Nguồn ảnh: Hà Thanh Hương và Phạm Hồng Điệp (2015)
b. Loài Thrips tabaci Lindeman
- Họ Thripidae - Bộ Thysanoptera Trưởng thành:
- Cơ thể có màu vàng đến vàng nâu.
- Râu đầu có 7 đốt, đốt gốc màu vàng, đốt thứ III màu vàng nhạt, các đốt cịn lại có màu vàng đậm hơn, đốt thứ VII dài bằng 1/3 đốt VI, các đốt III-VI khơng nhọn.
- Vị trí lơng kết hợp mắt đơn nằm trong hình tam giác. - Mảnh lưng ngực trước có 2 đơi lơng phát triển ở mép sau.
- Cánh gần như có 2 màu, từ gốc đến điểm giữa cánh không màu và từ điểm giữa cánh đến đỉnh cánh màu nâu.
A. Trưởng thành T.tabaci B. Đầu và râu đầu T.tabaci
C. Cánh trước T.tabaci D. Dạng ống đẻ trứng T.tabaci
Hình 4.2. Đặc điểm phân loại lồi Thrips tabaci Lindeman
Nguồn ảnh: Hà Thanh Hương và Phạm Hồng Điệp (2015)
c. Loài Thrips sp.
- Họ Thripidae - Bộ Thysanoptera Trưởng thành:
- Cơ thể có màu vàng nâu
- Râu đầu 7 đốt, các đốt III và IV có màu sáng hơn các đốt cịn lại, các đốt râu không nhọn, chiều dài đốt VII xấp xỉ 1/3 đốt VI, đốt râu thứ III có tế bào cảm giác hình nón.
- Mắt kép có màu đỏ.
- Chân và ngực có nhiều lơng tơ ngắn.
- Hàng gân thứ nhất của cánh trước có 7 lơng ở gốc, 2 lơng ở ngọn, hàng gân thứ 2 có 12 lơng.
- Đốt bụng thứ VIII có hàng lơng dạng lược.
A. Đầu và râu đầu Thrips sp. B. Ngực Thrips sp.
C. Cánh trước Thrips sp. D. Đốt bụng thứ VIII Thrips sp.
Hình 4.3. Đặc điểm phân loại loài Thrips sp.
Nguồn ảnh: Hà Thanh Hương và Phạm Hồng Điệp (2015)
d. Loài Frankliniella occidentalis Pergande
- Họ Thripidae
- Bộ Thysanoptera
Trưởng thành:
- Cơ thể có màu sắc thay đổi từ vàng đến nâu.
- Râu đầu 8 đốt, đốt gốc đốt II, đốt VI, đốt VII màu đậm, đốt III và IV màu nhạt, đốt V có màu nhạt ở phần giáp với đốt thứ IV và đậm ở phần giáp với đốt thứ VI, chiều dài đốt VII + đốt VIII bằng xấp xỉ 1/3 đốt VI.
- Đầu có chiều dài và chiều rộng gần bằng nhau, vị trí lơng kết hợp mắt đơn nằm trong hình tam giác.
- Ngực trước có 5 đơi lơng cứng dài, 2 đơi ở mép trước và 3 đôi ở mép sau, các lơng cịn lại nhỏ.
- Cánh rất phát triển, có lơng tơ màu xám đến đen, trên cánh có 2 hàng lơng cứng, mọc đều nhau.
- Mép sau của mặt lưng đốt bụng thứ VIII có hàng lơng dạng lược mảnh và phình ra ở gốc.
A. Trưởng thành F.occidentalis B. Đầu F.occidentalis
C. Cánh trước F.occidentalis D. Bụng F.occidentalis
Hình 4.4. Đặc điểm phân loại lồi Frankliniella occidentalis Pergande
Nguồn ảnh: Hà Thanh Hương và Phạm Hồng Điệp (2015)
e . Loài Haplothrip sp.
- Họ Phlaeothripidae
Trưởng thành:
- Cơ thể có màu nâu sẫm.
