Theo Mc Poter xác định lợi thế cạnh tranh bằng chi phí kinh doanh thấp trong thời gia dài là đúng hay sai? Tại sao?

Một phần của tài liệu 50 câu hỏi ôn QUẢN TRỊ CHIẾN lược (Trang 34 - 36)

thời gia dài là đúng hay sai? Tại sao?

Theo Mc. Poter xác định lợi thế cạnh tranh bằng chi phí kinh doanh thấp trong dài hạn là đúng.

Michael Porter nói :

"Các doanh nghiệp thường hay nhầm lẫn giữa CHI PHÍ THẤP và GIÁ THẤP." Với CHI PHÍ THẤP, chúng ta có khả năng cung cấp dịch vụ mà không tốn nhiều công sức (dù có thể lấy phí khách hàng cao hơn); với GIÁ THẤP, chúng ta đánh phí khách hàng thấp hơn (dù chưa biết là có tốn nhiều công sức hay không).

Ví dụ : Có một cô chủ ngày nào cũng cần đi học từ nhà đến trường, có 2 chú xe ôm, một chú ở ngay nhà cô chủ (gọi là chú A), một chú cách nhà cô 5km (gọi là chú B). Chú A lấy cô 30k/lần, chú B lấy 20k/lần. Rõ ràng chú B đang lấy giá thấp nhưng chi phí lại cao hơn, trong khi chú A thì ngược lại.

Có thể thấy, giá thấp có thể khiến khách hàng yêu thích hơn trong thời gian ngắn, nhưng chính lợi thế về chi phí mới quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trong dài hạn. Chú B đang được cô chủ ưu ái hơn vì giá, nhưng chú A có lợi thế vì chi phí thấp hơn nên nếu muốn chú A có thể đánh bật chú B bất cứ lúc nào (A để giá bằng chi phí của B đến nhà cô chủ thì B sẽ bị loại).

Vậy cuộc chiến về giá là cuộc chiến trường kỳ đầy rủi ro để thống lĩnh hoàn toàn thị trường, nó giống cuộc xâm chiếm của các đế chế cổ đại, bạn phải thực sự hùng mạnh để chiến đấu và bao giờ cũng vấp phải sự chống cự quyết liệt.

Còn nếu bạn chưa đủ lớn, đừng bao giờ nghĩ đến việc lấy giá cả ra làm lợi thế (vì dù chi phí của bạn thấp nhưng lợi nhuận bạn cũng thấp do không có lợi thế về ép giá đầu vào như các ông lớn). Bạn giảm giá tức là bạn đang cạnh tranh về giá cùng một mớ những doanh nghiệp nhỏ như bạn, HOẶC SẼ BỊ THÔN TÍNH, HOẶC SẼ TỰ KÉO NHAU XUỐNG HỐ !

Muốn cạnh tranh, hãy tạo ra SỰ KHÁC BIỆT !!!

Cậu 29: Ph ân t ích vai tr ò c ủa qu ản tr ị ch ât l ương trong QTDN

1.Kiểm soát và hiệu quả :là tiến trình xem xét ,đánh giá , phân tích , giám sát các hoạt động so với tiêu chuẩn nhằm đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp thích nghi với môi trường xung quanh, nâng cao hiệu quả hoạt động và khắc phục được những ngược điểm 2. Kiểm soát và chất lượng : hệ thống kiểm soát chiến lược sẽ giúp nhà quản trị dễ dàng trong việc kiểm soát đánh giá chất lượng các dự án , hoạt độn g. Ngoài ra nó còn giup cho việc phân cấp mức độ quản lý hiệu quả hơn, có biện pháp kiểm tra phản hồi tốt hơn . 3. Kiểm soát và sáng tạo : cần phải uyển chuyển , linh hoạt , sang tạo phù hợp cho từng doanh ngiệp , dễ dàng giúp nhà quản trị trong việc kiểm tra đánh giá hơn.

4.Kiểm soát và đáp ứng khách hàng:

Hệ thống kiểm soát sẽ cung cấp chính xác những thông tin , giúp nhà quản trị cũng như doanh nghiệp đưa ra biện pháp , phương thức để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Câu 30: Việc phát triển tầm nhìn, sứ mệnh, khám phá giá trị, thiết lập mục tiêu có vai trò ntn trong QTCL:

Tầm nhìn (Vision):Là một hình ảnh, tiêu chuẩn, hình tượng độc đáo và lý tưởng trong

tương lai, là những điều doanh nghiệp muốn đạt tới hoặc trở thành.

Người lãnh đạo phải đặt câu hỏi ví như 5 năm nữa, 10 năm nữa… chúng ta muốn, chúng ta sẽ dẫn dắt tổ chức của chúng ta tới đâu?Tới bến bờ nào?

Tầm nhìn chiến lược thể hiện các mong muốn, khát vọng cao nhất, khát quát nhất mà doanh nghiệp muốn đạt được.

Tầm nhìn chiến lược là “tấm bản đồ chỉ đường” thể hiện đích đến trong tương lai và con đường doanh nghiệp phải đi.

Nếu bạn xem nhẹ vai trò của tầm nhìn chiến lược đối với doanh nghiệp mình, bạn đã tự cho phép những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng tới thành công chung. Bằng cách sáng tạo ra tầm nhìn chiến lược, bạn sẽ kiểm soát được ngành kinh doanh của mình, chấp nhận trách nhiệm cho mỗi quyết định bạn đưa ra.

Tầm nhìn chiến lược doanh nghiệp về cơ bản là hướng tiếp cận tiên phong đối với lĩnh vực kinh doanh bạn theo đuổi. Khi hoạch định tầm nhìn chiến lược và phổ biến nó tới các nhân viên cũng như cộng đồng, bạn sẽ giúp các khách hàng và bản thân bạn tin tưởng và hành động theo những niềm tin đó.

Sớm hay muộn, doanh nghiệp bạn cũng sẽ phát triển theo hướng cung cấp những gì mà khách hàng tìm kiếm.

Khi bạn sáng tạo tầm nhìn chiến lược, hãy dành thời gian đánh giá các mặt khác của công ty và thiết lập tầm nhìn cho các dịch vụ/sản phẩm, cho sự đóng góp cộng đồng hay mối quan hệ với khách hàng, nhân viên. Sau đó tập trung vào mỗi khía cạnh. Khả năng tập trung càng cao, định hướng của bạn càng rõ ràng.

Một phần của tài liệu 50 câu hỏi ôn QUẢN TRỊ CHIẾN lược (Trang 34 - 36)