3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện thủ tục
3.3.3. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thường xuyên, kịp thời cập nhật, công bố, công khai TTHC mới ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung khi các văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức và công dân biết và Trung tâm Hành chính cơng cấp huyện có căn cứ để triển khai thực hiện. Vận hành và khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu TTHC trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
- Đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết TTHC theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cho cấp đó giải quyết, đảm bảo ngun tắc quản lý ngành, lãnh thổ, khơng để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực, phiền hà cho nhân dân.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, đề xuất giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, TTHC, thơng qua tăng cường đối thoại, lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp.
108
- Bố trí ngân sách đảm bảo cho cơng tác CCHC nói chung, cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thơng nói riêng. Trong đó cần ưu tiên ngân sách cho công tác hiện đại hóa Trung tâm Hành chính cơng cấp huyện và đào tạo, tập huấn thường xuyên cho CBCCVC thực thi cơng vụ tại Trung tâm Hành chính cơng cấp huyện.
- Cần có sự quan tâm, vào cuộc thường xuyên và quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Trong đó sự chỉ đạo sát sao, giám sát thực hiện… đối với cơng tác CCHC nói chung và cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thơng nói riêng. Thực tiễn ở tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy mơ hình Trung tâm Hành chính cơng cấp huyện chỉ có thể hoạt động tốt, hiệu quả, bền vững khi có sự quan tâm vào cuộc thường xuyên của cả hệ thống chính trị nói chung, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy Đảng và chính quyền nói riêng.
- Tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng ứng xử, cũng nhưng trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ; tổ chức trao đổi, học hỏi kinh nghiệm ở một số địa phương tiêu biểu trong cải cách TTHC cho đội ngũ CBCCVC đảm nhận công việc tại Trung tâm Hành chính cơng huyện.
- Quan tâm, xây dựng chế độ chính sách thích hợp về lương, thưởng, phụ cấp, trang phục, cơ hội được học tập, đào tạo nâng cao trình độ, quy hoạch, bổ nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo… đối với CBCCVC làm việc tại Trung tâm Hành chính cơng cấp huyện từ đó khuyến khích họ gắn bó với cơng việc, hạn chế những hành vi tiêu cực, tham nhũng, cửa quyền,…
109
Tiểu kết chương 3
Cải cách TTHC hiện nay là chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước để xây dựng một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá. Cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông mà cụ thể là thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thành cơng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quá trình hội nhập của đất nước. Đây là một giải pháp mang tính đột phá và lâu dài trong tiến trình cải cách TTHC ở nước ta, nhằm kết nối các quy trình thủ tục nhiều cửa ở các cấp, các ngành, hợp thành một cửa thống nhất, thông suốt, cho phép giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật. Bên cạnh đó, cải cách tổ chức bộ máy, đổi mới, thay đổi phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, giảm phiền hà, nâng cao năng lực quản lý nhà nước đem lại lợi ích cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
Trên cơ sở các quan điểm, định hướng của Đảng, các quy định của Nhà nước về CCHC, cải cách TTHC và thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Chương 3 luận văn đã phân tích và xác định những định hướng tiếp tục hồn thiện cơ chế một cửa, một cửa liên thơng tại Trung tâm Hành chính cơng huyện Quảng Điền. Bên cạnh đó, xuất phát từ việc phân tích thực trạng, đánh giá các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, luận văn đã có những định hướng giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm Hành chính cơng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
110 KẾT LUẬN
Thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông là giải pháp đổi mới hữu hiệu về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước các cấp tại địa phương, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và cơng dân, đơn giản hóa các TTHC nhằm giảm chi phí, thời gian, cơng sức; đồng thời, điều chỉnh một bước về tổ chức bộ máy và đổi mới, cải tiến chế độ làm việc và quan hệ công tác trong cơ quan hành chính nhà nước. Thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thơng góp phần thay đổi phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước các cấp ở địa phương, giảm phiền hà, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước, mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Thực chất, đây là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối duy nhất là Trung tâm Hành chính cơng các cấp hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hiện đại cấp xã. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông đặt ra yêu cầu cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp trong quy trình xử lý hồ sơ, khơng để tổ chức, cá nhân phải tiêu tốn thêm chi phí, thời gian, cơng sức mang theo hồ sơ đi từ cơ quan này tới cơ quan khác để được hướng dẫn, giải quyết TTHC. Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu chỉ cần nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại một đầu mối với khoảng thời gian được quy định cụ thể, theo một quy trình nhất định. Những cải cách này đã giúp cho cơ quan hành chính nhà nước nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu của người dân ngày càng tốt hơn.
