Kinh nghiệm giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 42)

“một cửa liên thông” tại một số địa phương

1.4.1. Kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Ninh

Năm 2019, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng PAR INDEX với 90,09 điểm trên thang điểm 100, tăng 1,03 điểm so với năm 2018. Trong đó, điểm thẩm định đạt 55,81 điểm, điểm đánh giá tác động của CCHC

đạt 34,28 điểm. Đây là năm thứ 3 liên tiếp tỉnh Quảng Ninh có được vị trí này. Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh cũng xuất sắc vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng chỉ số SIPAS (đạt 95,26% mức độ hài lịng). Ngồi ra, kết quả chấm điểm 8 nội dung chỉ số PAPI năm 2019 của tỉnh Quảng Ninh có 5 nội dung được xếp ở nhóm có điểm số cao nhất cả nước gồm: Tham gia của người dân ở cơ sở; công khai minh bạch; kiểm sốt tham nhũng trong khu vực cơng; cung ứng dịch vụ công và quản trị môi trường, đứng ở vị trí thứ 3/63 tỉnh thành.

Để đạt được những kết quả nêu trên là nhờ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ln xem cải cách hành chính là một trong ba khâu đột phá chiến lược mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thức XI đã xác định, và tỉnh Quảng Ninh coi đó là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, là một trong những cơng cụ quan trọng, tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Do đó, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Quảng Ninh đã quyết liệt, tích chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nội dung cải cách hành chính.

Ngày 28 tháng 10 năm 2015 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1831/QĐ-TTg về việc thí điểm thành lập TTPVHCC tỉnh Quảng Ninh trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 03 tháng 01 năm 2019, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 22/QĐ-UBND về quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TTPVHCC tỉnh Quảng Ninh (Đổi tên Trung tâm Hành chính cơng tỉnh Quảng Ninh thành TTPVHCC tỉnh Quảng Ninh).

Triển khai TTPVHCC là giải pháp thay đổi hữu hiệu tạo sự chuyển biến cơ bản, tăng hiệu quả làm việc, tăng tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, cơng sức cho tổ chức, công dân. Là điều kiện thuận lợi đề phát huy quyền dân chủ của người dân, tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước

và đội ngũ CBCCVC... từ đó giúp cơ quan hành chính nhà nước điều chỉnh hoạt động của mình, cải tiến cách thức làm việc, quy trình giải quyết cơng việc để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, tổ chức.

Sau khi đi vào hoạt động, với sự đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, áp dụng khoa học, công nghệ thơng tin trong cơng tác quản lý hành chính đã nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính cơng khai, minh bạch cho công dân, tổ chức và doanh nghiệp. Các TTHC của các Sở, ban, ngành đưa vào giải quyết tại TTPVHCC đảm bảo thời gian theo quy định, rõ ràng trong từng quy trình, cơng khai trong từng thủ tục, hướng dẫn, nhận, thẩm định, giải quyết, luân chuyển hồ sơ và trả kết quả cho cơng dân, tổ chức chính xác, thuận tiện và nhanh chóng.

Tổng số TTHC đưa vào giải quyết tại TTPVHCC tỉnh là 1.458 (trừ một số TTHC đặc thù), trong đó 1.383 TTHC của 19 Sở, ban, ngành thuộc tỉnh, 56 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, 18 TTHC của Cơng ty Điện lực Quảng Ninh và 01 của Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Ninh. Việc giải quyết TTHC theo nguyên tắc 4 tại chỗ “Tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt tại TTPVHCC tỉnh theo Quyết định phân công, ủy quyền của Thủ trưởng các Sở, ngành là 1.075/1.1373, đạt 77,9%, trong đó 323/1.075 TTHC (chiếm 30%) ủy quyền cho cán bộ làm việc tại TTPVHCC ký phê duyệt (Sở Thông tin và Truyền thông 37/37 TTHC, đạt 100%, Sở Du lịch 23/26 TTHC, đạt 88,4%, Sở Công thương 109/132 TTHC, đạt 82,5%, Sở Kế hoạch và Đầu tư 49/72 TTHC, đạt 68,8%, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 60/102 TTHC, đạt 58,8%); 179/1.075 TTHC (chiếm 16,6%) ủy quyền cho lãnh đạo đơn vị trực thuộc Sở, ngành ký phê duyệt; 420/1.075 (chiếm 39%) phân công cho cấp phó Sở, ngành và đơn vị trực thuộc ký phê duyệt tại TTPVHCC; 153/1.075 (14,2%) do Thủ trưởng các Sở, ngành và đơn vị trực tiếp ký phê duyệt. Các TTHC không thực hiện ký phê

duyệt tại TTPVHCC cơ bản là các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh và các cơ quan Trung ương.

Về công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC gắn với cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Theo đó, tồn bộ quy trình giải quyết TTHC theo quy định của pháp luật từ khi tiếp nhận cho đến khi trả kết quả được thực hiện hồn tồn trên mơi trường mạng qua Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh; tổ chức, người dân có thể truy cập, tra cứu, tìm hiểu về TTHC ở 3 cấp chính quyền hoặc sử dụng dịch vụ cơng trực tuyến mức độ 3, 4 nộp hồ sơ trực tuyến trên website https://dichvucong.quangninh.gov.vn/. Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 là 990 TTHC, đạt 71,7% (trong đó 957 TTHC mức độ 3, 33 TTHC mức độ 4).

Tổ chức triển khai dịch vụ bưu chính cơng ích và dịch vụ hỗ trợ tổ chức, người dân chuẩn bị, kê khai hồ sơ TTHC ngay tại TTPVHCC tỉnh. Đã triển khai thực hiện hệ thống tin nhắn SMS tự động miễn phí thơng báo tình trạng giải quyết hồ sơ TTHC cho tổ chức, người dân; triển khai trả kết quả bằng chữ ký số cho tổ chức, người dân; phối hợp với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cung ứng dịch vụ thanh tốn điện tử khơng dùng tiền mặt để tổ chức, cá nhân có thể thanh tốn phí, lệ phí trực tuyến qua dịch vụ internet banking, QR code, máy POS đặt tại TTPVHCC tỉnh.

Cán bộ làm việc tại TTPVHCC tỉnh phải được lựa chọn, có kinh nghiệm cơng tác, có trình độ, năng lực, vị trí chức danh từ phó trưởng phịng và tương đương trở lên để có thể thực hiện cơng tác tiếp nhận, thẩm định, giải quyết TTHC ngay tại TTPVHCC (có thể ký phê duyệt TTHC khi được ủy quyền); thời gian cử đến làm việc tại TTPVHCC từ 12 tháng trở lên. Cán bộ làm việc tại TTPVHCC được hỗ trợ mức 2 triệu đồng/người/ tháng và được trang bị đồng phục theo mùa trong năm. Qua đó, cán bộ làm việc tại

TTPVHCC đã phát huy được năng lực, phẩm chất, thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa văn minh cơng sở, tác phong lề lối làm việc khoa học, lịch sự, chuyên nghiệp, thân thiện nên mơ hình đã phát huy hiệu quả, mang lại niềm tin, tình cảm và sự hài lịng của tổ chức, cơng dân [29].

1.4.2. Kinh nghiệm tại tỉnh Đồng Tháp

Năm 2019, chỉ số PAPI tỉnh Đồng Tháp là 46,72 điểm – đứng thứ 2 cả nước (sau Bến Tre: 46,74 điểm). Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) Đồng Tháp xếp hạng thứ 3/63 tỉnh, thành (đây là năm thứ 2 liên tiếp Đồng Tháp đứng thứ ba cả nước).

Để đẩy mạnh cải cách TTHC, năm 2018, UBND tỉnh Đồng Tháp thực hiện Đề án thí điểm chuyển giao các nhiệm vụ, dịch vụ hành chính cơng theo quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 27/7/2018. Đề án tập trung vào việc Bưu điện tỉnh tham gia hỗ trợ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở cả 3 cấp: tỉnh, huyện và xã.

Việc bố trí Bộ phận Một cửa tại trụ sở Bưu điện, sử dụng hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin của Bưu điện và nhân viên Bưu điện tham gia hỗ trợ CBCCVC trong việc thực hiện nhiệm vụ được chuyển giao, đã giúp các cơ quan, đơn vị, địa phương tham gia Đề án giảm chi đầu tư cơ sở vật chất, chi tiêu thường xuyên và giảm tải khối lượng công việc tại Bộ phận Một cửa và đơn vị chuyên môn; giảm số lượng công chức thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

Bên cạnh đó, ý thức, thái độ phục vụ của công chức, viên chức và nhân viên Bưu điện đối với tổ chức, công dân ngày càng được nâng cao. Tổ chức, cơng dân được phục vụ tốt hơn, có tâm lý thoải mái hơn khi đến liên hệ giải quyết TTHC. Người dân tiết kiệm được thời gian, chi phí, cơng sức thực hiện TTHC thơng qua việc sử dụng dịch vụ bưu chính cơng ích và được

hỗ trợ thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Mạng bưu chính cơng cộng ở các địa phương thực hiện thí điểm được khai thác hiệu quả; các điểm Bưu điện văn hóa xã được duy trì và phát triển; góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai hiệu quả mơ hình Hẹn giờ thực hiện TTHC tại nhà người dân.

Đến nay, Đề án đã được triển khai thực hiện 3 giai đoạn (bao gồm giai đoạn 3 mở rộng) ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Ở cấp tỉnh, Trung tâm Kiểm sốt TTHC và Phục vụ hành chính cơng tỉnh đã chuyển giao nhiệm vụ tham gia hỗ trợ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết đối với các TTHC thuộc 8 lĩnh vực: Ngoại vụ; Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa – Thể thao và Du lịch; Lao động – Thương binh và Xã hội; Khoa học và Công nghệ; Thông tin và Truyền thông; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn.

Trong q trình triển khai, thực hiện, các sở, UBND cấp huyện, cấp xã và Bưu điện đã tổ chức thực hiện tốt Quy chế phối hợp quản lý việc thí điểm chuyển giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh. Công tác tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC chuyển giao cho Bưu điện được đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nghiệp vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC của nhân viên Bưu điện ngày càng được nâng cao. Công tác thông tin, tuyên truyền về Đề án tiếp tục được các đơn vị, địa phương quan tâm thực hiện. Số lượng hồ sơ sử dụng dịch vụ bưu chính cơng ích và dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 ngày càng tăng.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho địa phương

Cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng là nhiệm vụ rất lớn và khó khăn, đặc biệt Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh mới thành lập, cịn nhiều khó khăn trong quản lý. Do đó, từ kinh nghiệm về hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh Quảng Ninh, tỉnh

Đồng Tháp, có thể rút ra bài học kinh nghiệm trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thơng” tại tỉnh Bình Định như sau:

Một là, Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh phải chỉ đạo quyết liệt, có tư duy đổi mới, chủ động sáng tạo, tạo được sự đồng thuận, huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành và nhân dân chung sức, đồng lòng, quyết tâm thực hiện CCHC đặc biệt là cải cách TTHC.

Hai là, Bố trí đội ngũ cán bộ làm việc tại TTPVHCC và cán bộ tham gia quy trình giải quyết TTHC phải là những cán bộ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng lực, trình độ, kinh nghiệm và đạo đức công vụ; tăng cường đào tạo cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin đảm bảo khai thác, sử dụng, ứng dụng tốt trong quản lý, điều hành và xử lý công việc.

Ba là, Tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức đến toàn thể CBCCVC, tổ chức, người dân và doanh nghiệp về tầm quan trọng, sự cần thiết phải đổi mới trong công tác cải cách TTHC.

Bốn là, Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ bao gồm việc đầu tư phần cứng (thiết bị, đường truyền) và phần mềm đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục và hiệu quả.

Năm là, thí điểm chuyển giao Bưu điện tỉnh tham gia hỗ trợ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại 03 cấp: tỉnh, huyện, xã và triển khai Mơ hình hẹn giờ trong việc tiếp nhận và trả kết quả tại nhà người dân. Nhằm giúp cho các cơ quan hành chính nhà nước giảm biên chế, CBCCVC giảm tải cơng việc, góp phần vào công cuộc cải cải cách TTHC, đẩy mạnh xã hội hố các dịch vụ hành chính cơng, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các TTHC tại cơ quan hành chính nhà nước.

Sáu là, Cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát có vai trò hết sức quan trọng, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp, thiếp lập hệ thống, phương thức quản lý điều hành, quy trình hoạt động, cách thức xử lý công việc của các cơ quan, đơn vị và cả trong ý thức, trách nhiệm, thái độ phục vụ của CBCCVC. Đồng thời, thường xun rà sốt, thống kê, cập nhật chính xác, rõ ràng các TTHC mới ban hành, chuẩn hoá, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ; quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính lên phần mềm một cửa điện tử của tỉnh.

Tiểu kết chương 1

Trong Chương 1, Luận văn đã tập trung nghiên cứu và phân tích cơ sở lý luận và pháp lý về cơ sở thực tiễn những vấn đề cơ bản nhất về TTHC, cải cách TTHC; cơ chế “một cửa”; “một cửa liên thông”; nguyên tắc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; ý nghĩa của cơ chế ‘một cửa”, “một cửa liên thơng” và quy trình thực hiện tại Bộ phận Một cửa… Ngoài ra, Luận văn cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về cơ chế ‘một cửa”, “một cửa liên thông” tại một số địa phương như Trung tâm Phục vụ hành chính cơng của tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Kiểm sốt thủ tục hành chính và Phục vụ hành chính cơng tỉnh Đồng Tháp.

Nội dung Chương 1 là cơ sở khoa học để nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thơng” tại Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh Bình Định ở Chương 2 và đề xuất giải pháp ở Chương 3.

Chương 2:

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA”, “MỘT CỬA LIÊN THƠNG” TẠI TRUNG TÂM

PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CƠNG TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Khái qt về Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh Bình Định

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, ngày 30/11/2021, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 4222/QĐ – UBND ngày 30/11/2018 về việc phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Phục vụ Hành chính cơng tỉnh Bình Định; Quyết định số 4223/QĐ-UBND về việc thành lập TTPVHCC tỉnh Bình Định thuộc Văn phòng UBND tỉnh; Quyết định số 939/QĐ-UBND ngày 21/3/2019 về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Phục vụ Hành chính cơng tỉnh; Quyết định số 1035/QĐ-UBND ngày 29/3/2019 về ban hành Quy chế phối hợp hoạt động giữa Trung tâm PVHCC tỉnh Bình Định với các cơ quan và tổ chức, cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính.

Hình 2.1. Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh Bình Định (nhìn từ bên ngồi)

Hình 2.2 Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh Bình Định (nhìn từ bên trong)

2.1.1. Vị trí, chức năng của Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh Bình Định

2.1.1.1. Vị trí

Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh Bình Định là đơn vị hành chính đặc thù thuộc Văn phịng UBND tỉnh Bình Định, có con dấu để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Trung tâm Phục vụ hành chính cơng tỉnh Bình Định chịu sự chỉ đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)