- Râu đầu 8 đốt, đốt gốc và đốt thứ VII, VIII màu nâu, đốt II màu dậm nhưng nhạt ở phần sát đốt thứ III, đốt thứ III đến đốt thứ VI màu nhạt.
- Đầu có chiều dài lớn hơn chiều rộng.
- Mảnh lưng ngực trước có 2 đơi lơng ở mép trước và 2 đôi lông ở mép sau - Cánh trước và cánh sau gần giống nhau, khơng màu, trong suốt, có lơng dài xung quanh cánh.
- Đốt cuối bụng kéo dài dạng ống.
.
Hình 4.5. Đặc điểm phân loại lồi Haplothrips sp.
Nguồn ảnh: Hà Thanh Hương và Phạm Hồng Điệp (2015)
f. Loài Megalurothrips sp.
- Họ Thripidae
- Bộ Thysanoptera
Trưởng thành:
- Cơ thể có màu nâu, đầu và ngực có màu nâu, phần bụng màu đen. - Râu đầu 8 đốt, đốt gốc phình to, đốt gốc và đốt II có màu tối, các đốt râu đều có 2 màu nhạt ở phần gốc và đậm hơn ở phần ngọn. Đốt râu thứ III có tế bào cảm giác hình nón.
- Vị trí lơng kết hợp mắt đơn nằm trong hình tam giác. - Mảnh lưng ngực trước có 2 đơi lơng cứng, dài. - Cánh trước có hàng lông cứng ở mép trước.
A. Trưởng thành Megalurothrips sp. B. Râu đầu Megalurothrips sp.
C. Đầu Megalurothrips sp. D. Mảnh lưng ngực trước Megalurothrips sp.
E. Cánh trước Megalurothrips sp. F. Đốt bụng thứ VIII Megalurothrips sp.
Hình 4.6. Đặc điểm phân loại lồi Megalurothrips sp.
Nguồn ảnh: Hà Thanh Hương và Phạm Hồng Điệp (2015)
g. Loài Pauchaetothrips indicus
- Họ Thripidae - Bộ Thysanoptera Trưởng thành:
- Râu đầu có 7 đốt, đốt gốc phình to, màu đậm hơn các đốt khác, các đốt từ IV đến VII sát nhau, trông như 1 khối thống nhất.
- Đốt bụng thứ X và XI có 2 đơi lơng dài ở 2 mép bên
- Cánh trước có 2 màu sáng tối xen kẽ, gốc cánh màu nâu, trên cánh có 2 hàng lông cứng.
A. Trưởng thành P.indicus B. Râu đầu P.indicus
C. Đầu P.indicus D. Cánh P.indicus
C. Dạng ống đẻ trứng của trưởng thành cái P.indicus
Hình 4.7. Đặc điểm phân loại loài Pauchaetothrips indicus
4.1.1.3. Tỷ lệ (%) các loài bọ trĩ theo giai đoạn sinh trưởng của cây dưa chuột vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Thu thập bọ trĩ có mặt trên các bộ phận của cây bằng cách nhẹ nhàng chụp túi nilon vào lá hoặc búp non, hoặc hoa; điều tra qua 5 giai đoạn sinh trưởng chính của cây dưa chuột: cây con, leo giàn, ra hoa – quả non, thu quả, thu quả rộ. Tiến hành so mẫu đã định loài. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2 cho thấy, trong số 4 loài bọ trĩ được xác định gây hại trên cây dưa chuột, thì lồi Thrips sp.1. là lồi xuất hiện sớm nhất và là loài gây hại chủ yếu, chiếm số lượng nhiều nhất. Chúng xuất hiện và gây hại khá sớm, từ khi cây được 3-4 lá thật và tiếp tục gây hại đến tận cuối vụ. Bọ trĩ T.tabaci và Megalurothrips
sp. xuất hiện muộn hơn, khi cây bắt đầu leo giàn và ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây dưa chuột. F.occidentalis xuất hiện khi cây bắt đầu leo giàn và tăng dần khi cây ra hoa nhưng giảm dần vào cuối vụ. F.occidentalis được tìm thấy gây hại trên hoa, cao nhất ở thời kỳ thu quả chiếm tỷ lệ 19,74%.
