Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần bọ trĩ trên cây họ bầu bí, diễn biến số lượng và biện pháp hóa học phòng trừ chúng trên cây dưa chuột vụ hè thu năm 2015 tại văn lâm, hưng yên (Trang 32)

3.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Các loài bọ trĩ trên cây họ bầu bí

3.2.2. Vật liệu nghiên cứu

- Một số cây thuộc họ bầu bí : Dưa chuột, bí xanh, bí ngô, mướp. - Một số giống dưa chuột: Giống dưa Nhật, Nhật lai và Cúc 71.

- Một số loại thuốc bảo vệ thực vật: Confidor 100SL, Marshal 200SC, Abatimec 3,6EC và Tasieu 5WG.

3.2.3. Dụng cụ nghiên cứu

- Hộp đựng mẫu, túi nilon có mép dán kín, đĩa petri. - Lọ đựng bọ trĩ có nắp (ống eppendorf).

- Bút, giấy ghi địa điểm, bộ phận thu mẫu. - Bút lông, giấy thấm, kéo, kim côn trùng.

- Cồn 70%, dung dịch Hoyer, dung dịch NaOH 10%. - Lam, lamen.

- Kính lúp soi nổi (có bộ phận chụp ảnh) và kính hiển vi huỳnh quang. - Sổ ghi chép, bút chì, thước, xilanh, bình bơm đeo vai...

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Xác định thành phần bọ trĩ trên cây họ bầu bí ở Văn Lâm, Hưng Yên: Bí ngô, bí xanh, dưa chuột, mướp.

- Điều tra diễn biến số lượng của bọ trĩ tổng số gây hại trên cây dưa chuột dưới ảnh hưởng của một số yếu tố (giống, thời vụ, vị trí ruộng trồng, độ ẩm đất, luân canh, ngắt lá già và che phủ luống).

- Nghiên cứu hiệu quả của một số loại thuốc BVTV trong phòng trừ bọ trĩ hại dưa chuột.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thành phần bọ trĩ

Điều tra thu thập thành phần bọ trĩ được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng - QCVN 01- 38: 2010/BNN&PTNT, Hà Quang Hùng (2005) và phương pháp thu thập bọ trĩ ngoài đồng của Mound (2007).

- Thời gian điều tra lấy mẫu: định kỳ 7 ngày/lần, điều tra liên tục theo giai đoạn sinh trưởng của cây trồng có liên quan đến sự xuất hiện và gây hại của bọ trĩ. - Điều tra thu thập theo phương pháp ngẫu nhiên tự do, không cố định điểm điều tra và số lượng điểm điều tra, số điểm càng nhiều càng tốt.

- Thu thập bọ trĩ đang có mặt trên bộ phận của cây bằng cách dùng túi nilon nhẹ nhàng chụp lấy lá hoặc búp non, hoặc hoa. Mỗi túi mẫu được ghi rõ thông tin về: ngày thu mẫu, địa điểm, giai đoạn sinh trưởng, bộ phận của cây. Các túi mẫu sau khi thu thập được chuyển ngay vào khoang đá của tủ lạnh trong thời gian 2 giờ. Sau đó, mẫu bọ trĩ được chuyển sang khay nhựa màu trắng sữa (có độ tương phản cao), đồng thời rũ hết bộ phận cây trồng đã thu lên cùng khay. Dùng bút lông thu mẫu bọ trĩ cho vào ống eppendorf có chứa sẵn dung dịch cồn 70% và trên vỏ của ống đựng mẫu cũng ghi rõ thông tin như trên túi nilon đựng mẫu đó.

+ Toàn bộ mẫu thu được được bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh. Toàn bộ mẫu bọ trĩ của một ống được đổ vào lam lõm, đặt dưới kính hiển vi để tách bỏ các mẫu bọ trĩ non và chỉ giữ lại các mẫu bọ trĩ trưởng thành để giám định, phân loại.

+ Các mẫu vật của từng loài lần đầu thu được gửi về phòng thí nghiệm của Cục BVTV để định tên loài.

