Bảng 3.2. Bảng đánh giá thực trạng xây dựng văn hóa nhà trườngNội dung Nội dung
thực hiện Thời gian
Kết quả cần đạt Đơn vị/ Người thực hiện Phối hợp thực hiện - Xây dựng về cảnh quan, cơ sở vật chất nhà trường - Theo kế hoạch năm học - Duy trì, cải tạo, bổ sung xây dựng cảnh quan nhà trường; - Đề xuất sửa chữa, xây mới cơng trình đã xuống cấp; - Huy động sự tham gia hỗ trợ của lực lượng giáo dục - Ban xây dựng văn hóa nhà trường; - Đội ngũ CBQL, GV - Học sinh - CMHS, lực lượng giáo dục - Xây dựng văn hóa tinh thần - Theo kế hoạch năm học; - Theo kế hoạch chiến lược từng giai đoạn của nhà trường - Xác định, cơng bố được mục tiêu; tầm nhìn; sứ mệnh; các giá trị của nhà trường trong giai đoạn 5 năm hoặc 10 năm tới - Định hình và phát triển nhà - Ban xây dựng văn hóa nhà trường; - Đội ngũ CBQL, GV - Học sinh - CMHS, lực lượng giáo dục
Nội dung
thực hiện Thời gian
Kết quả cần đạt Đơn vị/ Người thực hiện Phối hợp thực hiện trường theo mục tiêu, tầm nhìn được cơng bố; - Đánh giá kết quả đạt được trong xây dựng giá trị tinh thần làm căn cứ cho điều chỉnh, bổ sung phù hợp với từng giai đoạn. Xây dựng chất lượng giảng dạy
- Theo kế hoạch năm học - Ban hành các quy định về nền nếp dạy học của giáo viên và học sinh; - Đặt ra các chỉ tiêu năm học của nhà trường - ứng dụng CNTT trong dạy học; đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học Cơng bố các cam kết về chất lượng dạy học của nhà trường đối với CMHS và cộng đồng - Ban xây dựng văn hóa nhà trường; - Đội ngũ CBQL, GV - Học sinh - CMHS, lực lượng giáo dục
Nội dung
thực hiện Thời gian
Kết quả cần đạt Đơn vị/ Người thực hiện Phối hợp thực hiện Đánh giá, điều chỉnh chất lượng dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới Xây dựng bầu khơng khí tích cực trong nhà trường Theo kế hoạch năm học - Quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường - Tạo dựng bầu khơng khí sư phạm sơi nổi, nhiệt huyết giữa các thành viên trong nhà trường; Tạo dựng bầu khơng khí học tập tích cực giữa HS và GV - Ban xây dựng văn hóa nhà trường; - Đội ngũ CBQL, GV - Học sinh - CMHS, lực lượng giáo dục
- Để xây dựng kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường, cần phải xây dựng kế hoạch trong hoạt động quản lý thường xuyên, liên tục, thậm chí là áp dụng lâu dài, để có thời gian đánh giá những ưu điểm, tồn tại trong tổ chức thực hiện theo từng giai đoạn.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- BGH, tập thể nhà trường tổ chức họp, đề xuất xây dưng kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường. Giao cho Phó Hiệu trưởng phụ trách văn thể đảm nhiệm.
- Kế hoạch được soạn thảo dựa trên cơ sở pháp lý là quan điểm chỉ đạo, định hướng về đổi mới giáo dục, thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng 2018, nhiệm
vụ năm học của Sở GD&ĐT, nhiệm vụ, kế hoạch năm học của trường và hướng dẫn về công tác chuyên môn của phòng GD&ĐT.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường theo mơ hình SWOT đã đề xuất (bảng 3.1).
- Tổ chức rà soát, lấy ý kiến GV, HS, CMHS và lực lượng giáo dục về định hướng xây dựng văn hóa nhà trường.
- Thực hiện việc xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức, điều kiện để xây dựng văn hóa nhà trường (bảng 3.2).
- Thành lập ban chỉ đạo hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường.