Megalurothrips sp. chỉ được tìm thấy trên lá, xuất hiện cũng khơng phổ biến, xuất
hiện nhiều hơn trong thời kỳ cây ra hoa- quả non, chiếm tỷ lệ 7,89%, sau đó giảm dần và biến mất ở thời kỳ thu hoạch rộ.
Bảng 4.2. Tỷ lệ (%) các loài bọ trĩ theo giai đoạn sinh trưởng của cây dưa chuột vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Giai đoạn sinh trưởng
Thrips sp.1. Thrips tabaci Frankliniella occidentalis Megalurothrip s sp. Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Cây con 35 100,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Leo giàn 105 89,74 5 4,27 0 0,00 7 5,98
Ra hoa – quả non 238 75,08 12 3,79 42 13,25 25 7,89
Thu quả 53 69,74 4 5,26 15 19,74 4 5,26
Thu quả rộ 756 98,69 0 0,00 10 1,31 0 0,00
• Triệu chứng gây hại
Bọ trĩ gây hại trên các bộ phận của cây bằng cách dũa hút. Bọ trĩ non và trưởng thành sống tập trung ở ngọn non hay ở mặt dưới của lá non, chích hút nhựa làm cho ngọn bị xoăn lại, chậm phát triển. Bọ trĩ tập trung gây hại các bộ phận non của cây, gây hại ở bộ phận gần gân lá, mặt dưới của lá làm cho lá xoăn lại và có màu vàng, chúng chích hút nhựa, tạo ra những vết lốm đốm màu trắng
trên lá. Khi cây dưa ra hoa, bọ trĩ gây hại làm hoa dễ rụng, quả nhỏ. Khi mật độ bọ trĩ gây hại thấp, nhìn từ mặt trên của lá sẽ rất khó nhận thấy, nhưng khi lật mặt dưới của lá, sẽ thấy lớp biểu bì lá bị rách, làm cho lá bị rỗ. Khi mật độ cao hơn, mặt trên của lá xuất hiện các vết đốm trắng rải rác trên bề mặt lá.
Cây dưa chuột bị bọ trĩ gây hại nặng sẽ dẫn đến chồi non không phát triển được, các lá non nhăn nheo, các lớp mô lá dầy lên, cây không vươn cao được và lụi đi. Ở giai đoạn ra hoa, tạo quả, bọ trĩ gây hại làm rụng hoa, quả bị biến dạng cong queo, làm giảm năng suất chất lượng rõ rệt. Cây con bị nặng sẽ dẫn đến cịi cọc, mơ lá dầy lên, lá biến dạng, làm giảm khả năng quang hợp và cuối cùng sẽ chết.
Hình 4.8. Ruộng bị hại Hình 4.9. Ruộng khơng bị hại
Hình 4.10. Lá bị hại Hình 4.11. Quả bị hại
Bọ trĩ còn là véc tơ truyền virus gây bệnh khảm, người dân còn gọi là bệnh đầu lân, làm cho cây dưa không vươn dài được mà co rút lại thành một cục giống như cái đầu lân và giật ngược lên trời; quả dưa nhỏ, cịi cọc khơng phát triển được, làm ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất dưa.
