1.1.4.1 .Khái niệm công chức
1.3. Một số yếu tố tác động đến văn hóa cơng chức thuộc UBND cấp huyện
1.3.1. Văn hóa truyền thống dân tộc và vùng miền
Đây là yếu tố tác động lớn đến việc thực hiện VHCV tại các công sở. Các yếu tố truyền thống trên các phương diện tư tưởng, lối sống, chuấn mực đạo đức đã được công nhận qua nhiều thế hệ trở thành một phần của VHCV. Các yếu tố này in đậm trong suy nghĩ, chi phối cách làm việc, đánh giá, xem xét sự việc của từng cá nhân, tổ chức. Qua thời gian, các giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ và phát huy như một qui luật tự nhiên. Nhìn từ thực tế, các giá trị văn hóa truyền thống tác động đến VHCV theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực.
Về mặt tích cực, nền văn hóa Việt Nam trước nay vốn khơng phân biệt rạch ròi từng lĩnh vực trong quản lý xã hội, đất nước. Ln ln có mối liên hệ, gắn kết giữa đạo đức và pháp luật. Ngay ở các triều đại lịch sử, bên cạnh việc ban hành các bộ luật thì giai cấp thống trị vẫn qui định những qui chuẩn về đạo đức (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; trung quân ái quốc; tôn sư trọng đạo…) để quản lý xã hội.
Lịch sử Việt Nam trải qua bao cuộc kháng chiến để giành lại và giữ vững nền độc lập dân tộc, đó là nhờ tinh thần yêu nước, lòng tự cường dân tộc. Đây là tinh thần được nêu cao khi thực hiện công vụ của công chức thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.
Trong phạm vi làng, xã, huyện người Việt sinh sống cùng gia đình, họ hàng. Tất cả các hành vi phạm pháp không những phải chịu trách nhiệm trước pháp luật mà còn chịu áp lực từ dư luận, từ cộng đồng. Điều này liên quan mật thiết đến công chức cấp huyện bởi hầu hết công chức cấp huyện đều công tác và làm việc tại địa phương của mình. Bởi vậy, trong quá trình cơng tác, đội ngũ này luôn phải ý thức được trách nhiệm giữ gìn danh dự, uy tín, “tiếng tăm” của bản thân, gia đình, dịng họ…
Một giá trị đạo đức được xem như tơn chỉ của người Việt chính là tình nhân ái. Tình u thương con người đóng vai trị quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội, kể cả trong cách làm việc ở các cơ quan công sở. Công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện luôn phải làm việc với tinh thần vì dân phục vụ. Trong quan hệ ứng xử giữa người với người, đại đa số người Việt đều coi trọng chữ tình. Kể cả trong các cơng việc chun mơn, cơng việc hành chính… khi tiếp xúc và làm việc, giải quyết vấn đề với người dân, công chức cũng đề cao tinh thần này.
Về mặt tiêu cực, trong xã hội xưa, thuộc cấp dưới vua là quan lại, chức sắc làm việc ở địa phương có một bộ phận đã lợi dụng quyền hành, đưa ra yêu sách để áp bức, hạnh họe, đòi hỏi người dân nhằm tư lợi cá nhân. Từ đó tạo ra một hiện tượng đáng buồn hiện nay là một số cơng chức cấp huyện có thái độ quan cách, cửa quyền, gây khó dễ cho nhân dân. Đây là tư tưởng cần loại bỏ ngay.
Việc được bố trí vào các vị trí quan lại, có chức sắc trong bộ máy nhà nước ngày xưa bị ảnh hưởng nhiều bởi quan hệ gia đình, mối quan hệ thân quen. Tiêu biểu nhất chính là ngơi vua với qui định “cha truyền con nối”. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ” cũng ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm ở các vị trí trong bộ máy hành chính địa phương (có cả cơ quan chuyên mơn cấp huyện). Những thói quen đó đến nay vẫn hiện hữu ở một bộ phận khơng CC như tính gia trưởng, tơn ti, cất nhắc người thân, óc bè phái, cục bộ địa phương…
Người Việt xưa cũng có suy nghĩ rằng các hình thức pháp luật chỉ dùng để trừng phạt người dân thường khi có hành vi vi phạm, đối với quan lại nếu có vi phạm cũng được giảm nhẹ. Chính vì vậy, người dân rất ngại đụng đến kiện cáo quan lại, sợ “kiện sẽ gặp họa”. Dù xã hội hiện đại đã khơng cịn hiện tượng này nhưng nó đã bén rễ trong suy nghĩ và cách làm việc của một bộ phận công chức.
Dân gian có câu “phép vua thua lệ làng” để nói về việc mỗi đơn vị địa phương có những luật lệ riêng, qui tắc riêng, những qui tắc này lâu dần được trọng hơn pháp luật. Bên cạnh đó, người Việt vốn đề cao lối sống trọng nghĩa tình, dẫn đến thái độ cảm tính, xem trọng tình cảm, xem nhẹ cái lý, thiếu tơn trọng các nguyên tắc.