- Chỉ tiêu cần điều tra :

+ Tên loài bọ trĩ gây hại (tên Việt Nam và tên khoa học) + Mật độ của bọ trĩ ở mỗi bộ phận của cây trồng

Phương pháp điều tra biến động thành phần loài bọ trĩ trên cây dưa chuột.

Tiến hành điều tra ở 5 giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây trong 1 vụ dưa chuột: giai đoạn cây con, leo giàn, ra hoa – quả non, thu quả và thu quả rộ.

Thu thập bọ trĩ đang có mặt trên các bộ phận của cây bằng cách chụp túi nilon vào lá hoặc ngọn, hoa, quả; đánh dấu sau đó mang về phòng thí nghiệm, dùng cồn 70% rửa để thu thập bọ trĩ hại trên lá, ngọn, hoa và quả. Sau đó gạn, đưa lên kính lúp điện soi để phân loại, đếm và xác định thành phần số lượng bọ trĩ từng loài theo mẫu đã định loài.

Phương pháp lên tiêu bản mẫu bọ trĩ

Dựa theo phương pháp lên tiêu bản bọ trĩ của Mound (2007)

- Vật liệu cần có: Lam lõm, lam phẳng, lamen, NaOH 10%, nước cất, cồn 70%, Glycerine, Bom Canada, dầu đinh hương, bàn nhiệt (hotplate).

- Các bước tiến hành như sau:

Trước khi tiến hành lên tiêu bản bọ trĩ, chuyển mẫu bọ trĩ sang ống có chứa sẵn dung dịch NaOH 10%, ngâm trong vòng 24 giờ.

+ Bước 1: Chuyển mẫu bọ trĩ lên lamen đã nhỏ 1 giọt dầu đinh hương, quan sát dưới kính lúp 2 mắt soi nổi tư thế của bọ trĩ, điều chỉnh tư thế của bọ trĩ sao cho cánh và râu đầu sải ra hết (các bộ phận cơ thể của bọ trĩ phải lộ diện hoàn toàn).

+ Bước 2: Dùng que gỗ có gắn kim ở đầu để điều chỉnh tư thế của bọ trĩ sao cho cánh và râu đầu sải ra hết (các bộ phận cơ thể của bọ trĩ phải lộ diện hoàn toàn), rồi từ từ đặt lam lên sao cho lam phải song song với lamen, tránh tạo bọt khí.

+ Bước 3: Đặt lam lên bàn nhiệt (hotplate) ở nhiệt độ 500C trong 1 tuần. Khi đó dung dịch Hoyer và mẫu bọ trĩ se trong để tiện cho quan sát.

+ Bước 4: Dán 2 nhãn lên lamen.

Nhãn 1: Ghi địa điểm thu mẫu, ngày thu mẫu, người thu mẫu. Nhãn 2: Ghi tên khoa học loài bọ trĩ và ký chủ.

+ Bước 5: Cố định mẫu bằng một vài giọt Bom Canada xung quanh mép bản lamen để cố định mẫu bọ trĩ.

Phương pháp định loại bọ trĩ

Mẫu bọ trĩ thu thập ở ngoài đồng, làm tiêu bản lam, đưa lên kính lúp soi nổi và kính hiển vi và tiến hành giám định bằng các tài liệu phân loại bọ trĩ của Mound (1976) và website www.ozthrips.org cùng với sự giúp đỡ của TS. Hà Thanh Hương để xác định chính xác tên loài bọ trĩ trên cây họ bầu bí thu được tại Hưng Yên.

Để định loại bọ trĩ, các đặc điểm hình thái bên ngoài theo khóa phân loại như màu sắc, râu đầu, các vị trí lông cũng như số lượng lông ở trên đầu, mảnh lưng ngực trước, mảnh lưng ngực giữa, mảnh lưng ngực sau và cánh; quan sát các đốt bụng, đặc biệt đốt bụng thứ VIII được chụp ảnh lại.

Trong trường hợp các mẫu không thể xác định được sẽ gửi tới Tiến sỹ Laurence Mound tại Úc để giám định.

