1.1.4.1 .Khái niệm công chức
1.1.4.2. Đặc điểm công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban
nhân dân huyện
Hiện nay ở Việt Nam, cấp Trung ương là cấp hành chính cao nhất, có chức năng quản lý nhà nước trên phạm vi lãnh thổ quốc gia. Tuy nhiên, dưới cấp Trung ương cịn nhiều cấp hành chính địa phương. Các cấp hành chính này được thể hiện rõ trong Điều 10 – Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi và bổ sung năm 2013. Theo đó, nước chia thành tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường; đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập (Điều 110). Trong phân cấp hành chính này, cấp huyện là cấp hành chính trung gian, nằm giữa cấp tỉnh và cấp xã, cấp huyện không chỉ bao gồm một mình đơn vị huyện mà còn bao gồm cả quận, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Cấp huyện là phân cấp có vai trị thực hiện các chính sách, các quyết định mà UBND cấp tỉnh đưa ra. Bên cạnh việc thực hiện các chính sách, quyết định thì cấp huyện cịn có vai trị tham mưu cho cấp tỉnh về các công tác quan trọng như quản lí kinh tế, văn hóa và xã hội. Cấp huyện cũng là cấp hành chính trực tiếp, sát sao nhất khi thực hiện mọi công việc ở địa phương, từ đó cấp này trở thành cấp phát hiện và giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, khúc mắc khi thi hành các chính sách, chủ trương mà cấp trên đưa ra.
Công chức của các cơ quan chun mơn thuộc UBND huyện có những đặc điểm chung sau đây:
* Tính chất cơng việc
Cơng chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện làm việc thường xuyên trong các cơ quan chuyên môn cấp huyện nhất định, có tính chun mơn nghiệp vụ rõ rệt. Trong đó, tính thường xun thể hiện ở việc sau khi được tuyển dụng, công chức sẽ làm việc, công tác thường xuyên, liên tục, khơng có tình trạng gián đoạn về mặt thời gian. Tính chun mơn nghiệp vụ được thể hiện bằng việc công chức được tuyển dụng sẽ được xếp vào một ngạch cụ thể (ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức). Ngạch công chức bao gồm: chuyên viên cao cấp và tương đương; chuyên viên chính và tương đương; chuyên viên và
tương đương; cán sự và tương đương; nhân viên. Như vậy, công chức là chuyên viên cao cấp tương đương có thứ bậc về năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ là cao nhất, thứ bậc đó giảm dần cho đến nhân viên.
* Con đường hình thành cơng chức
Cơng chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có hai con đường hình thành: bổ nhiệm và tuyển dụng. Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng công chức được quy định tại Điều 39 Luật cán bộ, công chức. Người được tuyển dụng phải trải qua kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định của pháp luật sau khi đã đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức và không phải những người được quy định tại Khoản 2 Điều 36. Nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với vị trí tuyển dụng, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng người có phẩm chất, trình độ, năng lực phù hợp với vị trí việc làm.
Bên cạnh đó, đối với những người thỏa mãn các điều kiện tuyển dụng và cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thơng qua xét tuyển.
Người được tuyển dụng vào công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định của Chính phủ. Trong thời gian tập sự, công chức được làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng. Sau quá trình tập sự, nếu cơng chức được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đánh giá là có phẩm chất đạo đức và năng lực thực hiện công việc đạt yêu cầu thì sẽ được đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cơng chức quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch. Như vậy, tuyển dụng là con đường đặc thù để hình thành cơng chức.
hình thành cơng chức của các cơ quan chun môn thuộc UBND huyện. Việc bổ nhiệm diễn ra với công chức giữ vị trí lãnh đạo, quản lý. Việc bổ nhiệm công chức giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm cơng chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
* Nơi làm việc
Công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện gồm những người được qui định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 06/2010/NĐ-CP như sau:
- Chánh văn phịng, Phó Chánh văn phịng và người làm việc trong Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chánh văn phịng, Phó Chánh văn phịng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân;
- Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.
* Thời gian công tác
Công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện đảm nhiệm công tác từ khi được bổ nhiệm, tuyển dụng cho tới khi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động mà không hoạt động theo nhiệm kì như cán bộ (Điều 60 – Luật cán bộ, công chức năm 2008). Chấm dứt đảm nhiệm chức vụ khi đến tuổi nghỉ hưu: Nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi (Quy định tại Nghị định số 135/2020/NĐ-CP).
* Chế độ lao động
Công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện được biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (Điều 12 – Luật cán bộ, công chức
năm 2008); đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những đặc điểm của cơng chức nói chung cũng như cơng