3.1. Dự báo tình hình và định hƣớng đảm bảo xử lý vi phạm hành
3.1.2. Định hướng đảm bảo xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử
dụng đất tại quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Thứ nhất, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất đảm bảo đúng quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng về đổi mới chính sách, pháp luật đất đai
Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất phải quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới tạo nền tảng để đến năm 2025 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Những quan điểm, đường lối này được ghi nhận trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI; XII, XIII; Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (Khóa IX), Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 (Khóa XI) v.v...
Đảng lãnh đạo bằng việc ra chủ trương, đường lối cụ thể trong lĩnh vực đất đai; Nhà nước thể chế hóa những đường lối, chủ trương đó thành pháp luật, thành những quy định chung thống nhất trên quy mơ tồn quốc về quản lý, sử dụng đất đai và xử lý VPHC về đất đai. Đồng thời, Đảng thường xuyên theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo việc chấp hành đường lối, chủ trương đó; Khuyến khích những mặt tốt, tích cực, xử lý, uốn nắn kịp thời những lệch lạc, vi phạm. Ngồi ra Đảng cịn lãnh đạo bằng vai trò tiên phong của các đảng viên trong chấp hành pháp luật đất đai, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Đảng lãnh đạo ở đây không phải Đảng làm thay Nhà nước. Sự tin yêu của nhân dân đối với Nhà nước và sự tham gia tích cực của Nhân dân vào quản lý nhà nước về đất đai, sự tuân thủ những quy định của pháp luật về đất đai, xử lý VPHC về đất đai, đó chính là một trong những
tiêu chuẩn để đánh giá sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai và xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai.
Công tác quản lý đất đai, xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn quận Tây Hồ tạo tiền đề quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững. Chính vì vây cấp ủy, chính quyền từ quận đến phường trên địa bàn đều đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước cũng như các quy định của địa phương về quản lý đất đai và xử lý VPHC trong sử dụng đất, xử lý nghiêm và triệt để những trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, phát huy tinh thần trách nhiệm và sức mạnh của cả hệ thống chính trị tồn quận, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền phường, cơ sở trong cơng tác quản lý đất đai, xử lý VPHC trên địa bàn; duy trì, quản lý tốt cơng tác quản lý đơ thị, quy hoạch xây dựng đúng theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất đai đảm bảo trên cơ sở tăng cường chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức
Tăng cường số lượng và chất lượng cho lực lượng xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai. Trong hoạt động xử lý VPHC nói chung và xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng, các chủ thể có thẩm quyền xử lý VPHC giữ vai trị đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của hoạt động áp dụng luật.
Trong nhiều trường hợp đòi hỏi chủ thể có thẩm quyền xử phạt phải vừa có kiến thức pháp luật vừa có kiến thức chuyên ngành mới có thể phát hiện và xử lý đúng đối tượng, đúng hành vi vi phạm. Do vây, việc tăng cường số lượng của lực lượng xử phạt cần thực hiện theo hướng tăng cường lực lượng cán bộ chuyên trách cho cấp quận, phường.
Mặt khác, trên thực tế vẫn cịn khơng ít chủ thể có thẩm quyền xử phạt hiểu chưa đúng, chưa đủ các quy định về xử lý VPHC nói chung và xử lý
VPHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng nên áp dụng khơng đúng quy định của pháp luật, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xử lý vi phạm. Trong khi việc tập huấn kiến thức pháp luật xử lý VPHC hiện nay mới chỉ dừng ở việc phổ biến nội dung quy định pháp luật mà chưa chú ý đến việc tập huấn chuyên sâu, nâng cao trình độ cho các chủ thể có thẩm quyền xử phạt. Do đó, cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai đối với các tình huống cụ thể cho các chủ thể có thẩm quyền xử phạt.
Ngồi ra, cần đảm bảo đủ trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hoặc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Nêu cao vai trị, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở trong công tác xử lý vi phạm về đất đai. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt và lâu dài của cả hệ thống chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, tổ chức thực hiện của chính quyền và cơng tác vận động quần chúng của MTTQ và các đoàn thể từ Quận đến cơ sở.
Mở lớp tập huấn cho các cán bộ chun mơn về cơng tác xử lý VPHC nói chung và xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, tính chun nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân; bên cạnh các khía cạnh khác nhau của cơng tác tổ chức cán bộ, cần phải chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ.
Công đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ngành quản lý đất đai được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Trong Đề án tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành quản lý đất đai đã đề ra nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Quản lý đất đai. Theo đó, phải xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ nhằm phát triển nguồn nhân lực quản lý đất đai đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh của
Ngành. Trong những năm qua, việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ từ trung ương đến địa phương nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ ngành quản lý đất đai vừa có chun mơn nghiệp vụ vừa có đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ tốt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Thứ ba, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất trên cơ sở tăng cường, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trên địa bàn
Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân nhằm hạn chế VPHC trong lĩnh vực đất đai. Trên thực tế, hiệu quả của cơng tác đấu tranh phịng ngừa VPHC bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Tuy nhiên, hiện nay việc phổ biến tuyên truyền mới chủ yếu được tổ chức cho lực lượng có thẩm quyền xử phạt chứ chưa sâu sát đến từng bộ phận dân cư. Do đó ý thức chấp hành pháp luật về đất đai chưa tốt dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật đất đai cần xử lý bị gia tăng. Khi các VPHC bị phát hiện và xử lý đã có nhiều đối tượng khơng những khơng nhận thức được mức độ vi phạm của mình mà cịn thách thức, gây sự với người thi hành công vụ, khiến cho hiệu quả công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai bị giảm đi đáng kể.