Phương pháp mô tả bọ trĩ theo Mound (2007)

Mô tả hình thái, đặc điểm phân biệt của trưởng thành các loài bọ trĩ gây hại chủ yếu trên cây họ bầu bí tại địa điểm nghiên cứu dưới kính lúp soi nổi và kính hiển vi huỳnh quang. Mô tả hình thái, đặc điểm phân biệt của trưởng thành: Màu sắc cơ thể, số lượng đốt râu, kiểu râu đầu, các vị trí lông cũng như số lượng mảnh trên đầu, mảnh lưng ngực trước, mảnh lưng ngực giữa, mảnh lưng ngực sau và cánh; quan sát các đốt bụng, đặc biệt đốt bụng thứ VIII.

3.4.2. Phương pháp điều tra diễn biến số lượng của bọ trĩ trên cây dưa chuột

- Thời gian điều tra: 7 ngày/lần

- Địa điểm điều tra: Huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. - Chọn ruộng trồng đại diện cho :

Theo giống dưa chuột : 3 giống

+ Giống Cúc 71 + Giống Nhật + Giống Nhật lai

Theo thời vụ trồng cây dưa chuột: Áp dụng đối với giống dưa Nhật trong vụ thu năm 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên.

+ Công thức 1: Chính vụ( Trồng 22-25/07/2015) + Công thức 2 : Vụ muộn ( Trồng 27/08/2015)

Dưa chính vụ được trồng vào cuối tháng 7, thu hoạch vào tháng 9. Dưa vụ muộn được trồng vào cuối tháng 8, thu hoạch vào tháng 10.

Theo vị trí ruộng trồng: Áp dụng đối với giống dưa Nhật lai trong vụ thu năm 2015

+ Ruộng 1: Ruộng xa làng, tách biệt với khu dân cư, ruộng được bố trí xa các ruộng trồng dưa khác, giữa cánh đồng lúa.

+ Ruộng 2 : Ruộng gần làng, ngay cạnh đường làng, gần khu dân cư, cách đường làng 1 con mương lớn.

Theo độ ẩm chân ruộng: Áp dụng đối với giống dưa Nhật trong vụ thu năm 2015

Tiến hành điều tra diễn biến số lượng bọ trĩ trên 2 chân ruộng khác nhau, ruộng thứ nhất là ruộng cao có độ ẩm thấp (dưới 60%) và ruộng thứ 2 là ruộng trũng có độ ẩm đất cao (trên 90%), rãnh luống thường xuyên ẩm.

- Điều tra theo 10 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra trên 10 lá (phân bố đều trên lá non, lá bánh tẻ, lá già), giai đoạn ra hoa thì đếm số lượng bọ trĩ trên hoa. Lá non được tính từ lá thật thứ nhất từ chồi ngọn xuống. Lá bánh tẻ được tính từ lá thật thứ 5 tính từ chồi ngọn xuống. Lá già được tính từ lá thật thứ 10 từ chồi ngọn xuống.

- Phương pháp đếm số lượng bọ trĩ: Khi mật độ bọ trĩ ít dùng kính lúp tay có độ phóng đại 10 lần di chuyển trên lá để đếm trực tiếp số lượng bọ trĩ trên lá và các bộ phận bị hại khác. Khi mật độ bọ trĩ cao dùng phương pháp ngắt lá của từng điểm điều tra (10 lá) cho vào từng túi nilon riêng biệt, có ghi nhãn rồi mang về phòng thí nghiệm để đếm theo phương pháp: ngâm riêng từng bộ phận bị hại trong cồn loãng 10% lắc nhẹ cho bọ trĩ rơi ra khỏi lá, gạn nước để lấy bọ trĩ và đếm trên đĩa Petri có sử dụng kính lúp tay có độ phóng đại 10 lần để quan sát.

Chỉ tiêu cần điều tra:

- Mật độ bọ trĩ (con/lá) trên các giống dưa chuột, thời vụ trồng, vị trí ruộng trồng dưa và chân ruộng khác nhau.

