Kết quả điều trị cho đàn lợn con tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại nguyễn thanh lịch, xã ba trại, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 62 - 64)

Tên bệnh Tên thuốc lượng Liều Cách dùng

Số lợn được điều trị (con) Số lợn khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Hội chứng tiêu chảy Lợn < 10 ngày tuổi Nova – Amcoli 1ml/con/ ngày Tiêm bắp, 3-5 ngày 90 86 95,56 Lợn > 10

ngày tuổi Nor – 100

1ml/con/ ngày

Tiêm bắp,

3-5 ngày 60 45 75,00 Viêm phổi Hitamox

LA 1,5 ml/con Tiêm bắp, 3-5 ngày 36 32 88,89 Viêm khớp Lincoject, dexa 1ml/con Tiêm bắp, 3 -5 ngày 15 7 46,67 Trong thời gian thực tập tại trang trại em đã được tham gia điều trị cho đàn lợn con của trại. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm vì vậy em chỉ được tham gia điều trị 150 con lợn bị hội chứng tiêu chảy, 36 con bị viêm phổi và 15 con bị viêm khớp.

Qua bảng 4.10 cho thấy: em đã tham gia điều trị 150 lợn con bị tiêu chảy. Tuy nhiên, số con điều trị khỏi chỉ đạt 131 lợn con. Triệu chứng của bệnh thường gặp ở lợn con từ 5 - 21 ngày tuổi. Lợn tiêu chảy phân màu vàng trắng, trắng xám, sau đó là vàng xanh, mùi phân hôi tanh. Lợn mất nước và mất chất điện giải gầy sút nhanh, bú kém, đi lại không vững. Bệnh kéo dài thì bụng tóp lại, lơng xù, hậu mơn và đi dính phân bê bết. Nếu khơng điều trị kịp thời thì lợn con chết rất nhanh. Nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng yếu dễ chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh bên ngồi, hệ tiêu hóa chưa hồn thiện nên khả năng khỏi bệnh không cao.

Trong thời gian thực tập, em cũng đã tham gia điều trị cho 36 lợn con bị viêm phổi. Nguyên nhân: Do quá trình vệ sinh chuồng ni chưa được tốt, khơng khí trong chuồng ni nhiều bụi bẩn và các loại vi sinh vật gây bệnh, thức ăn quá khô hoặc bị mốc sinh nhiều bụi nên trong khi ăn lợn phải hít từ một số bệnh khác cũng dẫn tới viêm phổi. Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm phổi thể hiện ra bên ngoài như: lợn kém ăn, ủ rũ hoặc sốt nhẹ, lợn thở nhanh và thở thể bụng sờ tay vào gốc tai nóng. Em đã điều trị khỏi 32/36 con, hiệu quả điều trị đạt 88,89%.

Ngoài ra, được sự hướng dẫn của kỹ sư của trại, em đã trực tiếp điều trị cho 15 con bị viêm khớp. Lợn con thường đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân sưng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh nhưng tử vong thường xảy ra lúc 2 - 5 tuần tuổi. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau. Em đã cùng kỹ sư của trại điều trị khỏi 7/15 con, tỷ lệ khỏi đạt 46,67%.

Đối với lợn con không chữa khỏi, sức đề kháng kém và gầy yếu sẽ bị loại thải.

4.3. Kết quả thực hiện cơng tác khác

Chăm sóc, ni dưỡng là một quy trình khơng thể thiếu của bất kỳ trại chăn ni nào, chính vì vậy trong suốt 6 tháng thực tập tại trại chúng em đã được tham gia thực hiện quy trình ni dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn tại trại. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc đàn lợn được thể hiện qua bảng 4.10.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại nguyễn thanh lịch, xã ba trại, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 62 - 64)