Loại
lợn
Vắc xin,
hóa dược Tuổi lợn
Phịng bệnh và cơng dụng Cách dùng Liều lượng (ml/con) Lợn hậu bị
PV1 Tuần 25 Khô thai Tiêm bắp 2
PRRS1 Tuần 26 Tai xanh Tiêm bắp 2
SF Tuần 27 DTL Tiêm bắp 2
AD1 Tuần 28 Giả dại Tiêm bắp 2
FMD Tuần 29 LMLM Tiêm bắp 2
PV2 Tuần 30 Khô thai Tiêm bắp 2
PRRS2 Tuần 31 Tai xanh Tiêm bắp 2
AD2 Tuần 32 Giả dại Tiêm bắp 2
Lợn nái SF Chửa 10 tuần DTL Tiêm bắp 2 FMD Chửa 12 tuần LMLM Tiêm bắp 2 PRRS Tháng
3,7,11 Tai xanh Tiêm bắp 2
AD2 Tháng
4,8,12 Giả dại Tiêm bắp 2
Lợn đực
SF Tháng 5,11 DTL Tiêm bắp 2
PRRS Tháng
3,7,12 Tai xanh Tiêm bắp 2
AD Tháng
4,8,12 Giả dại Tiêm bắp 2
FMD Tháng
3.4.2.3. Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại
Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra các phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Trong thời gian thực tập em đã được tham gia và điều trị một số bệnh như: Viêm phổi, viêm khớp...thông qua các bước sau:
* Kiểm tra tình trạng ăn uống bằng cách trực tiếp quan sát, theo dõi con vật hàng ngày
- Trạng thái cơ thể bình thường: con vật ăn uống bình thường, vận động nhanh nhẹn.
- Trạng thái bệnh lý: ăn uống giảm hoặc bỏ ăn.
* Kiểm tra thân nhiệt
- Quan sát, cảm nhận bằng tay:
+ Trạng thái bình thường: tồn thân lợn nái có màu bình thường, khơng đỏ, dùng mu bàn tay sờ khơng nóng.
+ Trạng thái bệnh lý: toàn thân đỏ ửng, dùng mu bàn tay sờ thấy nóng ran. - Đo thân nhiệt qua trực tràng bằng nhiệt kế 43oC
+ Trước khi đo nhiệt độ phải vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân tụt xuống hết thang độ.
+ Dùng bông tẩm cồn lau nhiệt kế trước và sau khi sử dụng.
+ Cho từ từ nhiệt kế vào trực tràng theo hướng hơi xiên xuống dưới để tránh niêm mạc bị tổn thương.
+ Để nhiệt kế ở trực tràng từ 3 - 5 phút, rồi lấy ra xem nhiệt độ trên thang nhiệt kế.
+ Trạng thái bình thường: thân nhiệt bình thường, ổn định ở 38 - 40oC. + Trạng thái bệnh lý: hơi sốt hoặc sốt cao 41 - 42oC.
* Quan sát bên ngoài cơ quan sinh dục
- Trạng thái bình thường: màu sắc âm hộ bình thường, không sưng, không sung huyết hay thủy thũng.
- Trạng thái bệnh lý: âm hộ sưng, xung huyết, thủy thũng, có dịch viêm chảy ra từ âm hộ, gốc đi có dính nhiều dịch viêm.
* Kiểm tra âm đạo
- Rửa sạch và sát trùng mép âm mơn.
- Dùng mỏ vịt có hệ thống đèn soi đã được vơ trùng để kiểm tra.
+ Trạng thái bình thường: con vật khơng đau, màu sắc niêm mạc âm đạo, màu và mùi niêm dịch bình thường.
+ Trạng thái bệnh lý: con vật đau đớn, niêm mạc âm đạo đỏ, tổn thương, niêm dịch đục, có mùi tanh, hơi.
* Kiểm tra nước tiểu
+ Trạng thái bình thường: nước tiểu trong, mùi khai tự nhiên, khơng có mùi tanh, hơi thối.
+ Trạng thái bệnh lý: nước tiểu đục, lẫn tổ chức hoại tử, dịch viêm, mùi tanh, hôi thối.
Trên cơ sở biểu hiện lâm sàng khác thường của lợn nái, cán bộ kỹ thuật tiến hành ghi số tai hoặc đánh dấu từng con bằng cách phun sơn màu đỏ, sau đó tiến hành chẩn đoán lâm sàng, ghi rõ tuổi, thân nhiệt, triệu chứng lâm sàng... Từ đó có các biện pháp điều trị cho lợn nái bị bệnh.
