Nguồn: Phạm Hồng Điệp (2015)
4.1.3.3. Ảnh hưởng của việc che phủ luống đến số lượng bọ trĩ hại dưa chuột vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Mỗi lồi sinh vật nói chung và sâu hại nói riêng chỉ có thể sống thuận lợi trong một giới hạn nhất định về điều kiện sống vì chúng có nhu cầu sinh thái khá chặt chẽ, một thuộc tính quan trọng được quy định bởi đặc điểm di truyền của từng loài. Trên cơ sở hiểu biết rõ nhu cầu sinh thái của từng đối tượng sâu hại, chúng ta có thể dùng nhiều biện pháp, chủ yếu là kỹ thuật canh tác và cơ giới vật lý để làm thay đổi môi trường sống vô sinh cũng như hữu sinh vượt quá giới hạn chịu đựng của đối tượng khiến chúng khơng thể sinh sống bình thường dẫn đến giảm số lượng, phải di chuyển đi nơi khác hoặc bị chết (Nguyễn Văn Đĩnh và cs., 2014). Cũng trên cơ sở dựa vào đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ trĩ, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che phủ luống
đến mật độ bọ trĩ trên ruộng dưa chuột. Thí nghiệm được tiến hành trên 2 ruộng, một ruộng được che phủ luống và một ruộng khơng được che phủ. Kết quả được trình bày ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Diễn biến số lượng bọ trĩ tổng số trên ruộng được che phủ luống và ruộng không được che phủ luống vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Ngày điều tra
Giai đoạn sinh trưởng
Mật độ bọ trĩ (con/lá)
Ruộng được che phủ Ruộng không được che phủ
29/07 Cây con 0,22±0,13 0,35±0,11
05/08 Cây con 0,45±0,18 0,99±0,27
12/08 Leo giàn 1,54±0,40 2,24±0,61
19/08 Leo giàn 2,94±0,79 4,20±1,11
26/08 Ra hoa - quả non 4,38±1,18 6,42±1,38
02/09 Thu hoạch 0,39±0,17 0,80±0,31
09/09 Thu hoạch 5,18±1,33 7,63±1,82
16/09 Thu hoạch rộ 7,62±1,67 10,15±2,05
23/09 Thu hoạch 1,85±0,66 2,17±0,69
30/09 Thu hoạch 1,37±0,54 1,72±0,51
Việc sử dụng màng phủ nông nghiệp trong sản xuất rau hiện nay khá phổ biến. Việc sử dụng màng phủ có tác dụng đảm bảo ẩm độ đất, giảm bớt số lần tưới, giảm độ chai cứng đất, hạn chế cỏ dại, hạn chế rửa trơi phân bón, cải thiện chất lượng quả và tăng trưởng của cây. Màu xám bạc của màng phủ có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời nên cung cấp thêm ánh sáng và xua đuổi rầy mềm, bọ trĩ, bọ rầy dưa. Ngồi ra nó cịn có tác dụng giảm ấu trùng bọ rầy dưa cắn phá rễ cây dưa; hạn chế sự hóa nhộng của bọ trĩ, từ đó có tác dụng làm giảm mật độ bọ trĩ trên ruộng.
Kết quả cho thấy, mật độ bọ trĩ ở ruộng không được che phủ luống luôn cao hơn ở ruộng được che phủ. Mặt đất là nơi hóa nhộng của bọ trĩ, việc che phủ luống làm hạn chế sự hóa nhộng của bọ trĩ trong đất, chúng sẽ chuyển sang hóa nhộng trên lá. Tuy nhiên việc hóa nhộng trên lá gặp khá nhiều rủi ro vì trên mặt đất là vùng hoạt động của thiên địch, mặt khác nó cũng có thể gặp nhiều tác động xấu từ thời tiết và con người. Kết quả điều tra của Yorn Try (2008) cho thấy, có tới 14 lồi cơn trùng và nhện được xác định là thiên địch của bọ trĩ trên cây dưa chuột. Việc sử dụng màng phủ có khá nhiều tác dụng, tuy nhiên nó cũng có nhiều nhược điểm như giá thành cao, sau khi thu hoạch sản phẩm phải dỡ bỏ và tiêu hủy.