Để nâng cao ý thức pháp luật của người dân về xử lý VPHC, Nhà nước cần có sự quan tâm đầu tư hơn nữa tới hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Hoạt động này cần được thực hiện thường xuyên và kết hợp thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng như: sinh hoạt chuyên đề, tuyên truyền phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, phát tờ rơi, phát động các cuộc thi tìm hiểu tìm hiểu pháp luật… bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu, đầu tư xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng, vùng miền, khu vự sinh sống.
Tuân thủ và thực hiện pháp luật suy cho cùng đều do người dân thực hiện, vì vậy, để tăng cường đấu tranh chống VPHC về đất đai, xây dựng nhà nước pháp quyền do dân, vì dân thì yêu cầu đặt ra là phải làm thế nào để mọi người dân đều hiểu rõ những quy định của pháp luật nói chung và quy định của pháp luật về đất đai nói riêng.
Công tác xử lý vi phạm về đất đai vừa nhằm đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, vừa tạo sự công bằng cho xã hội; cần tạo sự đồng thuận của nhân dân; đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự ở cơ sở và trên địa bàn tồn Quận trong q trình tổ chức thực hiện.
Thứ tư, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất trên cơ sở phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính quyền trong cơng tác quản lý đất đai
Hệ thống chính quyền các cấp cần chỉ đạo giải quyết các vi phạm một cách nghiêm túc, triệt để, đồng bộ, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật và không để kéo dài; vi phạm thuộc thẩm quyền của cấp nào, cấp đó phải tự chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo giải quyết. Kiên quyết xử lý những tập thể, cá nhân liên quan đến các vi phạm về đất đai, khơng để phát sinh mới trên địa bàn tồn Quận.
Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng từ Quận đến cơ sở; hiệu lực hiệu quả chỉ đạo quản lý của chính quyền; cơng tác vận động tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ Quận đến cơ sở trong trong việc thực hiện chính sách, pháp luật đất đai, lập lại kỷ cương pháp luật trên địa bàn Quận.
Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Quy chế dân chủ và công khai minh bạch các quy định trong lĩnh vực quản lý đất đai trên địa bàn Quận.
Tiếp tục triển khai thực hiện các Chỉ thị, Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố, Quận ủy và các cấp về công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận Tây Hồ đảm bảo có hiệu quả, kỷ cương trong cơng tác quản
lý, sử dụng đất; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, ngăn chặn và xử lý tình trạng vi phạm pháp luật đất đai, lấn chiếm đất nơng nghiệp, đất nơng nghiệp cơng ích, đất cơng trên toàn địa bàn Quận.
3.2. Giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất tại quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về sử dụng đất
Để tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, Nhà nước ta đã và đang không ngừng ban hành, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai và xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai để tạo ra hành lang pháp lý điều chỉnh những quan hệ xã hội hết sức phức tạp và nhạy cảm đang tồn tại trong lĩnh vực này.
Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất phải dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Theo đó, để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai; đi đôi với việc thường xuyên giáo dục đạo đức, đề cao kỷ luật trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước; cải cách chế độ tiền lương và đảm bảo những điều kiện vật chất cần thiết cho các cán bộ, công chức nhà nước nói chung và cán bộ, cơng chức làm nhiệm vụ quản lý đất đai nói riêng để họ chuyên tâm dồn hết tinh thần, năng lực vào việc quản lý đất đai; phát hiện và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật đất đai v.v
Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất phải đặt trong mối quan hệ tổng thể của q trình hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam theo hướng công khai, minh bạch, thống nhất và đồng bộ đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng Nhà nước và pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất phải đặt trong mối quan hệ với q trình cải cách thủ tục hành chính; với q trình cải cách tư pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, tăng cường tính pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát hiện và xử lý kịp thời, dứt điểm, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất phải dựa trên việc nghiên cứu, đánh giá, tổng kết 10 năm thi hành Luật Đất đai năm 2013 nhằm chỉ ra những hạn chế, tồn tại của lĩnh vực pháp luật này. Trên cơ sở đó, Nhà nước nghiên cứu xây dựng và ban hành các quy định mới về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất cần tiến hành đồng thời với công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân nói chung và của người sử dụng đất nói riêng về việc chấp hành tốt pháp luật đất đai. Bởi lẽ, muốn đưa pháp luật đất đai đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, Nhà nước cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Những giải pháp này bao gồm việc tạo lập cơ chế thực thi có hiệu quả, xây dựng hệ thống pháp luật đất đai thống nhất, đồng bộ; tăng cường tính pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân v.v. Thực tế thi hành pháp luật cho thấy khi ý thức pháp luật của người dân chưa được nâng cao thì tình hình vi phạm pháp luật khó có chiều hướng suy giảm. Con người có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng đắn. Ngược lại, thái độ coi thường, ý thức chấp hành pháp luật kém dẫn đến người sử dụng đất có những vi phạm pháp luật đất đai. Do đó, muốn đấu tranh xử lý có hiệu quả vi phạm pháp luật đất đai thì chúng ta khơng thể không tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người sử dụng đất về pháp luật đất đai nói chung và về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
nói riêng. Cơng tác này phải được tiến hành liên tục, thường xuyên với những hình thức thực hiện phong phú, đa dạng, hiệu quả phù hợp với hoàn cảnh, thực tế đặc thù của từng địa phương.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn thi hành Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai, Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2022) được ban hành đã khắc phục nhiều thiếu sót của Nghị định 102, có nhiều điểm mới tiến bộ và là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp cho công tác quản lý, SDĐ trong thời gian tới.
Suy cho cùng, pháp luật là sản phẩm của quá trình tư duy của các nhà