Phân bổ hộ nghèo huyện Đà Bắc

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 43)

TT Xã, thị trấn Tổng số hộ Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % 1 Thị trấn Đà Bắc 1.400 114 8,14 83 5,93 2 Xã Cao Sơn 1.110 171 15,41 465 41,89 3 Xã Đoàn Kết 754 403 53,45 153 20,29 4 Xã Đồng Chum 802 240 29,93 187 23,32 5 Xã Đồng Nghê 456 180 39,47 89 19,52 6 Xã Đồng Ruộng 579 303 52,33 160 27,63 7 Xã Giáp Đắt 495 211 42,63 150 30,30 47% 24% 29%

Biểu đồ phân loại mức sống của hộ dân

Số hộ trung bình, khá giàu Số hộ cận nghèo

35 8 Xã Hào Lý 463 55 11,88 155 33,48 9 Xã Hiền Lương 537 62 11,55 122 22,72 10 Xã Mường Chiềng 664 77 11,60 92 13,86 11 Xã Mường Tuổng 290 125 43,10 124 42,76 12 Xã Suối Nánh 376 151 40,16 124 32,98 13 Xã Tân Minh 975 479 49,13 224 22,97 14 Xã Tân Pheo 940 458 48,72 287 30,53 15 Xã Tiền Phong 601 271 45,09 134 22,30 16 Xã Toàn Sơn 718 140 19,50 211 29,39 17 Xã Trung Thành 495 201 40,61 191 38,59 18 Xã Tu Lý 1.606 130 8,09 204 12,70 19 Xã Vầy Nưa 680 261 38,38 147 21,62 20 Xã Yên Hoà 472 180 38,14 158 33,47 TOÀN HUYỆN 14.413 4.212 29,22 3.460 24,01

Nguồn: Phòng LĐ - TB&XH huyện Đà Bắc

Qua bảng thống kê cho thấy tỷ lệ hộ nghèo trung bình tồn Huyện là khá cao (29.22%) và chỉ có 07/20 xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của Huyện, trong đó có 2 đơn vị thấp nhất là xã Tu Lý (8,09%) và thị trấn Đà Bắc (8,14%) cùng với 03 xã khác. Đây là các xã vùng gị đồi, gần đường giao thơng có lợi thế về trồng cây cơng nghiệp, ăn trái.

Bên cạnh đó có 02 xã có tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50% số hộ và 7 xã có tỷ lệ trên 40% hầu hết là các xã miền núi khu vực III và 135, kết cấu hạ tầng yếu kém, giao thơng khó khăn, đất đai ít và bạc màu, điều kiện để phát triển thương mại, dịch vụ bị hạn chế, dân trí thường thấp hơn các xã khác, người dân kém năng động trong làm ăn buôn bán, năng lực, khả năng tiếp cận các nguồn lực giảm nghèo rất thấp.

Tỷ lệ số hộ cận nghèo của các xã là khá lớn, nếu cộng cả số hộ nghèo và cận nghèo thì tỷ lệ này ở phần lớn các xã đểu trên 60%, thậm chí lên đến 70% - 80%. Đây cũng là bài tốn khó cho thực hiện pháp luật về giảm nghèo bền vững của Huyện trong thời gian tới.

36

Bảng 2.2. Tỷ lệ hộ nghèo các khu vực của huyện Đà Bắc năm 2020

TT Khu vực Số xã Số hộ nghèo Tỷ lệ

1 Toàn huyện 20 4.212 29,22

2 Khu vực thành thị 01 114 2,71

3 Khu vực nông thôn 19 4.098 97,29

Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Đà Bắc

2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về xóa đói giảm nghèo tại huyện Đà Bắc

2.2.1. Tổ chức bộ máy và phân công, phối hợp thực hiện

Để thực hiện pháp luật về XĐGN có hiệu quả phải có sự phối kết hợp giữa các ban, ngành, đồn thể và có sự phân cơng, phân cấp rõ ràng, cụ thể:

Uỷ ban nhân dân huyện Đà Bắc: Thành lập Ban Chỉ đạo các Chương

trình MTQG huyện, phân cơng đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, giao Phòng LĐTB&XH huyện làm cơ quan thường trực điều phối, giúp ban chỉ đạo thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, thành viên ban chỉ đạo là các cơ quan chun mơn trực tiếp thực hiện các chương trình dự án như: Phịng Dân tộc, Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Y tế... Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn Huyện.