3.4.2.4 Cơng thức tính tốn các chỉ tiêu Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 Tỷ lệ khỏi (%) = x 100 ∑ số lợn mắc bệnh ∑ số lợn theo dõi ∑ số con khỏi bệnh ∑ số con điều trị
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả theo dõi tình hình chăn ni tại trại
Trại hoạt động vào mức khá theo đánh giá của công ty chăn nuôi CP Việt Nam.
Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các trại lợn thịt của cơng ty.
Bảng 4.1. Tình hình chăn ni của trại từ năm 2018 đến tháng 12 năm 2020
STT Loại Lợn Số lượng (con)
2018 2019 12/2020
1 Lợn đực giống 21 19 25
2 Lợn nái sinh sản 1123 1058 983
3 Lợn hậu bị 162 362 379
4 Lợn con 32565 32362 18260
(Nguồn: Kỹ thuật trại)
Qua bảng 4.1 cho thấy: Số lượng ở các loại lợn của trang trại là rất khác nhau và có sự chênh lệch rõ rệt. Số lợn con và lợn nái sinh sản là cao nhất do trang trại chỉ sản xuất lợn con không nuôi thịt. Số lượng lợn đực giống tăng do nhu cầu cấp giống ngày càng cao của trại và thị trường. Số lượng lợn hậu bị không thay đổi lớn nhưng lợn nái lại có xu hướng giảm. Tại trại, từng con lợn nái được chăm sóc tỉ mỉ, các số liệu từ số tai, ngày phối giống, ngày dự kiến đẻ...
Số lượng lợn con đến tháng 12/2020 có giảm theo số lượng của lợn nái. Điều này cho thấy trang trại có nhiều biến động về tình hình sản xuất. Nhưng ngược lại lợn hậu bị tăng một phần giúp cho số lượng lợn con ngày gia tăng giúp trang trại ổn định về năng suất.
4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng và phịng bệnh
4.2.1. Kết quả q trình chăm sóc, ni dưỡng cho đàn lợn ni tại trại
4.2.1.1. Công tác chăn ni
* Cơng tác chăm sóc, ni dưỡng
Chăm sóc, ni dưỡng là một trong những quy trình khơng thể thiếu của bất kỳ trại chăn ni nào. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại trại, em đã thường xuyên được tham gia các công việc về nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn tại trại. Em đã được học hỏi và mở mang kiến thức rất nhiều về cách cho ăn, thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt...
Trong thời gian thực tập tại trại, em đã tham gia vệ sinh, chăm sóc lợn nái đẻ, chăm sóc cho đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa. Thực hiện quy trình chăm sóc nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa như sau:
- Đối với nái chửa:
Lợn nái chửa được nuôi ở chuồng bầu. Hàng ngày vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân.
Đối với nái chửa từ tuần 1 - tuần 12 ăn thức ăn 566SF với tiêu chuẩn 2 - 2.5kg/con/ngày tùy theo thể trạng, cho ăn 1 lần trong ngày. Nái chửa từ tuần 13 - tuần 14 ăn thức ăn 567SF với tiêu chuẩn 2,5 - 3kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày. Nái chửa từ tuần 15 trở đi ăn thức ăn 567SF với tiêu chuẩn 3,5 - 4kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
Tuy nhiên tùy theo thể trạng nái gầy hay béo để điều chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lý với từng thời kỳ. Nái gầy cho ăn thêm 0,3 - 0,5kg thức ăn/ngày. Nái béo thì giảm cho đến khi thể trạng ở mức trung bình.
- Đối với nái đẻ:
Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 5 – 7 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, sát trùng và cọ, rửa sạch sẽ, khô ráo. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 3 kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng, chiều.
Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5 - 1 kg/con/bữa.
Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 1 kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng, chiều, tăng đến khi đủ 6 -7kg/ngày thì dừng. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể tăng lượng thức ăn lên 2 kg/con/ngày.
- Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa:
+ Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, cắt đuôi.
+ Lợn con 2 - 3 ngày tuổi được mài nanh và tiêm Nova-Fe+B12, cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.
+ Lợn con 3 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực và cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng.
+ Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 550SF.
