Kết quả cho ăn chăm sóc lợn nái

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại nguyễn thanh lịch, xã ba trại, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 50 - 53)

Cơng việc Số lần trại tổ chức thực hiện (lần) Số lần tham gia (lần) Kết quả (%)

Quét dọn chuồng trại 160 154 96,25

Tắm chải cho lợn 160 100 62,50

Tham gia đỡ đẻ 160 91 56,87

Như chúng ta đã biết q trình chăm sóc, ni dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn nái. Chính vì vậy, cần phải cho lợn nái và lợn con ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn dinh dưỡng theo quy định. Lợn nái đẻ và nuôi con được cho ăn 3 lần/ngày (bữa sáng, chiều và tối), lợn bầu ăn 1 lần/ngày vào buổi sáng.

Chăm sóc lợn nái đẻ là một trong những việc quan trọng với chuồng đẻ cũng như sản xuất của trại, sau khi lợn con được cai sữa, lợn nái đẻ sẽ được đưa lên chuồng bầu để tiếp tục phối giống.

- Chuẩn bị trước lúc đẻ:

Sau khi cai sữa, lợn mẹ được đưa về chuồng bầu nuôi dưỡng, chờ phối cho lứa sau. Phải tiến hành vệ sinh sát trùng ngăn chuồng đẻ để chuẩn bị cho đàn lợn nái sắp đẻ tiếp theo. Bằng cách thực hiện cọ rửa sạch sẽ, phun sát trùng, dội vơi chuồng và gầm sàn, để trống chuồng ít nhất 3 ngày sau đó mới đưa lợn chờ đẻ sang. Lợn đưa lên đẻ phải cùng tuần phối và được sắp xếp theo sơ đồ cuốn chiếu từ dưới lên trên, để thuận lợi trong việc đỡ đẻ và chăm sóc quản lý lợn con sơ sinh.

Dựa vào ngày đẻ dự kiến ghi trên thẻ nái để chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ. Trước ngày đẻ, các dụng cụ cần thiết khi đỡ đẻ: kéo, cồn sát trùng, iod 5%, khăn lau, bột đỡ đẻ, nước pha sát trùng, thảm trải và lồng úm cho lợn con, thuốc kích thích phải được chuẩn bị đầy đủ để ở trong chuồng đẻ và phải được sát trùng kỹ lưỡng. Nếu mùa Đơng thì dựa theo ngày đẻ dự kiến, lợn nái nào sắp đến ngày đẻ thì cần khâu nóc úm và vách để đảm bảo độ ấm cho lợn con, tiến hành lau mình, phần vú, phần mơng cho sạch sẽ. Dùng nước sạch pha sát trùng lỗng. Cịn nếu là mùa hè thì tiến hành tắm rửa cho lợn nái và sau đó giữ vệ sinh sạch sẽ cho lợn. Lợn nái trong giai đoạn chờ đẻ giảm dần lượng thức ăn, cho uống nước tự do.

Thường xuyên theo dõi nhiệt độ trong chuồng ni mà có biện pháp điều chỉnh quạt thơng gió và thắp bóng đèn trong lồng úm lợn con sao cho phù hợp.

* Trực và đỡ đẻ:

Khi lợn có biểu hiện sắp đẻ dùng nước sạch để rửa phần thân sau của lợn, dùng khăn sạch đã sát trùng lau khô bầu vú. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ đỡ đẻ, làm đẻ lồng úm cho lợn con. Biểu hiện trước khi đẻ: 0 - 10 ngày vú căng cứng, âm hộ trương phồng,sưng. 2 ngày bầu vú cưng cứng tiết ra chất lỏng. 12 - 14 giờ lợn nái bồn chồn bầu vú tiết ra sữa. 6giờ sữa tiết ra nhiều hơn. 2 - 4giờ các vú đều có sữa non bóp phun thành từng tia dài. 15 - 20phút âm hộ tiết dịch nhờn lẫn phân su. Lợn sắp đẻ phải ln có người trực để hỗ trợ kịp thời. Đây là cơng việc có ý nghĩa rất quan trọng để đảm bảo tỷ lệ sống của lợn con và kịp thời can thiệp, hỗ trợ lợn mẹ trong trường hợp bất thường.

Lợn bắt đầu đẻ là lúc tồn thân co bóp, lúc này áp lực bên trong tăng cao đẩy thai ra ngoài. Thời gian đẻ kéo dài 1 - 6 giờ, nếu quá 6 giờ mà thai chưa ra thì cần xem xét để có biện pháp tác động kịp thời. Cũng có trường hợp cả màng thai và lợn con cùng ra một lúc thì nhanh chóng xé bọc tránh lợn con chết ngạt. Nếu lợn có hiện tượng ngạt thì hơ hấp, vỗ nhẹ vào lưng, cong gập thân lợn để kịp thời cứu. Trong quá trình lợn đẻ nếu lợn mẹ bẩn thì lau cơ thể lợn mẹ bằng nước ấm pha sát trùng nhẹ.

* Đỡ lợn con

. Lợn con đẻ ra nhanh chóng dùng khăn khơ mềm đã được sát trùng lau sạch nhớt ở mồm, mũi mắt và toàn thân lợn con. Sau đó cắt rốn, sát trùng bằng cồn, rồi cho vào ơ úm. Khi lợn con có thể tự đứng lên cho ra bú sữa đầu. Lợn con những ngày đầu được nhốt trong các ô úm khi bú mẹ xong thì nhốt lại để tránh bị lợn mẹ đè.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại nguyễn thanh lịch, xã ba trại, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)