Trên cơ sở các chỉ tiêu giảm nghèo được UBND tỉnh giao, xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững hàng năm trong đó, giao cụ thể chỉ tiêu giảm nghèo cho từng xã, phường, thị trấn (xã) làm cơ sở để chỉ đạo, triển khai thực hiện.

Chỉ đạo, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

37

cấp xã, thị trấn cập nhật thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có đối tượng đang hưởng trợ cấp Bảo trợ xã hội các năm vào cơ sở dữ liệu quốc gia “Hệ

thống thông tin quản lý trợ giúp xã hội và giảm nghèo” của huyện.

Ban hành Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo các của cấp huyện . Tổ chức triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện.

Chủ động huy động, lồng ghép các nguồn lực và ưu tiên phân bổ nguồn vốn cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, bố trí một phần ngân sách địa phương để hỗ trợ thực hiện, hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo theo quy định. Tổ chức đôn đốc, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện đối với cấp xã. Vận động huy động các nguồn lực tự nhiên của địa phương, nguồn lực con người từ cộng đồng, người dân, bằng nhiều hình thức như: ủng hộ ngày công lao động, vốn, kinh nghiệm sản xuất...giúp đỡ người nghèo khắc phục khó khăn vươn lên thốt nghèo; sử dụng khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương phục vụ cho công tác giảm nghèo. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành cấp tỉnh trong việc triển khai, thực hiện, Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh tỉnh về thực hiện các chỉ tiêu giảm nghèo được giao của địa phương.

Phịng Lao đợng - Thương binh và Xã hội: Là cơ quan thường trực

chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững có nhiệm vụ tổng hợp đề xuất giúp ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia huyện Đà Bắc quản lý, triển khai thực hiện kế hoạch giảm nghèo hàng năm trên địa bàn huyện. Phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Phối hợp với các ban, ngành, đơn vị liên quan triển khai, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn, thực hiện thu thập và cập nhật thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bảo trợ xã hội vào cơ sở dữ liệu quốc gia “Hệ thống thông tin

38

quản lý trợ giúp xã hội và giảm nghèo”. Phối hợp với phòng Kế hoạch và

Đầu tư, phịng Tài chính, phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, trung tâm Thông tin và Truyền thơng, phịng Dân tộc và các xã, thị trấn tham mưu trình UBND huyện phương án phân bổ kinh phí chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ưu tiên tập trung đào tạo nghề cho lao động nghèo ở địa phương; giúp cho họ có tay nghề, vốn, phương tiện, công cụ sản xuất làm nghề phù hợp để họ có thu nhập, giải quyết những khó khăn trong cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Tập trung các nghề lao động phổ thông, nghề phù hợp với trình độ của lao động nông thôn, lao động nghèo; liên kết các doanh nghiệp đào tạo lao động theo địa chỉ sử dụng và thu nhập ổn định. Tham mưu Ban chỉ đạo đánh giá, tổng kết chương tình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm trước và triển khai nhiệm vụ năm sau.

Phòng Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện công tác lập kế hoạch đầu tư, hướng dẫn cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng. Phối hợp với các đơn vị có liên quan bố trí các nguồn vốn đầu tư phát triển để triển khai thực hiện kế hoạch và hướng dẫn các xã, thị trấn cách thức, quy trình lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế khác với các chương trình, dự án. Ưu tiên sử dụng vốn đầu tư cơng đầu tư các cơng trình, dự án hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất, giảm nghèo nâng cao đời sống nhân dân ở các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa.

Phịng Tài chính: Hướng dẫn các đơn vị sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ, đúng đối tượng và thanh quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan.

Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng dẫn Uỷ ban nhân

dân các xã, thị trấn, các đơn vị thực hiện các dự án, mơ hình phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế tại các Tiểu dự án, Dự án thuộc Chương trình Mục

39

tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững hàng năm. Hướng dẫn thực hiện có hiệu quả hỗ trợ xây dựng các cơng trình nước sạch tập trung và phân tán; cơng trình hố xí/nhà tiêu và chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; hỗ trợ nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số, xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn, đặc biệt ưu tiên hộ nghèo, hộ cận nghèo để hoàn thành mục tiêu giao.