+ Lợn con được 21 - 24 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con, thời gian cai sữa cũng phụ thuộc vào thể trạng đàn lợn (đối với lợn hậu bị thời gian cai sữa thường sớm hơn 2-3 ngày). Lợn con sẽ được dồn về 1 ô chuồng riêng biệt cho ăn 550SF mỗi ngày cho ăn 0,05kg/con/ngày. Thường xuyên theo dõi đàn lợn để điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý, đảm bảo lợn nái nuôi con tốt, không quá béo, khơng q gầy. Đối với những lợn nái béo thì giảm khẩu phần 0,2 - 0,5 kg/ngày, còn lợn quá gầy thì tăng thêm 0,2 - 0,5 kg/ ngày,
tùy vào thực tế. Phải đảm bảo đầy đủ thức ăn, nước uống, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp cho lợn con sinh trưởng và phát triển.
Đối với lợn con theo mẹ tiến hành đặt máng tập ăn được sát trùng cẩn thận.. Tiến hành tập ăn cho lợn con từ lúc 4 - 6 ngày tuổi, sử dụng thức ăn dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng, mùi thơm ngon tương tự sữa, cho ăn làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần cho ít thức ăn để thức ăn lúc nào cũng được thơm ngon, kích thích lợn con ăn nhiều.
Tiến hành ghép đàn sớm nhất có thể để đảm bảo số lợn con nuôi/ổ không quá số vú của lợn mẹ, tăng độ đồng đều và đảm bảo chất lượng lợn khi cai sữa.
Bảng 4.2. Khả năng sinh sản của lợn nái nuôi tại trại
Tháng Lợn nái theo dõi (con) Số lợn con đẻ ra (con) Số con đẻ ra/lứa Khối lượng con sơ sinh
(kg/con)
Khối lượng lợn con khi cai
sữa (kg/con) 8 50 598 11,96 1,4 5,8 9 55 700 12,73 1,5 6 10 58 742 12,79 1,5 6,1 11 60 763 12,72 1,5 6,3 12 61 781 12,80 1,5 6,5 Tổng 284 3584 12,60 1,48 6,14
(Nguồn: Số liệu của trại) Số liệu ở bảng 4.2 em được tham gia theo dõi lợn nái sinh sản và được đỡ đẻ lợn.
Từ bảng 4.2 cho thấy: Số lợn nái đẻ qua các tháng có xu hướng tăng, trang trại đã dần ổn định vào năng suất chăn nuôi. Số lượng lợn nái tăng lên số lợn con đẻ ra cũng tăng theo từ 598 con đến 781 con. Qua đây thấy được chế độ chăm sóc và ni dưỡng của trang trại rất tốt.
Số lợn con đẻ ra có xu hướng tăng qua các tháng. Cụ thể từ tháng 8 đến tháng 12 số lợn con đẻ ra tăng đáng kể từ 11,96 đến 12,80 con. Sự chênh lệch không quá lớn cho thấy kỹ thuật thụ thai của trại khá tốt.
Khối lượng con sơ sinh dao động từ 1,4 – 1,5kg, con sơ sinh không quá lớn nên trường hợp đẻ khó ít hơn, lợn mẹ sinh sản thuận lợi dẫn đến khả năng con sơ sinh sống sót cao hơn.
Khối lượng lợn con khi cai sữa từ 5,8kg đến 6,5kg cho thấy với sự lãnh đạo quan tâm, sát sao của ban quản lý trại do đó mà cơng tác chăm sóc và ni con của lợn mẹ rất tốt.
Hàng ngày, em tham gia vệ sinh quét dọn chuồng trại, tắm chải cho lợn, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc lợn nái đẻ, lợn nái nuôi con. Em cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm như: đối với lợn nái sau khi tách con cần áp dụng chế độ ăn tăng để tăng số trứng rụng và tăng số con đẻ ra trên lứa; chuồng trại phải sạch sẽ thoáng mát tuy nhiên cũng không nên tắm thường xuyên vào những ngày lạnh, ẩm ướt vì sẽ làm ẩm chuồng, độ ẩm khơng khí tăng, vi sinh vật dễ phát triển trong môi trường làm lợn nái dễ nhiễm bệnh, vào những ngày mùa đông giá rét thì phải chuẩn bị bóng úm và thảm cho lợn con, đối với lợn mẹ sau khi đẻ phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, giữ ấm cho lợn và tuyệt đối không tắm cho lợn con.