1.1.4.1 .Khái niệm công chức
3.2. Một số giải pháp hồn thiện văn hóa công vụ của công chức
3.2.2. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng và xử phạt
Tất cả mọi cơ quan chuyên môn trong mọi hoạt động đều không thể thiếu khâu kiểm tra, giám sát. Kiểm tra, giám sát không chỉ là một hành động cuối cùng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước mà là một q trình diễn ra song song với tất cả các hoạt động. Mục đích của cơng tác này là chỉ ra được ưu điểm và hạn chế của công việc mà cơ quan chun mơn đang thực hiện, từ đó có phương án nâng cao hiệu quả, chất lượng cơng việc. Nhìn từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, VHCV của CC là nội dung nằm trong chương trình cải cách hành chính. Chính vì vậy, cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động này cần phải được lồng ghép nội dung vào hoạt động kiểm tra, giám sát cơng tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức.
Công tác kiểm tra, giám sát cần được thực hiện nghiêm túc, tránh việc kiểm tra hình thức, chung chung cho đủ thủ tục. Nếu thực hiện nghiêm túc công tác này, CC sẽ có cơ hội nhìn lại cơng việc mình đảm nhận, xem xét những điều đã làm được và rút kinh nghiệm cho những nhiệm vụ chưa hoàn thành hoặc hoàn thành ở mức độ chưa cao.
Nhằm tăng cường trách nhiệm và ý thức thực hiện VHCV của công chức, viên chức và người lao động, cấp ủy các cơ quan cần thực hiện nghiêm túc, thường xuyên việc giám sát đội ngũ viên chức, đảng viên, người đứng đầu cấp ủy, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, chun mơn, rèn luyện đạo đức, lối sống và phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Bên cạnh kiểm tra định kì theo tháng, q… thì tiến hành kiểm tra đột xuất, không báo trước cũng là một hình thức hiệu quả, phản ánh đúng thực tế tại cơ quan chuyên môn. Đối với người đứng đầu, cần kiểm tra quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo
đức trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, chun mơn, trong quan hệ với đồng nghiệp và Nhân dân. Đồng thời phát huy vai trò giám sát của người dân đối với CC, trong q trình làm việc với cơng dân. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; xử lý kỷ luật các viên chức, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm, đồng thời có hình thức biểu dương, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích, bảo đảm kịp thời, chính xác, cơng khai, minh bạch, cơng bằng. Đồng thời chính sách, chế độ về tiền lương, phụ cấp cần được thực hiện công khai, minh bạch, công bằng để CC yên tâm làm việc, cống hiến.
Việc thực hiện tốt quy chế Dân chủ ở cơ sở nhằm phát huy vai trò của nhân dân trong kiểm tra, giám sát các hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức trong q trình thực thi cơng vụ. Có cơ chế hữu hiệu để người dân được thực hiện quyền giám sát để hạn chế tình trạng cán bộ, cơng chức, viên chức vi phạm đạo đức công vụ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên và định kỳ các hoạt động công vụ. Chú trọng công tác thi đua, khen thưởng và xử lý vi phạm; phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, cũng như khen thưởng, động viên kịp thời những tấm gương điển hình của những cán bộ, công chức luôn nêu cao tinh thần đạo đức công vụ, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.