Huyện Quảng Điền là một trong những địa phương đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế này còn bộc lộ
111
những hạn chế cụ thể như: Lĩnh vực, TTHC thực hiện còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quy trình giải quyết TTHC cịn chưa đồng bộ, nhịp nhàng, đạt hiệu quả; năng lực, thái độ, trách nhiệm phục vụ người dân của một số CBCCVC chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra; thời hạn giải quyết hồ sơ, cơng việc của cá nhân, tổ chức vẫn cịn tình trạng chưa đúng hẹn; mức độ hài lịng của người dân đối với khả năng cung ứng các dịch vụ hành chính cơng cịn ở mức tương đối; việc tổ chức và hoạt động của Trung tâm Hành chính công huyện và Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hiện đại cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra của Chính phủ, UBND tỉnh... những hạn chế nêu trên tác động mạnh mẽ và gây ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác CCHC, cải cách TTHC mà trực tiếp là thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Để nâng cao hiệu quả thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thơng tại Trung tâm Hành chính công huyện trong thời gian tới cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt, phải quan tâm đến mức độ hài lòng của người dân đối với việc thực hiện TTHC; kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các TTHC, việc niêm yết các TTHC phải đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý; tổ chức thực hiện TTHC đảm bảo đúng quy định, công khai, minh bạch, theo hướng hành chính phục vụ; quan tâm, đầu tư có trọng tâm vào việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong các hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong thực hiện TTHC. Ngoài ra, cần nhận thấy thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thơng có vai trị quan trọng, liên quan đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh Thừa Thiên Huế và cả nước. Do đó, cần có sự chung sức, chung lịng của cả một tập thể CBCCVC và nhân dân, sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền địa phương, các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và những kinh nghiệm quý báu từ những thành quả của các địa phương tiên
112
phong trong CCHC, cải cách TTHC, đặc biệt là thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Hiện nay, huyện Quảng Điền đã có nhiều mơ hình, giải pháp thực hiện CCHC và cải cách TTHC. Nhưng nổi bậc nhất vẫn là công tác triển khai và thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thơng tại Trung tâm Hành chính cơng huyện đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, vừa mang tính khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn, đúng với mục tiêu đặt ra, đáp ứng yêu cầu của cơng cuộc cải cách nền hành chính nhà nước, phù hợp với nguyện vọng và lịng dân, được xã hội đồng tình. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả của việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thơng mang lại những tín hiệu tốt như phân tích ở trên chúng ta cũng phải cũng phải nghiêm túc nhìn nhận rõ những khó khăn nảy sinh, thậm chí cả những hạn chế, bất cập từ việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thơng tại Trung tâm Hành chính cơng huyện Quảng Điền nói riêng và của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như trong cả nước nói chung để tiếp tục hồn thiện đáp ứng yêu cầu CCHC, cải cách TTHC trong những giai đoạn tiếp theo. Nhận thức được điều đó, Quảng Điền đã xác định rằng trong giai đoạn tiếp theo CCHC, cải cách TTHC là giải pháp tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quảng Điền cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế… Do đó CCHC, cải cách TTHC là nhiệm vụ quan trọng, rộng lớn liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan và phải được tiến hành đồng bộ trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị nói chung trong đó thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC đã và đang là một yêu cầu cấp thiết, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng để đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần hình thành cơng dân số, doanh nghiệp số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số trong giai đoạn hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2010), Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kıểm sốt thủ tục hành chính.
2. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/NQ-CP, ngày 08/11/2011 về “Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020”, Hà Nội.
3. Chính phủ (2017), Nghị định 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 về sửa đổı, bổ sung một số điều của các Nghị định lıên quan đến kiểm sốt thủ tục hành chính.
4. Chính phủ (2018), Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
5. Chính phủ (2021), Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 2262/QĐ-UBND ngày 12/10/2018 về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 2587/QĐ-UBND ngày 05/11/2018 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực Tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 747/QĐ-UBND ngày 26/3/2019 về việc cơng bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành và bị bãi bỏ trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan cấp huyện.
9. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 20/QĐ- UBND ngày 03/01/2020 về việc cơng bố thủ tục hành chính thay thế trong
lĩnh vực nông nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
10. Lương Thanh Cường (2012), “Sự tham gia của xã hội vào tiến trình cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 4, tr. 25-28.
11. Đảng bộ huyện Quảng Điền lần thứ XIV, Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Điền lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025.
12. Học viện Hành chính (2010) Giáo trình, Lý luận hành chính nhà nước, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
13. Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Giáo trình Thủ tục hành chính, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
14. Học viện Hành chính Quốc gia (2011), Giáo trình Lý luận Hành chính nhà nước, Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
15. Huyện ủy Quảng Điền, Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 15/11/2016 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020.
16. Lương Thị Thu Huỳnh (2017), Luận văn Thạc sĩ: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn”.
17. Hoàng Thị Hoài Hương và Nguyễn Thị La (2016), Thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính trong bối cảnh Hội nhập Quốc tế ở Việt Nam.
18. Võ Thị Phiến (2015), Luận văn Thạc sĩ: “Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong cải cách thủ tục hành chính tại cấp xã, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ”.
19. Quốc hội (2013), Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Hà Nội.
20. Quốc hội (2015), Luật Tổ Chính quyền địa phương 2015, Hà Nội. 21. Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Cải cách quy trình và thủ tục hành chính về đầu tư, đất đai và xây
dựng - Sổ tay tham khảo về cải cách hành chính dành cho địa phương, xuất bản vào tháng 5/2011.
22. Hà Quang Thanh (2015), Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” ở các quận, huyện tại TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 235, năm 2015.
23. Nguyễn Thị Thanh (2011), Luận văn Thạc sĩ “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại một số Ủy ban nhân dân huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh”.
24. Nguyễn Văn Thâm, Võ Kim Sơn (2012), Thủ tục hành chính - Lý luận và thực tiễn”, Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước - Bộ Nội vụ, Hà Nội.
25. Đặng Thị Thủy (2015), Luận văn Thạc sĩ: “Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ”.
26. Lương Thị Phương Thúy (2016), Luận văn Thạc sĩ “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính nhà nước địa phương tỉnh Bắc Giang”.
27. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày