PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả
4.1.3. Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến số lượng bọ trĩ hại dưa
chuột vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên
4.1.3.1. Ảnh hưởng của công thức luân canh đến số lượng bọ trĩ hại dưa chuột vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Luân canh là sự thay đổi trật tự cây trồng theo không gian và thời gian để khai thác hợp lý nguồn dinh dưỡng và bảo vệ độ phì nhiêu của đất đai. Ở góc độ bảo vệ thực vật, biện pháp luân canh thường được vận dụng nhằm làm gián đoạn nguồn thức ăn quen thuộc của sâu khiến đối tượng phịng chống khơng thể phát sinh gây hại, buộc chúng phải di chuyển đi nơi khác hoặc chết đói. Trong thực tế sản xuất, luân canh dễ áp dụng, ít tốn kém và được xem là biện pháp hiệu quả trong việc cắt đứt nguồn sâu bệnh lưu trữ trên đồng ruộng, gây hại từ vụ này qua
vụ khác (Nguyễn Văn Đĩnh và cs., 2014). Bọ trĩ là loài đa thực, chúng tồn tại và gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Chúng tồn tại quanh năm trên đồng ruộng, những thời điểm khơng có ký chủ thích hợp, chúng có mặt trên cây đơn buốt, chờ cơ hội di chuyển sang ký chủ mới. Vì vậy để tìm hiểu tác dụng của luân canh đến mật độ bọ trĩ trên ruộng hiện tại, chúng tôi tiến hành điều tra mật độ bọ trĩ trên các ruộng có cơng thức luân canh khác nhau như cà tím – dưa chuột, đậu cơ ve- dưa chuột, đậu tương – dưa chuột và dưa chuột – dưa chuột. Thí nghiệm được áp dụng với giống Cúc 71 trong vụ thu năm 2015. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Diễn biến số lượng bọ trĩ trên các ruộng có cơng thức luân canh khác nhau vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Ngày điều tra
Giai đoạn sinh trưởng
Mật độ (con/lá) Cà tím-
Dưa chuột
Đậu cô ve- Dưa chuột Đậu tương- Dưa chuột Dưa chuột- Dưa chuột 29/07 Cây con 0,50±0,17 0,35±0,14 0,20±0,10 0,58±0,21 05/08 Cây con 0,98±0,22 0,66±0,18 0,45±0,17 1,50±0,37 12/08 Leo giàn 3,30±0,69 2,50±0,79 2,08±0,54 3,60±0,78 19/08 Leo giàn 6,89±2,08 4,30±1,52 3,95±1,22 5,70±1,65 26/08 Ra hoa - quả non 9,27±2,40 7,50±1,88 7,02±1,59 8,07±2,04 02/09 Thu hoạch 2,23±0,64 1,30±0,46 0,75±0,28 1,49±0,53 09/09 Thu hoạch 11,00±2,61 8,45±2,01 7,20±1,56 9,50±2,12 16/09 Thu hoạch rộ 12,75±2,43 10,01±2,05 9,25±2,18 11,25±2,56 23/09 Thu hoạch 3,60±1,08 2,40±0,82 2,02±0,86 2,82±0,72 30/09 Thu hoạch 3,50±0,88 2,00±0,63 1,80±0,67 2,02±0,62
Kết quả bảng 4.7 cho thấy, ở các ruộng điều tra, bọ trĩ đều xuất hiện ngay từ khi cây con mới trồng và hình thành 2 cao điểm. Cao điểm 1 khi cây bắt đầu ra hoa – quả non tương ứng với kỳ điều tra ngày 26/08. Trong đó, mật độ bọ trĩ ở ruộng có cây trồng trước là cà tím đạt cao nhất là 9,27 con/lá, mật độ bọ trĩ ở các ruộng trồng dưa chuột, đậu cô ve thấp hơn lần lượt là 8,07 con/lá và 7,50 con/lá, thấp nhất là ở ruộng trồng đậu tương là 7,02 con/lá. Đến cao điểm thứ hai, tương ứng với kỳ điều tra ngày 16/09, mật độ bọ trĩ ở ruộng trồng cà tím vẫn đạt mức cao nhất là 12,75 con/lá, tiếp theo là ruộng dưa chuột, đậu cô ve và đậu tương tương ứng là 11,00 con/lá; 10,01 con/lá và 9,25 con/lá. Như vậy chế độ luân canh có ảnh hưởng khơng nhỏ tới mật độ bọ trĩ trên ruộng hiện tại. Mặt khác, để giảm
sự gây hại của bọ trĩ đối với dưa chuột, tránh luân canh dưa chuột với những cây ký chủ ưa thích của bọ trĩ như cây họ cà, cây họ đậu. Việc thiết kế các công thức luân canh cần dựa theo nhiều yếu tố, trong đó cần quan tâm tới điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu, đặc biệt là hiện trạng sản xuất nông nghiệp của vùng.