4.1.4. Hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ bọ trĩ hại dưa chuột hại dưa chuột
4.1.4.1. Hiệu lực của một số loại thuốc trừ bọ trĩ hại dưa chuột trong phịng thí nghiệm
Thuốc trừ sâu là một cấu thành của canh tác hiện đại. Một thực tế hiện nay mà chúng ta không thể phủ nhận đó là việc sử dụng hóa chất nói chung và thuốc bảo vệ thực vật nói riêng trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Hóa chất đang được sử dụng khá rộng rãi trong nông nghiệp, mà vấn đề đang nổi cộm hiện nay đó là việc tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cũng như hóa chất bảo quản trong nơng sản. Trong những năm qua, đặc biệt là vài năm trở lại đây, chưa bao giờ chúng ta lại thấy vấn đề tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong nơng sản lại nóng như bây giờ. Chúng ta đã và đang chứng kiến nhiều hậu quả do hóa chất đem lại cho sức khỏe con người và môi trường sống.
Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận được vai trị của hóa chất trong sản xuất nông nghiệp của các nước đang phát triển hiện nay. Nông nghiệp nước ta lại đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nhiều vùng chuyên canh cây trồng, càng làm cho sâu bệnh dễ phát sinh gây hại. Với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan như hiện nay thì việc sâu bệnh kháng thuốc là điều khó tránh khỏi. Bọ trĩ lại là đối tượng rất dễ kháng thuốc, vì thế việc thường xuyên thay đổi loại thuốc phòng trừ là điều nên làm.
Để góp phần phịng trừ dịch hại nói chung và bọ trĩ trên dưa chuột nói riêng bằng thuốc BVTV, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu lực của 4 loại thuốc, trong đó có 2 loại có nguồn gốc hóa học và 2 loại có nguồn gốc sinh học. Kết quả thử nghiệm được trình bày ở bảng 4.10.
Kết quả cho thấy, cả 4 loại thuốc đều có thể sử dụng và có tác dụng trong phịng trừ bọ trĩ khi mật độ bọ trĩ cao. Trong đó thuốc Marshal 200SC có hiệu lực phịng trừ bọ trĩ nổi trội hơn so với các loại thuốc kia. Ở 72 giờ sau phun, thuốc Marshal 200SC đạt hiệu lực 96,67% tiếp theo là thuốc Confidor 100SL đạt 94,44% .Thuốc sinh học Abatimec 3,6EC và Tasieu 5WG cũng có hiệu lực phòng trừ bọ trĩ cao, ở 72 giờ sau phun lần lượt ở mức 92,22% và 88,89%.
Bảng 4.10. Hiệu lực (%) của một số loại thuốc trừ bọ trĩ hại dưa chuột trong phịng thí nghiệm
Tên thuốc Nồng độ (%)
Hiệu lực của thuốc (%)
24h 48h 72h
Confidor 100 SL 0,04 60,00 b 73,33 b 94,44 a
Abatimec 3,6 EC 0,05 44,40 c 64,44 c 88,89 b
Tasieu 5 WG 0,03 57,78 b 70,00 bc 92,22 ab
Marshal 200SC 0,3 68,89 a 84,44 a 96,67 a
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột mang chữ cái giống nhau thì sai khác khơng có ý nghĩa ở mức xác suất P<0,05.
