PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả
4.1.4. Hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ bọ trĩ hạ
hại dưa chuột
4.1.4.1. Hiệu lực của một số loại thuốc trừ bọ trĩ hại dưa chuột trong phịng thí nghiệm
Thuốc trừ sâu là một cấu thành của canh tác hiện đại. Một thực tế hiện nay mà chúng ta khơng thể phủ nhận đó là việc sử dụng hóa chất nói chung và thuốc bảo vệ thực vật nói riêng trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Hóa chất đang được sử dụng khá rộng rãi trong nông nghiệp, mà vấn đề đang nổi cộm hiện nay đó là việc tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cũng như hóa chất bảo quản trong nông sản. Trong những năm qua, đặc biệt là vài năm trở lại đây, chưa bao giờ chúng ta lại thấy vấn đề tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong nơng sản lại nóng như bây giờ. Chúng ta đã và đang chứng kiến nhiều hậu quả do hóa chất đem lại cho sức khỏe con người và môi trường sống.
Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận được vai trị của hóa chất trong sản xuất nông nghiệp của các nước đang phát triển hiện nay. Nông nghiệp nước ta lại đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nhiều vùng chuyên canh cây trồng, càng làm cho sâu bệnh dễ phát sinh gây hại. Với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan như hiện nay thì việc sâu bệnh kháng thuốc là điều khó tránh khỏi. Bọ trĩ lại là đối tượng rất dễ kháng thuốc, vì thế việc thường xuyên thay đổi loại thuốc phịng trừ là điều nên làm.
Để góp phần phịng trừ dịch hại nói chung và bọ trĩ trên dưa chuột nói riêng bằng thuốc BVTV, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu lực của 4 loại thuốc, trong đó có 2 loại có nguồn gốc hóa học và 2 loại có nguồn gốc sinh học. Kết quả thử nghiệm được trình bày ở bảng 4.10.
Kết quả cho thấy, cả 4 loại thuốc đều có thể sử dụng và có tác dụng trong phịng trừ bọ trĩ khi mật độ bọ trĩ cao. Trong đó thuốc Marshal 200SC có hiệu lực phịng trừ bọ trĩ nổi trội hơn so với các loại thuốc kia. Ở 72 giờ sau phun, thuốc Marshal 200SC đạt hiệu lực 96,67% tiếp theo là thuốc Confidor 100SL đạt 94,44% .Thuốc sinh học Abatimec 3,6EC và Tasieu 5WG cũng có hiệu lực phịng trừ bọ trĩ cao, ở 72 giờ sau phun lần lượt ở mức 92,22% và 88,89%.
Bảng 4.10. Hiệu lực (%) của một số loại thuốc trừ bọ trĩ hại dưa chuột trong phịng thí nghiệm
Tên thuốc Nồng độ (%)
Hiệu lực của thuốc (%)
24h 48h 72h
Confidor 100 SL 0,04 60,00 b 73,33 b 94,44 a
Abatimec 3,6 EC 0,05 44,40 c 64,44 c 88,89 b
Tasieu 5 WG 0,03 57,78 b 70,00 bc 92,22 ab
Marshal 200SC 0,3 68,89 a 84,44 a 96,67 a
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột mang chữ cái giống nhau thì sai khác khơng có ý nghĩa ở mức xác suất P<0,05.
Như vậy, để hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học trong sản xuất nơng nghiệp và hướng tới xây dựng nền nơng nghiệp an tồn, bền vững nên nghiên cứu sản xuất ra nhiều loại thuốc sinh học, thử nghiệm và khuyến khích nơng dân sử dụng để đảm bảo an tồn cho con người và mơi trường sống. Giảm sự phụ thuộc vào thuốc BVTV trong phòng chống dịch hại là biện pháp tốt nhất để tránh những hậu quả xấu của thuốc BVTV gây ra cho môi trường và con người. Vì vậy, cần kết hợp chặt chẽ việc dùng thuốc với các biện pháp BVTV khác trong hệ thống phòng chống dịch hại tổng hợp (IPM). Dùng thuốc BVTV là biện pháp cuối cùng khi các biện pháp BVTV khác khơng có hiệu quả.
