiên tạo ra, cố định về vị trí địa lý và bị giới hạn bởi khơng gian, diện tích đang có xu hướng giảm xuống do sự tác động của con người và thiên nhiên; trong khi đó, nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng tăng do sự bùng nổ dân số. Ở khía cạnh khác, dẫu đất đai khơng do con người tạo ra song nó lại kết tinh lao động quá khứ của các thế hệ cha anh, trải qua hàng ngàn năm, người Việt Nam đã đổ bao xương máu, mồ hôi, công sức mới tạo lập được vốn đất đai như ngày nay. Hơn nữa, đất đai là nguồn tài nguyên rất khó tái tạo hoặc nếu tái tạo phải bỏ ra một số tiền khơng nhỏ nếu bị xâm phạm. Vì vậy, Nhà nước cần phải xây dựng các quy định về xử lý vi phạm pháp luật đất đai nhằm phòng ngừa, răn đe hoặc trừng trị những hành vi sử dụng đất sai mục đích, lãng phí, kém hiệu quả.
Thứ năm, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường,
dưới tác động của các quy luật khách quan của cơ chế thị trường người dân ngày càng nhận thấy giá trị to lớn của đất đai. Chính vì vậy bên cạnh việc sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả thì các vi phạm pháp luật đất đai trong sử dụng đất nhằm mục đích thu được lợi nhuận tối đa cũng ngày càng gia tăng. Điều này không chỉ đẩy giá đất lên cao gấp nhiều lần so giá trị thực mà còn gây lũng đoạn hoạt động của thị trường quyền sử dụng đất và làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước đối với đất đai v.v. Để khắc phục, tiết chế thực trạng này thì các vi phạm pháp luật về sử dụng đất cần phải được xử lý bằng pháp luật. Có như vậy mới góp phần làm lành mạnh hóa hoạt động của thị trường quyền sử dụng đất - một thành tố quan trọng để bảo đảm cho nền
kinh tế thị trường ở nước ta vận hành thông suốt và đồng bộ.