4.1.3.2. Ảnh hưởng của biện pháp ngắt tỉa lá và không ngắt tỉa lá đến số lượng bọ trĩ hại dưa chuột vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên.
Đối với cây dưa chuột, mỗi cây có khoảng 20 lá tính từ lúc gieo đến thời kỳ thu hoạch cuối cùng. Trong quá trình điều tra theo dõi, chúng tôi nhận thấy trưởng thành thường phân bố ở những lá non, trong khi đó sâu non lại có xu hướng phân bố ở những lá già. Việc tỉa bớt các lá già (những lá thứ 13, 14, 15 tính từ ngọn xuống) có thể làm giảm mật độ sâu non vì sâu non tập trung ở những lá già khá cao, mặt khác việc tỉa bớt các lá già này hầu như không làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây. Chúng tôi tiến hành theo dõi mật độ bọ trĩ trên 2 ruộng trồng giống Nhật, 1 ruộng tiến hành tỉa lá già, một ruộng đối chứng không tỉa lá. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Diễn biến số lượng bọ trĩ tổng số trên ruộng dưa chuột ngắt lá già và ruộng không ngắt lá già vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Ngày
điều tra Giai đoạn sinh trưởng
Mật độ (con/lá)
Ruộng ngắt lá Ruộng không ngắt lá
19/08 Leo giàn 4,71±1,04 4,94±1,38
26/08 Ra hoa - quả non 7,24±1,56 7,91±2,13
02/09 Thu hoạch 0,50±0,22 1,37±0,48
09/09 Thu hoạch 7,50±1,47 8,28±2,42
16/09 Thu hoạch rộ 9,81±1,87 10,86±2,39
23/09 Thu hoạch 2,06±0,9 2,90±0,83
30/09 Thu hoạch 1,74±0,53 2,12±0,72
Qua điều tra và theo số liệu bảng 4.8, chúng tôi nhận thấy mật độ bọ trĩ ở ruộng không được tỉa lá già luôn cao hơn mật độ bọ trĩ trên ruộng được ngắt tỉa lá già thường xuyên. Việc ngắt tỉa lá già trước tiên làm cho ruộng thơng thống, tăng khả năng tiếp nhận ánh sáng cho các lá phía trên, đồng thời hạn chế được sâu bệnh hại. Ở thời kỳ cao điểm, mật độ bọ trĩ trên ruộng không được ngắt lá già đạt 10,86 con/lá, trong khi đó ruộng được ngắt tỉa lá già mật độ là 9,81 con/lá. Như vậy việc ngắt tỉa lá già cũng là một trong những biện pháp làm giảm mật độ bọ trĩ hại dưa chuột. Bên cạnh việc ngắt lá, cũng có thể áp dụng biện pháp kỹ thuật tỉa bỏ nhánh vô hiệu, mỗi thân để từ 4-5 nhánh, để tạo cho ruộng thơng
thống, ánh sáng vào ruộng dưa nhiều hơn, từ đó tạo điều kiện để tăng năng suất, chất lượng dưa.
Việc tỉa bỏ lá già cũng được các hộ nông dân áp dụng, tuy nhiên thực hành chưa đúng cách. Chưa đúng ở chỗ, những lá được ngắt xuống không được thu gom tiêu hủy mà bỏ ngay tại luống. Như vậy, hiệu quả của việc ngắt lá chỉ dừng lại ở chỗ tạo thơng thống cho ruộng, mà chưa hạn chế được sâu bệnh hại.
