Tình hình sinh sản của đàn lợn nái

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại nguyễn thanh lịch, xã ba trại, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 53 - 54)

Tháng Số nái đẻ (con) Số nái đẻ thường (con) Tỷ lệ (%) Số nái đẻ khó phải can thiệp

(con) Tỷ lệ (%) 8 50 49 98,00 1 2,00 9 55 55 100 0 0 10 58 57 98,28 1 1,72 11 60 57 95,00 3 5,00 12 61 59 96,72 2 3,28 Tổng 284 277 97,60 7 2,40 4.2.1.2. Công tác thú y * Công tác vệ sinh, sát trùng

Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên chúng đều phải đi qua phòng sát trùng, tắm gội sạch sẽ và thay quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng. Trước khi vào chuồng phải rửa tay bằng nước sát trùng pha lỗng và nhúng ủng vào chậu nước vơi trước cửa.

+ Nhận ca: kiểm lợn và kiểm tra quạt gió, bóng đèn. Kiểm tra nhiệt độ đầu chuồng (nhiệt độ thích hợp đầu chuồng là 270C)

+ Lật máng, vét cám thừa rồi vệ sinh máng ăn và cho lợn nái ăn theo khẩu phần. Nái chửa cho ăn 2 bữa/ngày, nái nuôi con cho ăn 3 bữa/ ngày. Bón cám cho lợn bỏ ăn.

+ Thay thảm lót bẩn vào đầu buổi sáng và buổi chiều cho ra bể ngâm sát trùng.

+ Lau máng và tra cám lợn con tập ăn.

+ Rắc vôi, quét 3 đường hành lang, cuối chuồng.

+ Đỡ đẻ cho lợn nái: Lau vú (nếu bẩn), lau mông, cắt lông đuôi lợn nái, lau sàn: 2 chổi, 1 chổi để lau ô lợn bình thường, 1 chổi lau ơ lợn bị tiêu chảy.

+ Đếm lợn con và ghi vào sổ theo dõi vào cuối ngày + Chỉnh lại số liệu bảng cám vào cuối ngày.

+ Chở phân ra khu vực xử lý.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng 2 lần hàng ngày, pha với tỷ lệ 320ml/1000 lít nước (100g/200 lít nước). Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái chửa 1 (khu vực cai sữa). Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng virkon pha đặc, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vơi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vơi bột hoặc phun nước vôi. Để khô 1 ngày tiến hành lắp đan vào, sau đó xơng formol 1 ngày đêm, đợi bay hết mùi formol thì đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái chửa lên.

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu cơng tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt và đạt kết quả như sau:

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại nguyễn thanh lịch, xã ba trại, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 53 - 54)