Phương pháp điều tra thu thập thành phần bọ trĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần bọ trĩ trên cây họ bầu bí, diễn biến số lượng và biện pháp hóa học phòng trừ chúng trên cây dưa chuột vụ hè thu năm 2015 tại văn lâm, hưng yên (Trang 33 - 35)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thành phần bọ trĩ

Điều tra thu thập thành phần bọ trĩ được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng - QCVN 01- 38: 2010/BNN&PTNT, Hà Quang Hùng (2005) và phương pháp thu thập bọ trĩ ngoài đồng của Mound (2007).

- Thời gian điều tra lấy mẫu: định kỳ 7 ngày/lần, điều tra liên tục theo giai đoạn sinh trưởng của cây trồng có liên quan đến sự xuất hiện và gây hại của bọ trĩ. - Điều tra thu thập theo phương pháp ngẫu nhiên tự do, không cố định điểm điều tra và số lượng điểm điều tra, số điểm càng nhiều càng tốt.

- Thu thập bọ trĩ đang có mặt trên bộ phận của cây bằng cách dùng túi nilon nhẹ nhàng chụp lấy lá hoặc búp non, hoặc hoa. Mỗi túi mẫu được ghi rõ thông tin về: ngày thu mẫu, địa điểm, giai đoạn sinh trưởng, bộ phận của cây. Các túi mẫu sau khi thu thập được chuyển ngay vào khoang đá của tủ lạnh trong thời gian 2 giờ. Sau đó, mẫu bọ trĩ được chuyển sang khay nhựa màu trắng sữa (có độ tương phản cao), đồng thời rũ hết bộ phận cây trồng đã thu lên cùng khay. Dùng bút lông thu mẫu bọ trĩ cho vào ống eppendorf có chứa sẵn dung dịch cồn 70% và trên vỏ của ống đựng mẫu cũng ghi rõ thông tin như trên túi nilon đựng mẫu đó.

+ Tồn bộ mẫu thu được được bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh. Toàn bộ

mẫu bọ trĩ của một ống được đổ vào lam lõm, đặt dưới kính hiển vi để tách bỏ các mẫu bọ trĩ non và chỉ giữ lại các mẫu bọ trĩ trưởng thành để giám định, phân loại.

+ Các mẫu vật của từng lồi lần đầu thu được gửi về phịng thí nghiệm

- Chỉ tiêu cần điều tra :

+ Tên loài bọ trĩ gây hại (tên Việt Nam và tên khoa học) + Mật độ của bọ trĩ ở mỗi bộ phận của cây trồng

Phương pháp điều tra biến động thành phần loài bọ trĩ trên cây dưa chuột.

Tiến hành điều tra ở 5 giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây trong 1 vụ

dưa chuột: giai đoạn cây con, leo giàn, ra hoa – quả non, thu quả và thu quả rộ.

Thu thập bọ trĩ đang có mặt trên các bộ phận của cây bằng cách chụp túi

nilon vào lá hoặc ngọn, hoa, quả; đánh dấu sau đó mang về phịng thí nghiệm, dùng cồn 70% rửa để thu thập bọ trĩ hại trên lá, ngọn, hoa và quả. Sau đó gạn, đưa lên kính lúp điện soi để phân loại, đếm và xác định thành phần số lượng bọ trĩ từng loài theo mẫu đã định loài.

Phương pháp lên tiêu bản mẫu bọ trĩ

Dựa theo phương pháp lên tiêu bản bọ trĩ của Mound (2007)

- Vật liệu cần có: Lam lõm, lam phẳng, lamen, NaOH 10%, nước cất, cồn

70%, Glycerine, Bom Canada, dầu đinh hương, bàn nhiệt (hotplate).

- Các bước tiến hành như sau:

Trước khi tiến hành lên tiêu bản bọ trĩ, chuyển mẫu bọ trĩ sang ống có chứa sẵn dung dịch NaOH 10%, ngâm trong vòng 24 giờ.

+ Bước 1: Chuyển mẫu bọ trĩ lên lamen đã nhỏ 1 giọt dầu đinh hương, quan sát dưới kính lúp 2 mắt soi nổi tư thế của bọ trĩ, điều chỉnh tư thế của bọ trĩ sao cho cánh và râu đầu sải ra hết (các bộ phận cơ thể của bọ trĩ phải lộ diện hoàn toàn).

+ Bước 2: Dùng que gỗ có gắn kim ở đầu để điều chỉnh tư thế của bọ trĩ sao cho cánh và râu đầu sải ra hết (các bộ phận cơ thể của bọ trĩ phải lộ diện hoàn toàn), rồi từ từ đặt lam lên sao cho lam phải song song với lamen, tránh tạo bọt khí.

+ Bước 3: Đặt lam lên bàn nhiệt (hotplate) ở nhiệt độ 500C trong 1 tuần. Khi đó dung dịch Hoyer và mẫu bọ trĩ se trong để tiện cho quan sát.

+ Bước 4: Dán 2 nhãn lên lamen.

Nhãn 1: Ghi địa điểm thu mẫu, ngày thu mẫu, người thu mẫu. Nhãn 2: Ghi tên khoa học loài bọ trĩ và ký chủ.

+ Bước 5: Cố định mẫu bằng một vài giọt Bom Canada xung quanh mép bản lamen để cố định mẫu bọ trĩ.

Phương pháp định loại bọ trĩ

Mẫu bọ trĩ thu thập ở ngồi đồng, làm tiêu bản lam, đưa lên kính lúp soi nổi và kính hiển vi và tiến hành giám định bằng các tài liệu phân loại bọ trĩ của Mound (1976) và website www.ozthrips.org cùng với sự giúp đỡ của TS. Hà Thanh Hương để xác định chính xác tên lồi bọ trĩ trên cây họ bầu bí thu được tại Hưng Yên.

Để định loại bọ trĩ, các đặc điểm hình thái bên ngồi theo khóa phân loại như màu sắc, râu đầu, các vị trí lơng cũng như số lượng lơng ở trên đầu, mảnh lưng ngực trước, mảnh lưng ngực giữa, mảnh lưng ngực sau và cánh; quan sát các đốt bụng, đặc biệt đốt bụng thứ VIII được chụp ảnh lại.

Trong trường hợp các mẫu không thể xác định được sẽ gửi tới Tiến sỹ Laurence Mound tại Úc để giám định.

Phương pháp mô tả bọ trĩ theo Mound (2007)

Mơ tả hình thái, đặc điểm phân biệt của trưởng thành các loài bọ trĩ gây

hại chủ yếu trên cây họ bầu bí tại địa điểm nghiên cứu dưới kính lúp soi nổi và kính hiển vi huỳnh quang. Mơ tả hình thái, đặc điểm phân biệt của trưởng thành: Màu sắc cơ thể, số lượng đốt râu, kiểu râu đầu, các vị trí lơng cũng như số lượng mảnh trên đầu, mảnh lưng ngực trước, mảnh lưng ngực giữa, mảnh lưng ngực sau và cánh; quan sát các đốt bụng, đặc biệt đốt bụng thứ VIII.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần bọ trĩ trên cây họ bầu bí, diễn biến số lượng và biện pháp hóa học phòng trừ chúng trên cây dưa chuột vụ hè thu năm 2015 tại văn lâm, hưng yên (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)