Hình 4.12. Ruộng được tỉa lá Hình 4.13. Ruộng khơng được tỉa lá
Nguồn: Phạm Hồng Điệp (2015)
4.1.3.3. Ảnh hưởng của việc che phủ luống đến số lượng bọ trĩ hại dưa chuột vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Mỗi lồi sinh vật nói chung và sâu hại nói riêng chỉ có thể sống thuận lợi trong một giới hạn nhất định về điều kiện sống vì chúng có nhu cầu sinh thái khá chặt chẽ, một thuộc tính quan trọng được quy định bởi đặc điểm di truyền của từng loài. Trên cơ sở hiểu biết rõ nhu cầu sinh thái của từng đối tượng sâu hại, chúng ta có thể dùng nhiều biện pháp, chủ yếu là kỹ thuật canh tác và cơ giới vật lý để làm thay đổi môi trường sống vô sinh cũng như hữu sinh vượt quá giới hạn chịu đựng của đối tượng khiến chúng khơng thể sinh sống bình thường dẫn đến giảm số lượng, phải di chuyển đi nơi khác hoặc bị chết (Nguyễn Văn Đĩnh và cs., 2014). Cũng trên cơ sở dựa vào đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ trĩ, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che phủ luống
đến mật độ bọ trĩ trên ruộng dưa chuột. Thí nghiệm được tiến hành trên 2 ruộng, một ruộng được che phủ luống và một ruộng không được che phủ. Kết quả được trình bày ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Diễn biến số lượng bọ trĩ tổng số trên ruộng được che phủ luống và ruộng không được che phủ luống vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Ngày điều tra
Giai đoạn sinh trưởng
Mật độ bọ trĩ (con/lá)
Ruộng được che phủ Ruộng không được che phủ
29/07 Cây con 0,22±0,13 0,35±0,11
05/08 Cây con 0,45±0,18 0,99±0,27
12/08 Leo giàn 1,54±0,40 2,24±0,61
19/08 Leo giàn 2,94±0,79 4,20±1,11
26/08 Ra hoa - quả non 4,38±1,18 6,42±1,38
02/09 Thu hoạch 0,39±0,17 0,80±0,31
09/09 Thu hoạch 5,18±1,33 7,63±1,82
16/09 Thu hoạch rộ 7,62±1,67 10,15±2,05
23/09 Thu hoạch 1,85±0,66 2,17±0,69
30/09 Thu hoạch 1,37±0,54 1,72±0,51
Việc sử dụng màng phủ nông nghiệp trong sản xuất rau hiện nay khá phổ biến. Việc sử dụng màng phủ có tác dụng đảm bảo ẩm độ đất, giảm bớt số lần tưới, giảm độ chai cứng đất, hạn chế cỏ dại, hạn chế rửa trơi phân bón, cải thiện chất lượng quả và tăng trưởng của cây. Màu xám bạc của màng phủ có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời nên cung cấp thêm ánh sáng và xua đuổi rầy mềm, bọ trĩ, bọ rầy dưa. Ngồi ra nó cịn có tác dụng giảm ấu trùng bọ rầy dưa cắn phá rễ cây dưa; hạn chế sự hóa nhộng của bọ trĩ, từ đó có tác dụng làm giảm mật độ bọ trĩ trên ruộng.
Kết quả cho thấy, mật độ bọ trĩ ở ruộng không được che phủ luống luôn cao hơn ở ruộng được che phủ. Mặt đất là nơi hóa nhộng của bọ trĩ, việc che phủ luống làm hạn chế sự hóa nhộng của bọ trĩ trong đất, chúng sẽ chuyển sang hóa nhộng trên lá. Tuy nhiên việc hóa nhộng trên lá gặp khá nhiều rủi ro vì trên mặt đất là vùng hoạt động của thiên địch, mặt khác nó cũng có thể gặp nhiều tác động xấu từ thời tiết và con người. Kết quả điều tra của Yorn Try (2008) cho thấy, có tới 14 lồi cơn trùng và nhện được xác định là thiên địch của bọ trĩ trên cây dưa chuột. Việc sử dụng màng phủ có khá nhiều tác dụng, tuy nhiên nó cũng có nhiều nhược điểm như giá thành cao, sau khi thu hoạch sản phẩm phải dỡ bỏ và tiêu hủy.