4.1.4.2. Hiệu lực của một số loại thuốc trừ bọ trĩ hại dưa chuột ngoài đồng ruộng vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Có nhiều tác nhân cơ giới, vật lý và hóa học có thể gây bất lợi cho hoạt động sống hoặc làm chết côn trùng trong một thời gian ngắn. Nhờ ưu thế này, các tác nhân diệt trừ sâu bọ trực tiếp, đặc biệt là thuốc hóa học đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi và trở thành một phương hướng chủ lực trong công tác BVTV, nhất là khi cần dập tắt kịp thời các ổ dịch. Bọ trĩ được coi là loài dịch hại nguy hiểm trên nhiều loại cây trồng, bởi nó có phổ ký chủ rất đa dạng, sức sinh sản cao và vòng đời ngắn khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì vậy khi bọ trĩ phát sinh với số lượng lớn, khả năng gây hại cao thì biện pháp hóa học được xem là biện pháp hiệu quả nhất.
Bọ trĩ là đối tượng dịch hại nghiêm trọng trên cây dưa chuột nói chung và các cây thuộc nhóm họ bầu bí nói riêng, đặc biệt bọ trĩ có tính kháng thuốc rất nhanh. Do vậy chúng ta nên thường xuyên thay đổi các loại thuốc BVTV để tăng khả năng diệt trừ đối tượng dịch hại này. Ở địa phương, người dân thường dùng
phổ biến các loại thuốc hóa học, vì nó có tác dụng nhanh hơn thuốc sinh học, nhưng dùng về lâu dài gây ảnh hưởng đến môi trường và dẫn đến bọ trĩ kháng thuốc. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm 4 loại thuốc trừ sâu, trong đó có 2 loại là Marshal 200SC và Confidor 100SL là 2 loại thuốc có nguồn gốc hóa học, và 2 loại thuốc có nguồn gốc sinh học là Abatimec 3,6EC và Tasieu 5WG.
Bảng 4.11. Hiệu lực (%) của một số loại thuốc trừ bọ trĩ hại dưa chuột vụ thu năm 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Tên thuốc
Lượng dùng (kg,
l/ha)
Hiệu lực của các thuốc sau xử lý (%) 1 ngày 3 ngày 7 ngày 10 ngày
Confidor 100SL 0,2 l/ha 51,70 ab 71,48 ab 86,92 a 82,09 a Abatimec 3,6 EC 0,15 l/ha 38,36 b 50,44 b 65,40 b 73,65 a
Tasieu 5WG 0,2 kg/ha 43,79 ab 59,25 ab 73,61 ab 78,97 a Marshal 200SC 1,5 l/ha 57,50 a 80,23 a 92,85 a 87,09 a
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột mang chữ cái giống nhau thì sai khác khơng có ý nghĩa ở mức xác suất P<0,05.
Kết quả bảng 4.11 cho thấy, các loại thuốc có nguồn gốc hóa học ban đầu tỏ ra có hiệu quả nhanh, nhưng khơng kéo dài, đạt hiệu lực cao nhất vào 7NSP; các thuốc có nguồn gốc sinh học ban đầu hiệu quả chưa cao, nhưng hiệu lực của thuốc được kéo dài hơn. Thuốc Marshal 200SC đạt hiệu quả cao nhất vào 7NSP, đạt 92,85%, tiếp đến là thuốc Confidor 100SL đạt 86,92%. Hai loại thuốc có nguồn gốc sinh học đạt hiệu lực cao nhất vào 10NSP, thuốc Tasieu 5WG tỏ ra hiệu quả hơn Abatimec 3,6EC đạt 78,97%, trong khi đó Abatimec 3,6EC đạt 73,65%. Yorn Try (2008) cũng cho biết, thuốc hóa học Marshal 200SC có hiệu lực cao trong phòng trừ bọ trĩ hại dưa chuột. Thuốc Confidor 100SL cũng tỏ ra khá hiệu quả khi sử dụng để phòng trừ bọ trĩ hại dưa chuột (Nguyễn Thị Thanh, 2015).
Cây dưa chuột là cây rau ăn trái, thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch ngắn, mặt khác thời gian cho thu quả liên tục, nên đến cao điểm bọ trĩ gây hại cần sử dụng các loại thuốc phù hợp. Trong thời kỳ thu hoạch quả rộ, nên ưu tiên sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học để đảm hạn chế tới mức thấp nhất tác dụng xấu của thuốc BVTV đến con người, cây trồng, sinh vật có ích và mơi trường sống. Đặc biệt nên sử dụng thuốc khi bọ trĩ còn non để tăng hiệu lực của thuốc.