Sứ mệnh (Mission):Là lý do để tổ chức tồn tại Các tổ chức thường thể hiện sứ mệnh

Một phần của tài liệu 50 câu hỏi ôn QUẢN TRỊ CHIẾN lược (Trang 36 - 39)

của mình bằng một "tuyên bố sứ mệnh” xúc tích, ngắn gọn, giải thích tổ chức đó tồn tại để làm gì và sẽ làm gì để tồn tại.

Tuyên bố sứ mệnh của tổ chức cần đưa ra thông tin để trả lời 3 câu hỏi sau: • 2.1.Mục tiêu của tổ chức là gì?

• 2.2.Tổ chức sẽ làm gì và phục vụ ai ( lĩnh vực hoạt động, khách hàng) ? • 2.3.Những nguyên tắc và giá trị nào là kim chỉ nam cho các hoạt động của tổ

chức?

Một bản tuyên bố sứ mệnh có hiệu quả thường phải đáp ứng các tiêu chí sau: • Rõ ràng, dễ hiểu. Ngắn gọn và cô đọng;

• Chỉ ra được tại sao ta làm việc đó và lý do tồn tại của tổ chức là gì?

• Phải đưa ra được định hướng cho các hoạt động thích hợp và không quá hẹp; • Phải thể hiện được các cơ hội và chỉ ra được cái mà xã hội nhớ đến chúng ta; • Phù hợp với các khả năng riêng có của ta;

• Phải thấy được cam kết của chúng ta.

Những sai lầm thường gặp với sứ mệnh của tổ chức: • Không có tuyên bố sứ mệnh;

• Đồng nhất chức năng nhiệm vụ với sứ mệnh;

• Các mục tiêu nhiệm vụ mâu thuẫn với sứ mệnh hoặc đi chệch hướng đề ra trong sứ mệnh;

• Sứ mệnh không được mọi người hiểu và ủng hộ;

• Sứ mệnh không được rõ ràng hoặc không được truyền đạt rõ ràng tới cá nhân trong tổ chức, không thể hiện rõ phương hướng hoạt động của tổ chức;

Mục tiêu chiến lược là những trạng thái, những cột mốc, những tiêu thức cụ thể mà DN muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định.

b. Vai trò: Mục tiêu nhằm chuyển hóa tầm nhìn và sứ mạng của DN thành các mục tiêu

Khi một chi nhánh của ngân hàng sử dụng các yếu tố trên từ hội sở để áp đặt cho chi nhánh của mình là đúng.

Vì sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu hay hệ giá trị đều tạo tâm điểm chung cho mọi hoạt động của ngân hàng, các chi nhánh hoạt động tại nhiều nơi khác nhau nhìn vào đó để hướng hoạt động của mình phục vụ lợi ích, tạo nên sự thống nhất cao cho toàn bộ ngân hàng. Bốn yếu tố này định hướng cho tương lai của ngân hàng, là chất keo kết dính con người cùng môi trường làm việc khác nhau nhưng cùng hướng đến cái đích mong muốn. Thông qua các yếu tố này ngân hàng cung cấp một sự chỉ dẫn hợp lý, định hướng hành động , tạo sự đồng tâm nhất trí về chí hướng chung của tổ chức.

Vì thế, các chi nhánh không được hoạt động riêng lẻ mà phải hoạt động dựa trên bốn yếu tố trên vì lợi ích chung của toàn ngân hàng.

Câu 31: Năng lực cốt lõi có vai trò gì trong hoạt động kinh doanh?

Năng lực cốt lõi là cái mà doanh nghiệp làm được, trong khi các đối thủ cạnh tranh không làm được hoặc làm được không tốt bằng. Năng cốt lõi được xây dựng từ bên trong của doanh nghiệp: Tài chính, nhân sự, quản trị, marketing và nghiên cứu phát triển nhằm tạo sự khác biêt và độc nhất so với đối thủ cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh không thể bắt chước được. Năng lực cốt lõi có thể là công nghệ, bí quyết kỹ thuật, mối quan hệ với khách hàng, hệ thống phân phối, thương hiệu…tạo lợi thế canh tranh trong sản xuất và kinh doanh.

Vai trò trong hoạt động kinh doanh:

Khi mà doanh nghiệp càng có nhiều giá trị cốt lõi thì sự độc đáo và khách biệt của sản phẩm trong môi trường sẽ càng cao, từ việc nghiên cứu sản xuất ra một sản phẩm đến khâu phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng.

+ Doanh nghiệp mà có giá trị cốt lõi về công nghệ, bí quyết kỹ thuật, nghiên cứu phát triển tạo ra ra một sản phẩm độc đáo và ưu việt.

+ Marketing hiệu quả sẽ giới thiệu cho khách hàng biết về giá trị và sự ưu việt của sản phẩm một cách nhanh chóng hơn

+ Kênh phân hiệu quả sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhanh hơn, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể giá tăng năng xuất.

+ Có mối quan hệ với khách hàng tốt: sẽ duy trì được những khách hàng trung thành. Chấp nhận sản phẩm mới và giá mới dễ dàng hơn do đã sử dụng sản phẩm, đã kiểm nghiệm được chất lược, sự độc đáo,ưu việt sản phẩm của công ty.

 Tất cả những giá trị cốt lõi sẽ hình thành thương hiệu riêng cho công ty so với các đối thủ cạnh tranh, và là tạo sự nhận diện cho khách hàng về những sản phẩm của công ty, tạo lợi thế canh tranh.

 Qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đưa ra sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm sẽ dễ dàng hơn vì khi đó doanh nghiệp đã có nền vững chắc.

Câu 32: chiến lược kinh doanh là gì?có các đặc trưng cơ bản nào?

 Chiến lược kinh doanh là quá trình phối hợp và sử dụng hợp lý nguồn lực trong môi trường dài hạn nhằm khai thác cơ hội kinh doanh tạo ra lợi thế cạnh tranh để đạt dược sự phát triển bển vững cho doanh nghiệp.

 Các đặc trưng cơ bản:

 Tính toàn cục

 Chiến lược kinh doanh là sơ đồ tổng thể về sự phát triển của doanh nghiệp, nó quyết định quan hệ của doanh nghiệp với môi trường khách quan. Tính toàn cục của chiến lược kinh doanh thể hiện trên 3 mặt:

 - phải phù hợp với xu thế phát triển toàn cục của doanh nghiệp.

 - phải phù hợp với xu thế phát triển của đất nước về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội trong 1 thời kỳ nhất định.

 - Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp với trào lưu hội nhập kinh tế của thế giới.

 Tính toàn cục của chiến lược kinh doanh đòi hỏi phải xem xét tất cả các bộ phận của doanh nghiệp, phải phân tích tình hình của toàn doanh nghiệp, hoàn cảnh toàn quốc và hoàn cảnh quốc tế. Nếu không có quan điểm toàn cục thì không thể có chiến lược kinh doanh tốt.

 Tính nhìn xa

 Khi thực hiện chiến lược mà không có sự quy hoạch chiến lược=>không hiệu quả. Một trong những nguyên nhân của tình hình đó là do không nắm được xu thế phát triển của doanh nghiệp. Do đó muốn xây dựng được chiến lược kinh doanh tốt thì phải làm công tác dự báo xu thế phát triển về kinh tế, kỹ thuật của xã hội. Một chiến lược kinh doanh thành công thường là một chiến lược dựa trên cơ sở dự báo đúng.

 Tính cạnh tranh

 Nếu không có cạnh tranh thì không cần thiết xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh. Do đó, tính cạnh tranh là đặc trưng bản chất nhất của chiến lược kinh doanh. Trong thời đại hiện nay không có doanh nghiệp nào là không hoạt động trong môi trường cạnh tranh. Vì vậy chiến lược kinh doanh phải nghiên cứu làm thế nào để doanh nghiệp có được ưu thế cạnh tranh hơn đối thủ và do đó mà dành được thắng lợi trong cạnh tranh.

 Tính rủi ro

 Chiến lược kinh doanh là quy hoặch phát triển của doanh nghiệp trong tương lai nhưng môi trường sinh tồn của doanh nghiệp trong tương lai là điều không chắc chắn có thể thay đổi. Quá trình thời gian của chiến lược càng dài thì các nhân tố không chắc chắn của hoàn cảnh khách quan càng nhiều mức độ không chắc chắn càng lớn, rủi ro của chiến lược càng lớn.

 Tính chuyên nghiệp và sáng tạo

 Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể căn cứ vào thực lực của bản thân để lưa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp với sở trường và thế mạnh của mình, tránh những ngành mà các doanh nghiệp lớn có thế mạnh để giữ được vị trí độc quyền trong lĩnh vực mà mình có thế mạnh. Đại đa số doanh nghiệp làm được như vậy đều thành công, phát triển và phồn vinh. Nhưng tiến bộ kỹ thuật và cạnh tranh thị trường là không có giới hạn. Do đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải không ngừng du nhập hoặc phát triển kỹ thuật tiên tiến thích hợp.

 Tính ổn định tương đối

 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải có tính ổn định tương đối trong một thời kỳ nhất định. Nếu không, nó sẽ không ý nghĩa chỉ đạo đối với hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp. Môi trường khách quan và hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp là một quá trình vận động không ngừng. Chiến lược kinh doanh không thể thay đổi một sớm một chiều mà phải tương đối ổn định.

Câu 33.Tầm nhìn, sứ mệnh GTCT là gì? Cấu trúc tầm nhìn của doanh nghiệp

 Tầm nhìn

Tầm nhìn chiến lược thể hiện mong muốn, khát vọng cao nhất mà tổ chức muốn đạt đc. Cũng có thể coi tầm nhìn là bản đồ đường của tổ chức trong đó thể hiện đích đến trong tương lai (5nawm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa). Nói cách khác, tầm nhìn chiến lược vẽ lên bức tranh của đích đến cùng những lý do, cách thức để đi đến đó

 Sứ mệnh

Chức năng nhiệm vụ hay sứ mệnh của doanh nghiệp là một bản tuyên bố có giá trị lâu dài về mục đích, nó giúp phân biệt công ty này vói công ty khác. Nhũng tuyên bố như vậy còn đc gọi là triết lý kinh doanh, những nguyên tắc kinh doanh, những niềm tin của công ty.

 Giá trị cốt lõi

Các giá trị cốt lõi là những nguyên tắc, nguyên lý nền tảng và bền vững của tổ chức Cấu trúc tầm nhìn của dn

 Cấu trúc của bản tuyeenn bố tầm nhìn của dn có 2 phần Tư tưởng cốt lõi

Hình dung về tương lai

Một phần của tài liệu 50 câu hỏi ôn QUẢN TRỊ CHIẾN lược (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w