4.1.2. Diễn biến số lượng bọ trĩ tổng số trên cây dưa chuột vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên Văn Lâm, Hưng Yên
4.1.2.1. Diễn biến số lượng bọ trĩ tổng số trên các giống dưa chuột vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Mật độ bọ trĩ trên đồng ruộng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cây ký chủ, giống, điều kiện đất đai, sinh thái. Thực tế đồng ruộng cho thấy, trên cùng một loại cây nhưng giống khác nhau thì mật độ bọ trĩ cũng khác nhau, thậm chí cùng một giống nhưng giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì mật độ cũng khác nhau. Để tìm hiểu ảnh hưởng của giống đến mật độ bọ trĩ tổng số, chúng tơi tiến hành thí nghiệm với 3 giống dưa là giống dưa Nhật, Nhật lai và Cúc 71. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Diễn biến số lượng bọ trĩ tổng số trên các giống dưa chuột vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Mật độ (con/lá) Cúc 71 Nhật lai Nhật 29/07 Cây con 0,58±0,19 0,35±0,11 0,24±0,10 05/08 Cây con 1,50±0,37 0,99±0,27 0,81±0,20 12/08 Leo giàn 3,60±1,02 2,32±0,80 3,06±0,89 19/08 Leo giàn 5,70±1,79 4,20±1,35 4,77±1,31
26/08 Ra hoa - quả non 8,07±2,04 6,42±1,38 7,24±1,56
02/09 Thu hoạch 1,49±0,53 0,80±0,31 0,50±0,22
09/09 Thu hoạch 9,50±2,22 7,63±1,97 7,50±1,87
16/09 Thu hoạch rộ 11,25±2,34 10,62±2,24 9,80±2,05
23/09 Thu hoạch 2,82±0,70 2,17±0,62 2,04±0,50
30/09 Thu hoạch 2,02±0,60 1,72±0,53 1,74±0,56
Kết quả bảng 4.3 cho thấy, ở cả 3 giống, bọ trĩ xuất hiện và gây hại ngay từ thời kỳ cây con đến khi kết thúc thu hoạch. Giai đoạn đầu mật độ bọ trĩ dường như khơng có sự khác nhau giữa các giống, tuy nhiên, đến thời kỳ leo giàn, mật độ bọ trĩ đã có sự sai khác. Trong 3 giống tham gia thí nghiệm thì giống dưa Cúc
71 có mật độ bọ trĩ cao nhất, tiếp đến là giống Nhật lai và thấp nhất là giống Nhật. Ở cả 3 giống, bọ trĩ đều hình thành 2 cao điểm. Cao điểm 1 là lúc cây bắt đầu ra hoa và cao điểm 2 khi thu hoạch rộ. Từ giai đoạn cây con đến giai đoạn leo giàn, ra hoa – quả non, mật độ bọ trĩ có xu hướng tăng dần do nguồn thức ăn phong phú. Mật độ bọ trĩ trên giống Nhật có xu hướng tăng nhiều hơn so với giống Nhật lai. Tuy nhiên, đến thời kỳ thu hoạch lứa quả đầu tiên, kỳ điều tra thứ 6, mật độ bọ trĩ giảm mạnh. Nguyên nhân là do thời gian này thời tiết mưa khá nhiều, đặc biệt là trận mưa rào chiều 01/09 đã khiến mật độ bọ trĩ giảm sâu, trong đó giống Nhật giảm xuống thấp nhất còn 0,5 con/lá, tiếp theo là giống Nhật lai còn 0,86 con/lá và cao nhất là giống Cúc 71 còn 1,49 con/lá. Sau kỳ điều tra đó, nhiệt độ khá mát mẻ, cộng thêm nguồn thức ăn dồi dào nên mật độ bọ trĩ tăng nhanh. Mật độ bọ trĩ đạt cao điểm 2 vào kỳ điều tra ngày 16/09, khi cây đang ở thời kỳ thu hoạch rộ. Cao nhất là giống Cúc 71 với 11,25 con/lá, tiếp theo là giống Nhật lai là 10,62 con/lá và thấp nhất là giống Nhật là 9,8 con/lá. Giống Cúc 71 có thân lá xanh đậm, bản lá to và dày hơn, phân nhánh nhiều và có tỷ lệ cây chết ít hơn nên bước vào thời kỳ thu hoạch quả, mật độ bọ trĩ tăng mạnh hơn. Sau cao điểm đợt 2, mật độ bọ trĩ lại giảm mạnh do gặp phải trận mưa lớn ngày 22/9, quần thể bọ trĩ cũng khó có thể khơi phục được nhanh chóng sau trận mưa hơm đó. Cuối vụ, cũng là lúc cây bước vào thời kỳ già cỗi, sự sinh trưởng của thân lá, quả giảm đi nhanh chóng, cây trở nên già cỗi, kéo theo đó là nguồn thức ăn suy giảm nên mật độ bọ trĩ cũng giảm.