- Xác định các mục tiêu, chỉ tiêu ưu tiên cần thực hiện ngay và mục tiêu, chỉ tiêu cần thời gian thực hiện.
- Dự kiến những khó khăn, rào cản trong quá trình thực hiện kế hoạch để xây dựng phương án xử lý, cải thiện.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
CBQL được đào tạo, bồi dưỡng về khoa học quản lý giáo dục, có kỹ năng xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch;
Có sự chuẩn bị về mọi nguồn lực thực hiện kế hoạch.
3.2.3. Tổ chức xây dựng văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần ở các trườngtrung học cơ sở huyện Ân Thi phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường trung học cơ sở huyện Ân Thi phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường
3.2.3.1 Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng môi trường học tập tốt, cảnh quan sư phạm, khuôn viên trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn từ việc chủ động tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất. Nâng cao nhận thức cho các thành viên trong nhà trường về việc ý thức xây dựng môi trường, bảo vệ cơ sở vật chất nhà trường, giữ gìn và phát triển cảnh quan sư phạm nhà trường.
Làm cho trường học trở thành mơi trường giáo dục tốt, thân thiện; qua đó giáo viên, HS gắn bó yêu thương nhau hơn, yêu mến trường hơn, trên cơ sở đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỡi thành viên nhà trường trong việc rèn luyện những phẩm chất, đạo đức, phong cách mẫu mực. Tạo môi trường sống, môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh và tránh được các tệ nạn xã hội.
3.2.3.2 Nội dung của biện pháp
* Đối với xây dựng môi trường vật chất
Xây dựng tiêu chuẩn trường học xanh - sạch - đẹp và từng bước triển khai thực hiện. Đó là mơi trường được bài trí cảnh quan khoa học, thẩm mỹ, thuận lợi cho hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường.
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập các môn cũng như các hoạt động văn hóa.
Trang bị điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học tập và thực hành của HS như phịng học sạch, đẹp đủ âm thanh, ánh sáng, khơng có tiếng ồn. Cần xây dựng thêm những cơng trình phụ trợ, dịch vụ cơng cộng phục vụ GV và HS như: phòng nghỉ giữa giờ cho GV, phòng sinh hoạt tập thể, phòng tự học cho HS, sân bãi tập luyện văn nghệ - thể thao, dịch vụ căn tin phục vụ HS, mạng internet không dây...
* Đối với môi trường tinh thần
- Xác định sứ mệnh, tầm nhìn, các giá trị của nhà trường. Phổ biến các giá trị này đến toàn thể các thành viên trong nhà trường bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành ý thức, niềm tin và những giá trị nền tảng của nhà trường.
- Hình thành hệ thống các chuẩn mực ứng xử trong nhà trường: Trên cơ sở các giá trị cốt lõi đã được xác lập cùng với quy tắc ứng xử đã có, rà sốt lại các chuẩn mực này, điều chỉnh bổ sung nếu cần để phù hợp với các giá trị cốt lõi đã được xác định. Triển khai lấy ý kiến trong hội đồng sư phạm nhà trường về hệ thống chuẩn mực mới nếu có thay đổi để xem xét hồn thiện các chuẩn mực.
- Tuyên truyền về việc các chuẩn mực này sẽ định hướng cho các hành động của các thành viên góp phần xây dựng VHNT. Ln tích cực nâng cao nhận thức của các thành viên trong nhà trường về các chuẩn mực.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện của biện pháp
Lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết, xác định rõ mục tiêu, nội dung, biện pháp, các điều kiện cần thiết, lộ trình thời gian thực hiện, xác định trách nhiệm cụ thể của CB, GV, HS và phân công rõ người rõ việc trong tổ chức thực hiện; xác định rõ những việc làm đồng thời, thường xuyên; từng bước thực hiện trong một thời gian thích hợp, phù hợp với nguồn lực của nhà trường.