3.4.3. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến mật độ bọ trĩ tổng số hại dưa chuột

Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp ngắt tỉa lá và

Thí nghiệm trên hai ruộng, ruộng thứ nhất là ruộng không tỉa lá và ruộng thứ hai là ruộng được ngắt tỉa lá già thường xuyên.

Tiến hành ngắt lá khi cây bước vào thời kỳ leo giàn (cây được khoảng 10 lá thật), ngắt những lá già phía dưới sát mặt đất, thời gian 5 ngày/lần. Ngoài ra, có thể ngắt những lá bị bọ trĩ hại nặng, có mật độ bọ trĩ cao. Lá ngắt xuống sẽ được thu gom lại.

Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của công thức luân canh đến số

lượng bọ trĩ tổng số trên cây dưa chuột

Điều tra mật độ bọ trĩ tổng số trên các ruộng có công thức luân canh khác nhau như cà tím – dưa chuột, đậu cô ve- dưa chuột, dưa chuột – dưa chuột và đậu tương – dưa chuột, sau đó so sánh. Thí nghiệm áp dụng đối với giống dưa Cúc 71 trong vụ thu chính vụ năm 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên.

Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che phủ luống đến số lượng bọ trĩ tổng số trên cây dưa chuột

Thí nghiệm tiến hành trên 2 ruộng dưa, một ruộng che phủ luống và một ruộng không che phủ, sau đó so sánh.

Đối với ruộng che phủ luống, sử dụng màng phủ nilon 2 mặt, một mặt đen, một mặt xám; mặt xám phủ lên trên; kích thước màng phủ 1,0m x chiều dài luống. Tiến hành làm đất, lên luống, bón lót đầy đủ (lưu ý vùi phân sâu), sau đó phủ nilon lên trên mặt luống, cố định 2 bên mép luống bằng đất. Sau khi đã cố định màng phủ và xác định được vị trí trồng dưa, tiến hành đục lỗ để trồng. Sử dụng loại ống nhựa đường kính khoảng 12cm, có cắt răng cưa ở đầu ống để thuận lợi cho việc đục lỗ (hoặc có thể sử dụng lon sữa bò để đục lỗ trồng). Sau khi đục lỗ, tiến hành trồng dưa và chăm sóc dưa bình thường.

Thí nghiệm áp dụng đối với giống dưa Nhật trong vụ thu chính vụ năm 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên.

3.4.4. Phương pháp khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc trừ bọ trĩ

3.4.4.1. Phương pháp khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc trừ bọ trĩ trong phòng thí nghiệm

Thử nghiệm 4 loại thuốc trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp phun trực tiếp bằng bình phun 2 lít, nồng độ thuốc theo bảng 3.1:

Bảng 3.1. Tên thuốc BVTV trừ bọ trĩ trong phòng thí nghiệm và nồng độ sử dụng

CT Tên thuốc Tên hoạt chất Nhóm

độc

Nồng độ (%)

1 Confidor 100SL Imidacloprid III 0,075

2 Abatimec 3,6EC Abamectin II 0,05

3 Tasieu 5WG Emamectin benzoate II 0,03

4 Marshal 200SC Carbosulfan II 0,3

5 Đối chứng Không phun

Phương pháp: Dùng đĩa Petri có lót giấy thấm nước dưới đáy để giữ ẩm cho lá dưa chuột, cắt lá dưa chuột theo hình đĩa, đặt lá vào đĩa. Dùng bút lông bắt 30 cá thể bọ trĩ tuổi 1, 2 từ lá dưa chuột mang ngoài đồng về chuyển sang đĩa petri có sẵn lá dưa chuột đặt trên giấy thấm, mỗi công thức có 3 hộp, thí nghiệm được nhắc lại 3 lần.

Cách phun: Phun dung dịch thuốc bằng bình phun tay với lượng vừa đủ để ướt lá. Sau khi phun, dốc ngược lá lên giấy thấm cho nước chảy hết không còn đọng thành giọt trên lá. Sau đó quan sát và đếm số lượng bọ trĩ non còn sống sau 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ.