Phịng Dân tợc: Phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

và các ban, ngành liên quan tổ chức hướng dẫn chỉ đạo thực hiện Dự án 2 Chương trình 135: Hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an tồn khu, các thơn, bản đặc biệt khó khăn. Tổ chức thực hiện Tiểu dự án 3: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an tồn khu; thơn bản đặc biệt khó khăn. Đồng thời hướng dẫn và tổ chức thực hiện hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Trung tâm Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Phòng Lao động -

Thương binh và Xã hội và các ban, ngành liên quan hướng dẫn, triển khai thực hiện nhiệm vụ Truyền thông và Giảm nghèo về thơng tin thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững hàng năm cho các xã, thị trấn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo: Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị liên quan

tiếp tục thực hiện có hiệu quả hỗ trợ miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các cấp học, bậc học; hỗ trợ cho học sinh bán trú ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên và các chính sách hỗ trợ khác đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trung tâm Y tế huyện: Chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ

cộng đồng, chú trọng công tác phịng bệnh từ cấp thơn/bản. Tạo điều kiện nâng cao trình độ đội ngũ cộng tác viên y tế thôn bản. Quy hoạch, đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh cho các

40

bệnh viện và y tế cơ sở tại các xã, thị trấn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để đảm bảo người nghèo, người cận nghèo và người dân đều được tiếp cận với dịch vụ y tế với hiệu quả cao nhất. Phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về ý nghĩa, lợi ích của bảo hiểm y tế toàn dân, đảm bảo thường xuyên, liên tục trong năm.

Phòng Tư pháp: Phối hợp với các ban, ngành địa phương liên quan

thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo.

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện: Xây dựng kế hoạch bảo đảm đủ

nguồn vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng cho vay của các chương trình vay vốn tín dụng ưu đãi đang thực hiện. Đề xuất các cá nhân, tổ chức quản lý, sử dụng tốt nguồn vốn vay ưu đãi có hiệu quả, góp phần giúp các hộ thoát nghèo, tạo việc làm mang tính điển hình, cần tuyền truyền, phổ biến và nhân rộng gửi phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, trung tâm Thông tin và Truyền thông để thực hiện công tác tuyên truyền.

Phịng Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phối hợp với các ban, ngành liên

quan thực hiện đưa văn hóa về cơ sở, ưu tiên hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.

Phịng Tài nguyên và Môi trường: phối hợp với các ban, ngành liên

quan thực hiện hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đối với hộ nghèo, người nghèo ở các xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn; đề xuất các giải pháp hạn chế tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến nghèo đói.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, Hội Nông dân huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Hội Cựu chiến binh huyện và huyện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:

đã phát huy vai trị nòng cốt trong việc vận động sự tham gia của xã hội, cộng đồng trong công tác giảm nghèo; Hướng dẫn các cấp Hội, các địa phương hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giảm

41

nghèo; vận động thực hiện xây dựng nông thôn mới; lồng ghép các chương trình mục tiêu, hoạt động của đơn vị mình nhằm tạo sức mạnh tổng hợp cho kế hoạch giảm nghèo bền vững. Tham gia giám sát, kiểm tra đánh giá việc bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo; đảm bảo nguyên tắc công bằng, dân chủ, công khai từ cơ sở, khu dân cư. Giám sát các hoạt động thực hiện pháp luật về XĐGN, dự án về giảm nghèo.

Uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn: Căn cứ chỉ tiêu giảm nghèo của huyện giao, xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững hàng năm. Trong đó, kế hoạch phải cụ thể đến từng hộ nghèo, hộ cận nghèo; có các giải pháp và phân cơng các tổ chức, đồn thể, cá nhân...trực tiếp giúp đỡ từng hộ nghèo, hộ cận nghèo khắc phục các nguyên nhân nghèo và hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho từng hộ. Triển khai cập nhật thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo hộ có đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở dữ liệu quốc gia “Hệ thống thông tin quản lý trợ giúp xã hội và giảm nghèo” theo hướng dẫn của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Ban hành Kế hoạch tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm của cấp xã. Triển khai, thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững hàng năm trên địa bàn xã theo phân cấp; theo dõi, nắm bắt tiến độ thực hiện báo cáo theo quy định. Chủ động bố trí, huy động, lồng ghép các nguồn lực để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn xã; ưu tiên cho các hộ nghèo, cận nghèo có lao động, có phương án sản xuất, có tay nghề tham gia vào các dự án, mơ hình hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh để nâng cao khả năng thoát nghèo. Thường xuyên đôn đốc tiến độ, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện.

Như vậy, cấp xã, thị trấn là đầu mối thực hiện các kế hoạch, dự án, cụ thể hóa pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật đến với từng người dân trên địa bàn, đưa ra những đánh giá khách quan về những mặt đạt được, chưa đạt được của các văn bản, thông qua chỉ tiêu về hộ nghèo, hộ cận nghèo.

42

Có thể thấy rằng, UBND huyện đảm nhiệm khâu tổ chức điều hành và

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)