Về cơ cấu tổ chức và xây dựng đội ngũ công chức, viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 103 - 104)

3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế

3.2.2. Về cơ cấu tổ chức và xây dựng đội ngũ công chức, viên chức

Một là, Đề xuất UBND tỉnh bổ nhiệm thêm 01 Phó Giám đốc Trung tâm và biên chế cho Trung tâm theo Đề án được duyệt, đảm bảo hoạt động hiệu quả.

Hai là, Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa, văn minh cơng sở và việc giải quyết TTHC của CBCCVC tại TTPVHCC tỉnh Bình Định, hạn chế tiêu cực trong đội ngũ CBCCVC; tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc lấy ý kiến đánh giá của tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết TTHC tại TTPVHCC tỉnh, xử lý kết quả khảo sát theo quy định gắn với công tác thi đua, khen thưởng.

Ba là, Thường xuyên rà soát, lựa chọn CBCCVC cử đến làm việc tại TTPVHCC tỉnh Bình Định đáp ứng tiêu chuẩn, thời hạn cử đến làm việc theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Định, bố trí đúng quy định và đúng năng lực, thời hạn cử đến làm việc tại TTPVHCC từ 6 tháng đến khơng q 24

tháng. Bố trí cơng chức, viên chức có đủ trình độ và năng lực phụ trách giải quyết TTHC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Bốn là, Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CC, VC làm việc tại Trung tâm để nâng cao chất lượng giải quyết các TTHC. Tập trung đào tạo các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống; kỹ năng đạo đức công vụ; kỹ năng CCHC; tập huấn về Ứng dụng CNTT trong CCHC trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Năm là, Đề xuất chế độ hỗ trợ phù hợp đối với CBCCVC làm việc tại bộ phận một cửa nhằm tạo động lực làm việc cho CBCCVC; năng suất hiệu quả làm việc cao, từ đó làm cho việc giải quyết TTHC của người dân, tổ chức, doanh nghiệp thuận tiện, nhanh chóng, giảm các chi phí liên quan…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)