3.4.4.2. Phương pháp khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc trừ bọ trĩ ngoài đồng ruộng

Việc thử nghiệm được tiến hành khi bọ trĩ ở giai đoạn tuổi 1, tuổi 2; bọ trĩ non tuổi 2 rộ. Mật độ bọ trĩ khoảng 9 con/lá. Phun trực tiếp dung dịch thuốc đã pha (liều lượng theo bảng 3.2), phun ướt đều tán cây dưa chuột bằng bình phun tay 16 lít.

Thử nghiệm 4 loại thuốc, trong đó 2 loại thuốc có nguồn gốc hóa học và 2 loại thuốc có nguồn gốc sinh học. Đó là Confidor 100SL, Marshal 200SC, Abatimec 3,6EC và Tasieu 5WG.

Confidor 100SL là thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa học, có tác dụng tiếp xúc, vị độc, nội hấp.

Marshal 200SC là thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa học, có tác dụng tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn mạnh, có khả năng hấp thu và di chuyển nhanh trong cây,

diệt hữu hiệu các côn trùng gây hại bên ngoài lẫn bên trong cây trồng.

Abatimec 3,6EC là thuốc trừ sâu sinh học, có tác động vị độc, tiếp xúc, nội hấp yếu.

Tasieu 5WG là thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học, có tác động vị độc, tiếp xúc; nội hấp, thẩm thấu mạnh.

• Bố trí thí nghiệm: - Thí nghiệm diện hẹp

- Thí nghiệm được bố trí với 5 công thức, 3 lần nhắc lại và các công thức được sắp xếp theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB).

- Kích thước ô thí nghiệm: 30m2 - Lượng nước phun: 400l/ha

Bảng 3.2. Tên thuốc BVTV trừ bọ trĩ ngoài đồng ruộng và liều lượng sử dụng

CT Tên thuốc Tên hoạt chất Nhóm độc Lượng dùng

kg(lít)/ha

1 Confidor 100SL Imidacloprid III 0,2 l/ha

2 Abatimec 3,6EC Abamectin II 0,15 l/ha

3 Tasieu 5WG Emamectin benzoate II 0,2 kg/ha

4 Marshal 200SC Carbosulfan II 1,5 l/ha

5 Đối chứng Phun nước lã

- Sơ đồ thí nghiệm

NL1 CT 5 CT 2 CT 3 CT 1 CT 4

NL2 CT 1 CT 3 CT 5 CT 4 CT 2

NL3 CT4 CT1 CT 2 CT 5 CT 3

- Điều tra mật độ bọ trĩ trước xử lý thuốc và sau khi xử lý thuốc 1 ngày, 3 ngày, 7 ngày và 10 ngày.

3.4.5. Chỉ tiêu và công thức tính toán

Công thức tính toán số liệu ngoài đồng

Tỷ lệ (%) loài A = Số cá thể của loài A x 100

Tổng số cá thể của các loài (A, B, C...) điều tra

Mật độ bọ trĩ(con/lá) = Tổng số bọ trĩ đếm được Tổng số lá điều tra

Độ thường gặp (%) = Số điểm có loài bọ trĩ cần xác định x 100 Tổng số điểm điều tra

Hiệu lực của thuốc ngoài đồng được tính theo công thức Henderson -Tilton H(%) = (1- Ta x Cb ) x 100

Ca x Tb Trong đó:

H: Hiệu lực của thuốc

Ta: Số cá thể bọ trĩ ở công thức xử lý sau xử lý Tb: Số cá thể bọ trĩ ở công thức xử lý trước xử lý Ca: Số cá thể bọ trĩ ở công thức đối chứng sau xử lý Cb: Số cá thể bọ trĩ ở công thức đối chứng trước xử lý

Công thức tính toán số liệu nghiên cứu trong phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần bọ trĩ trên cây họ bầu bí, diễn biến số lượng và biện pháp hóa học phòng trừ chúng trên cây dưa chuột vụ hè thu năm 2015 tại văn lâm, hưng yên (Trang 32)