Như vậy, để hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học trong sản xuất nơng nghiệp và hướng tới xây dựng nền nơng nghiệp an tồn, bền vững nên nghiên cứu sản xuất ra nhiều loại thuốc sinh học, thử nghiệm và khuyến khích nơng dân sử dụng để đảm bảo an tồn cho con người và mơi trường sống. Giảm sự phụ thuộc vào thuốc BVTV trong phòng chống dịch hại là biện pháp tốt nhất để tránh những hậu quả xấu của thuốc BVTV gây ra cho môi trường và con người. Vì vậy, cần kết hợp chặt chẽ việc dùng thuốc với các biện pháp BVTV khác trong hệ thống phòng chống dịch hại tổng hợp (IPM). Dùng thuốc BVTV là biện pháp cuối cùng khi các biện pháp BVTV khác khơng có hiệu quả.
4.1.4.2. Hiệu lực của một số loại thuốc trừ bọ trĩ hại dưa chuột ngoài đồng ruộng vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Có nhiều tác nhân cơ giới, vật lý và hóa học có thể gây bất lợi cho hoạt động sống hoặc làm chết côn trùng trong một thời gian ngắn. Nhờ ưu thế này, các tác nhân diệt trừ sâu bọ trực tiếp, đặc biệt là thuốc hóa học đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi và trở thành một phương hướng chủ lực trong công tác BVTV, nhất là khi cần dập tắt kịp thời các ổ dịch. Bọ trĩ được coi là loài dịch hại nguy hiểm trên nhiều loại cây trồng, bởi nó có phổ ký chủ rất đa dạng, sức sinh sản cao và vòng đời ngắn khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì vậy khi bọ trĩ phát sinh với số lượng lớn, khả năng gây hại cao thì biện pháp hóa học được xem là biện pháp hiệu quả nhất.
Bọ trĩ là đối tượng dịch hại nghiêm trọng trên cây dưa chuột nói chung và các cây thuộc nhóm họ bầu bí nói riêng, đặc biệt bọ trĩ có tính kháng thuốc rất nhanh. Do vậy chúng ta nên thường xuyên thay đổi các loại thuốc BVTV để tăng khả năng diệt trừ đối tượng dịch hại này. Ở địa phương, người dân thường dùng
phổ biến các loại thuốc hóa học, vì nó có tác dụng nhanh hơn thuốc sinh học, nhưng dùng về lâu dài gây ảnh hưởng đến môi trường và dẫn đến bọ trĩ kháng thuốc. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm 4 loại thuốc trừ sâu, trong đó có 2 loại là Marshal 200SC và Confidor 100SL là 2 loại thuốc có nguồn gốc hóa học, và 2 loại thuốc có nguồn gốc sinh học là Abatimec 3,6EC và Tasieu 5WG.
Bảng 4.11. Hiệu lực (%) của một số loại thuốc trừ bọ trĩ hại dưa chuột vụ thu năm 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Tên thuốc
Lượng dùng (kg,
l/ha)
Hiệu lực của các thuốc sau xử lý (%) 1 ngày 3 ngày 7 ngày 10 ngày
Confidor 100SL 0,2 l/ha 51,70 ab 71,48 ab 86,92 a 82,09 a Abatimec 3,6 EC 0,15 l/ha 38,36 b 50,44 b 65,40 b 73,65 a
Tasieu 5WG 0,2 kg/ha 43,79 ab 59,25 ab 73,61 ab 78,97 a Marshal 200SC 1,5 l/ha 57,50 a 80,23 a 92,85 a 87,09 a
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột mang chữ cái giống nhau thì sai khác khơng có ý nghĩa ở mức xác suất P<0,05.
Kết quả bảng 4.11 cho thấy, các loại thuốc có nguồn gốc hóa học ban đầu tỏ ra có hiệu quả nhanh, nhưng khơng kéo dài, đạt hiệu lực cao nhất vào 7NSP; các thuốc có nguồn gốc sinh học ban đầu hiệu quả chưa cao, nhưng hiệu lực của thuốc được kéo dài hơn. Thuốc Marshal 200SC đạt hiệu quả cao nhất vào 7NSP, đạt 92,85%, tiếp đến là thuốc Confidor 100SL đạt 86,92%. Hai loại thuốc có nguồn gốc sinh học đạt hiệu lực cao nhất vào 10NSP, thuốc Tasieu 5WG tỏ ra hiệu quả hơn Abatimec 3,6EC đạt 78,97%, trong khi đó Abatimec 3,6EC đạt 73,65%. Yorn Try (2008) cũng cho biết, thuốc hóa học Marshal 200SC có hiệu lực cao trong phòng trừ bọ trĩ hại dưa chuột. Thuốc Confidor 100SL cũng tỏ ra khá hiệu quả khi sử dụng để phòng trừ bọ trĩ hại dưa chuột (Nguyễn Thị Thanh, 2015).
Cây dưa chuột là cây rau ăn trái, thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch ngắn, mặt khác thời gian cho thu quả liên tục, nên đến cao điểm bọ trĩ gây hại cần sử dụng các loại thuốc phù hợp. Trong thời kỳ thu hoạch quả rộ, nên ưu tiên sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học để đảm hạn chế tới mức thấp nhất tác dụng xấu của thuốc BVTV đến con người, cây trồng, sinh vật có ích và mơi trường sống. Đặc biệt nên sử dụng thuốc khi bọ trĩ còn non để tăng hiệu lực của thuốc.
4.2. THẢO LUẬN
Kết quả điều tra thành phần loài bọ trĩ trên 4 cây họ bầu bí gồm dưa chuột, bí xanh, bí ngơ và mướp tại Văn Lâm, Hưng Yên năm 2015 thu được 7 lồi, đó là
Thrips sp.1, Thrips tabaci Lindeman, Thrips sp.2, Frankliniella occidentalis
Pergande, Megalurothrips sp., Haplothrips sp. và Pauchaetothrips indicus trong
đó phổ biến nhất là lồi Thrips sp.1 và đây là loài chưa từng được ghi nhận trong những nghiên cứu trước đây. Đặc biệt lần đầu tiên ghi nhận loài Pauchaetothrip
indicus gây hại trên cây bí xanh nhưng khơng phổ biến. Trên cây dưa chuột, xác
định được 4 loài bọ trĩ gây hại, so sánh với kết quả nghiên cứu của Yorn Try (2008), thành phần bọ trĩ trên cây dưa chuột giảm đi, chỉ phát hiện được Thrips
tabaci Lindeman, Frankliniella occidentalis Pergande; tuy nhiên ghi nhận loài
Thrips sp.1 và Megalurothrips sp. cũng được xác định gây hại trên dưa chuột.
Loài Thrips palmi Karny được xem là lồi dịch hại nguy hiểm trên cây họ bầu bí nói chung và cây dưa chuột nói riêng (Capinera, 2000; Hà Quang Hùng và cs., 2005, Yorn Try, 2008; Nguyễn Văn Hùng, 2013), tuy nhiên lồi này khơng được phát hiện trên cây họ bầu bí trong vụ thu 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên. Tại huyện Yên Mỹ, Hưng Yên, một huyện giáp với huyện Văn Lâm, trong vụ đông năm 2014, Nguyễn Thị Thanh (2015) cho biết chỉ xác định được 2 loài bọ trĩ gây hại trên dưa chuột đó là Frankliniella occidentalis và Haplothrips sp.. Cịn trong vụ dưa chuột đông năm 2012 và vụ xuân năm 2013 tại Kim Bảng, Hà Nam, đã xác định được 4 loài bọ trĩ gây hại đó là Thrips palmi Karny, Thrips flavus
Schrank, Thrips tabaci Lindeman và Frankliniella occidentalis Pergande
(Nguyễn Văn Hùng, 2013) Như vậy, thành phần các loài bọ trĩ trên cây dưa chuột ở các vùng sinh thái khác nhau, các thời vụ khác nhau là không giống nhau và nhìn chung khá đa dạng. Trên cây bí xanh, thành phần bọ trĩ thu thập được cũng khá đa dạng; cùng với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Tuyết Năm (2005) đã xác định được 6 loài bọ trĩ gây hại trên cây bí xanh, đó là Thrips palmi Karny,
Thrips sp.1, Scirtothrips dorsalis Hood, Frankliniella occidentalis Pergande và
Thrips tabaci Lindeman và Pauchaetothrips indicus, trong đó lồi Thrips sp.1 và Thrips palmi Karny là đối tượng nguy hiểm, cần phải theo dõi và phòng trừ kịp
thời. Đặc biệt lần đầu tiên ghi nhận lồi Pauchaetothrips indicus gây hại trên cây bí xanh nhưng khơng phổ biến.Thành phần bọ trĩ trên cây bí đỏ cũng khá đa dạng và có sự khác nhau giữa các vùng sinh thái. Tại Kim Bảng, Hà Nam, đã xác định
được 4 loài bọ trĩ gây hại, đó là Thrips palmi Karny, Thrips tabaci Lindeman, Thrips flavus Schrank và Frankliniella intonsa Trybom (Nguyễn Hữu Đại, 2012).
Tuy nhiên tùy theo điều kiện sinh thái và thời vụ khác nhau mà tần suất xuất hiện của chúng là khác nhau. Bọ trĩ trên mướp không được xem là dịch hại chính, chúng xuất hiện và gây hại ở mức trung bình. Cho đến nay ở Việt Nam chưa có một cơng trình nào nghiên cứu cụ thể về thành phần cũng như sự gây hại của bọ trĩ trên cây mướp.
Mặc dù thành phần loài thu được khá đa dạng, nhưng thời tiết khá nắng nóng, kết hợp với sự xuất hiện của mưa bão nên sự gây hại của bọ trĩ trên cây dưa chuột vụ thu ở mức trung bình . Trên cây dưa chuột, bọ trĩ gây hại từ thời kỳ cây con đến khi kết thúc thu hoạch, hình thành 2 cao điểm, cao điểm 1 khi cây ra hoa và cao điểm 2 khi cây ở thời kỳ thu quả rộ sau đó giảm dần. Có nhiều yếu tố làm giảm mật độ bọ trĩ ở giai đoạn thu hoạch, nhưng quan trọng nhất là vào giai đoạn này thức ăn khơng cịn dồi dào, bởi vì cây dưa chuột khơng phát triển hoa và chồi non nữa cho nên những cá thể trưởng thành dời khỏi khu ruộng đó để tìm kiếm khu ruộng khác có nguồn thức ăn dồi dào và thích hợp hơn. Ngồi ra yếu tố thiên địch cũng đóng góp đáng kể làm giảm mật độ bọ trĩ, vào giai đoạn này đã xuất hiện khá phong phú về số lượng lồi thiên địch như các lồi bọ xít bắt mồi giống Orius, Campylomma, bọ rùa bắt mồi và ong ký sinh sâu non tuổi II có mật độ khá cao. Trong 4 vụ điều tra diễn biến mật độ thì vụ thu có mật độ thấp nhất, đỉnh cao mật độ chỉ đạt 8,75 con/lá vào giai đoạn thu hoạch lứa quả đầu tiên. Dưa chuột ít khi trồng trong vụ thu ở ngồi đồng vì hay có mưa rào và bão làm cây kém phát triển. Dưa chuột vụ thu 70% thường trồng trong nhà lưới và chỉ 30% trồng ở ngoài đồng. Sự gây hại của bọ trĩ T.palmi trong nhà lưới cũng như ở ngồi đồng là khơng đáng kể, cho dù ở một số thời điểm mật độ khá cao nhưng chỉ số hại chỉ dao động từ 6,67 đến 20%. Dịch hại chủ yếu trên dưa chuột vụ thu là bọ phấn và sương mai. Tác giả cũng cho biết, khi nhiệt độ ngoài trời tăng lên 350C thì quần thể bọ trĩ T.palmi có xu hướng giảm số lượng đột ngột do lá cây
dưa chuột mất quá nhiều nước, thậm chí bị héo dẫn đến thiếu thức ăn nghiêm