Như vậy, sự gây hại của bọ trĩ trên các giống dưa chuột khác nhau là khác nhau. Bên cạnh đó mật độ bọ trĩ trên cây dưa chuột phụ thuộc khá lớn vào điều kiện thời tiết, nguồn ký chủ và sự có mặt của thiên địch trên đồng ruộng.
4.1.2.2. Diễn biến số lượng bọ trĩ tổng số trên các thời vụ trồng dưa chuột vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Bọ trĩ có phổ ký chủ rất đa dạng, vì thế chúng tồn tại quanh năm trên đồng ruộng, chỉ khác nhau về kích thước của quần thể, khi khơng có ký chủ phù hợp, chúng tồn tại trên cây đơn buốt. Khi gặp điều kiện thuận lợi về nguồn thức ăn, điều kiện sinh thái, sự gia tăng của quần thể bọ trĩ là rất mạnh. Nhiệt độ thuận lợi cho sự phát triển của bọ trĩ trong khoảng 22-280C. Đối với dưa chuột vụ thu, nhiệt độ đầu vụ vẫn khá cao, tuy nhiên vẫn có những cơn mưa rào khiến độ ẩm khơng khí cao. Đầu vụ do thời tiết nắng nóng, nguồn thức ăn chưa dồi dào nên
mật độ bọ trĩ vẫn ở mức thấp. Thời điểm người dân trồng dưa có mưa kéo dài liên tiếp, khiến dưa sinh trưởng phát triển kém, thậm chí bị chết, số lượng bọ trĩ gây hại không đáng kể. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Diễn biến số lượng bọ trĩ tổng số trên các thời vụ trồng dưa chuột vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Giai đoạn sinh trưởng Chính vụ Vụ muộn Ngày điều tra Mật độ (con/lá) Ngày điều tra Mật độ (con/lá) Cây con 29/07 0,24±0,10 03/09 0,70±0,22 Cây con 05/08 0,81±0,23 10/09 2,20±0,48 Leo giàn 12/08 3,06±0,83 17/09 4,04±0,98 Leo giàn 19/08 4,71±1,16 24/09 1,68±0,65
Ra hoa - quả non 26/08 7,24±1,74 01/10 4,62±1,40
Thu hoạch 02/09 0,50±0,22 08/10 8,93±2,36 Thu hoạch 09/09 7,50±1,67 15/10 10,77±2,38 Thu hoạch rộ 16/09 9,80±2,13 22/10 13,34±2,63 Thu hoạch 23/09 2,04±0,70 29/10 2,61±0,69 Thu hoạch 30/09 1,74±0,57 05/11 3,43±1,02 Ghi chú: Chính vụ trồng 22/07/2015 Vụ muộn trồng 25/08/2015
Trong tự nhiên, sự phát sinh gây hại của mỗi lồi cơn trùng đều có quy luật mùa vụ rất rõ rệt, đó là lúc có khí hậu, thời tiết thuận lợi và nguồn thức ăn thích hợp với chúng. Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy, mật độ bọ trĩ trên dưa chuột vụ muộn có xu hướng cao hơn dưa trồng chính vụ, do nhiệt độ ơn hịa hơn và thời tiết ít mưa hơn Mật độ bọ trĩ có xu hướng tăng dần từ khi cây con đến khi kết thúc thu hoạch. Bước vào chính vụ, nhiệt độ khá cao, có những ngày trời nắng nóng tới 36-370C, tuy nhiên cũng kèm theo đó là những ngày mưa rào. Mưa lớn làm cho mật độ bọ trĩ giảm đáng kể. Thời tiết mưa nắng thất thường trong chính vụ cũng ảnh hưởng lớn đến mật độ bọ trĩ. Nhiệt độ chính vụ dao động khoảng 27-