Phải tính tốn kỹ, tích cực chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện các nội dung theo kế hoạch đề ra nhất là nguồn kinh phí. Bên cạnh nội lực của nhà trường cần có biện pháp xã hội hóa để huy động các nguồn lực đầu tư, tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của chính quyền địa phương và của cha mẹ học sinh... Tranh thủ sự đồng tình của các cấp, huy động từ các nguồn khác nhau, lãnh đạo nhà trường cần chỉ đạo và tạo điều kiện về chủ trương, kinh tế tài chính để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất nhằm xây dựng môi trường học tập, cảnh quan sư phạm, khuôn viên trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn.
Thực hiện tốt phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuối mỡi năm học tổ chức sơ kết, đánh giá đầy đủ việc thực hiện các nội dung của phong trào thi đua này.
Họp thông báo đến các thành viên trong nhà trường về ý nghĩa của giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tầm nhìn, các quy tắc ứng xử, vai trò của việc triển khai thực hiện các nội dung này đối với các cá nhân và với tập thể nhà trường, đề cao tính trách nhiệm của từng thành viên. Chuyển văn bản tới các thành viên và giành thời gian cho các thành viên nghiên cứu xem xét tính hợp lý của các nội dung trên. Sau đó tổ chức họp lấy ý kiến góp ý của các thành viên. Khi đã hoàn thiện nhà trường chuyển văn bản đến các thành viên trong nhà trường và yêu cầu các thành viên tự xác định các chuẩn mực với cá nhân mình với nhóm mình để thực hiện các hành động tương ứng cho phù hợp.
HT chủ động nghiên cứu kỹ lưỡng các chuẩn mực và gương mẫu trong thực hiện các chuẩn mực này mọi lúc mọi nơi. Cho lập KH kiểm tra, xác định lực lượng kiểm tra, chỉ đạo công tác việc xác định thời gian, hình thức kiểm tra việc thực hiện các quy định chuẩn mực trong nhà trường phát hiện và cải thiện khi có biểu hiện tiêu cực.
Hiệu trưởng xem xét tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường, nắm bắt về tình hình thực tế VHNT, cơng tác quản lý xây dựng VHNT rồi đối chiếu với khái niệm VHNT. Tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo xây dựng VHNT thảo luận về thực trạng VHNT những nội dung cần thay đổi để xây dựng VHNT từ đó gợi mở để các thành viên trong cuộc họp đưa ra đánh giá chung, xác định những điều cần thay đổi, lập
kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm soát những sự thay đổi.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện của biện pháp
Lãnh đạo nhà trường nhất là hiệu trưởng cần tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí, cơ sở vật chất cho việc xây dựng mơi trường cảnh quan sư phạm, xanh - sạch - đẹp.
Hiệu trưởng nhà trường phải có tư duy, kiến thức về quy hoạch, đầu tư xây dựng, có biện pháp hữu hiệu về xã hội hóa thu hút các lực lượng, nguồn lực hỗ trợ, phối hợp với nhà trường.
Mỡi thành viên của nhà trường phải có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình, tích cực tham gia việc xây dựng nhà trường xanh -sạch-đẹp, thân thiện, mơi trường văn hóa lành mạnh, quan tâm bảo vệ cơ sở vật chất, trang thiết bị ở lớp học, trong khuôn viên nhà trường
3.2.4. Chỉ đạo xây dựng văn hoá chất lượng dạy học quyết định chất lượng vănhóa nhà trường hóa nhà trường
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp nhằm hình thành cho giáo viên và học sinh định hình được những tiêu chí trong hoạt động dạy học và học tập để hiện thực hóa thành cơng cụ trong xây dựng văn hố chất lượng giáo dục làm cơ sở phát triển nhà trường.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
* Văn hóa giảng dạy tích cực bao gồm các tiêu chí:
+ Giáo viên giảng dạy có tính chun nghiệp: truyền đạt kiến thức rõ ràng, dễ hiểu, ngôn ngữ trong sáng, vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy, luôn biết nghiên cứu tìm tịi và sáng tạo nhằm tăng hiệu quả và chất lượng trong giảng dạy.
+ Biết hợp tác, chia sẻ với đồng nghiệp. + Có phong cách giảng dạy chuẩn mực.
+ Có lịng nhân ái, độ lượng, bao dung, đối xử hịa nhã với học sinh.
+ Ln ân cần, chu đáo, gần gũi, yêu thương học sinh, sẵn sàng giúp đỡ, động viên học sinh trong quá trình học tập để giúp học sinh ngày một tiến bộ.
+ Đánh giá đúng thực chất năng lực của học sinh. + Niềm nở, tận tình, chu đáo với phụ huynh.
+ Thể hiện sự văn minh, lịch sự khi giao tiếp với phụ huynh.
+ Luôn lắng nghe và chia sẻ với phụ huynh về tình hình học tập và rèn luyện của con em họ.
+ Sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ phụ huynh về phương pháp giáo dục học sinh có hiệu quả. Tơn trọng và lắng nghe ý kiến của phụ huynh.
+ Phối kết hợp chặt chẽ và thường xuyên với phụ huynh trong việc giáo dục học sinh.
* Văn hóa học tập tích cực của học sinh bao gồm các tiêu chí: + HS nắm được nội quy, nền nếp ở lớp học.
+ HS có tác phong học tập nghiêm túc, chủ động, tích cực và sáng tạo.
+ HS được trang bị phương pháp học tập tích cực, các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự tin trước đám đông,….
+ HS ý thức tự giác, tự lập trong học tập.
+ HS biết trao đổi thông tin, giúp đỡ nhau trong học tập
3.2.4.3. Cách thức thức hiện biện pháp
* Xây dựng văn hóa giảng dạy tích cực của giáo viên trong nhà trường CBQL bao gồm:
Tổ chức phân cơng, bố trí giáo viên theo đúng năng lực chuyên môn và nhiệm vụ quy định. Luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm.
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn thông qua các hội thao, hội giảng, chuyên đề, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức dạy học hiệu quả giữa GV trong nhà trường với nhau, giữa các cụm trường trên địa bàn.
Chỉ đạo giám sát quá trình thực hiện hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáo viên. Kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của giáo viên định kỳ theo học kỳ, năm học. ‘
* Xây dựng tính tích cực trong học tập của học sinh
hoạt động văn hóa của nhà trường; giáo dục truyền thống lịch sử của nhà trường; quy định nội quy học tập; nội quy nền nếp HS thực hiện trong thời gian học ở trường và ngoài nhà trường;
Trang bị cho HS phương pháp học tập tích cực, chủ động, thích ứng nhanh với điều kiện dạy học trong bối cảnh covid 19 kéo dài.
Xây dựng kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng công nghệ thông tin; kỹ năng tiếng anh và kỹ năng mềm khác để HS trở thành cơng dân tồn cầu.
Thơng qua hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu, trải nghiệm, tiếp cận với xu thế văn hóa tiên tiến trong khu vực và trên thế giới để đánh giá nhìn nhận về văn hóa dân tộc, làm tự hào truyền thống văn hóa của đất nước và tiếp thu những giá trị văn hóa của nhân loại.
Phát động trong tồn thể HS thi đua học tập với động cơ thái độ học tập đúng đắn, chủ động, tích cực, tự giác: thực hiện nghiêm nội quy giờ học, tích cực cộng tác với giáo viên để xây dựng bài học - thể hiện vai trò chủ thể của hoạt động học, chủ động đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập; học tồn diện các mơn học, khơng học lệch, học tủ; phấn đấu làm hết bài tập ở lớp cũng như thầy cô cho về nhà; nghiêm túc trong làm bài kiểm tra, bài thi (khơng quay cóp gian lận, nhìn bài của bạn, nhờ bạn làm hộ…), có thái độ bài trừ, đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực trong học tập, thi cử, đi học muộn, bỏ tiết, bỏ buổi học; phấn đấu đạt điểm cao các bài kiểm tra, bài thi theo chương trình mơn học cũng như trong các kỳ thi