Các giai đoạn thực hiện pháp luật về xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 31 - 34)

Bảng 2.3 Sự biến động hộ nghèo huyện Đà Bắc từ 201 5 2019

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Thực hiện pháp luật về xóa đói giảm nghèo

1.2.4. Các giai đoạn thực hiện pháp luật về xóa đói giảm nghèo

1.2.4.1. Xây dựng kế hoạch

Kế hoạch triển khai thực hiện pháp luật về XĐGN được xây dựng trước khi đưa pháp luật vào đời sống xã hội. Trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan có trách nhiệm triển khai thực hiện pháp luật từ Trung ương đến địa phương đều phải xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện pháp luật về XĐGN, bao gồm những nội dung cơ bản như: Kế hoạch về tổ chức, điều hành; Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực; Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện; Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện pháp luật về XĐGN; Dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành…

Kế hoạch thực hiện pháp luật về XĐGN ở cấp nào sẽ do cơ quan chủ trì của cấp đó xây dựng căn cứ theo các văn bản của cấp trên. Sau khi được quyết định thông qua, kế hoạch thực hiện pháp luật sẽ mang giá trị pháp lý, được các chủ thể triển khai thực hiện pháp luật và cả đối tượng của pháp luật điều chỉnh.

1.2.4.2. Phổ biến tuyên truyền pháp luật

Sau khi kế hoạch tổ chức thực hiện pháp luật về XĐGN được thông qua, các cơ quan nhà nước tiến hành tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch. Việc trước tiên cần làm trong quá trình này là tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện pháp luật về XĐGN. Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực hiện pháp luật. Phổ biến, tuyên truyền pháp luật tốt giúp cho các đối tượng và mọi người dân hiểu rõ về mục đích, yêu cầu, quy định, về tính đúng đắn và khả thi của pháp luật… trong điều kiện hoàn cảnh nhất định để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Đồng thời phổ biến, tuyên truyền pháp luật còn giúp mỗi cán bộ, cơng chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện, nhận thức được đầy đủ tính chất, quy mô của pháp luật cũng như vai trò của pháp luật về

23

XĐGN đối với đời sống xã hội để họ chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu của pháp luật và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện pháp luật.

Phổ biến, tuyên truyền, vận động thực hiện pháp luật vê XĐGN cần thực hiện thường xuyên, liên tục, kể cả khi pháp luật đang được thực hiện, để mọi đối tượng cần tun truyền ln được củng cố lịng tin vào pháp luật và tích cực tham gia vào thực hiện pháp luật.

Phổ biến, tuyên truyền pháp luật bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng là người nghèo, hộ nghèo; qua các phương tiện thông tin đại chúng… Tùy theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tính chất của pháp luật và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn hình thức tuyên tuyền, vận động phù hợp với điều kiện hiện có của cơ quan, đơn vị mình.

1.2.4.3. Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện.

Cơng tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một hoạt động phải được tiến hành thường xuyên nhằm đánh giá những quy định, những quy chế hoạt động của các cấp, các ngành, các cơ quan trong quá trình thực hiện pháp luật về XĐGN để tìm ra những ưu điểm cũng như thiếu sót, hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy thực hiện pháp luật về XĐGN, hoàn thiện hệ thống pháp luật về XĐGN, đổi mới các giải pháp trong hoạt động XĐGN.

Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát để phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý những biểu hiện vi phạm pháp luật liên quan tới việc quản lý nhà nước về XĐGN, bảo đảm lợi ích Nhà nước, xã hội và công dân; bảo đảm cho pháp luật XĐGN được tuân thủ chính xác

1.2.4.4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật

Khiếu nại, tố cáo vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của cơng dân, trong đó có người dân nghèo, là phương thức quan trọng để người dân tham gia vào quản lý nhà nước, kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước của cơ quan

24

nhà nước và những người được trao quyền. Do vậy, công tác phổ biến pháp luật đối với người dân nghèo cần được quan tâm, chú trọng để họ hiểu, biết được các quyền và nghĩa vụ của mình, góp phần quan trọng trong việc thiết lập trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính nhà nước. Giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo giúp người dân nghèo bảo vệ quyền và lợi ích của mình, đồng thời giúp cơ quan nhà nước phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong công tác XĐGN.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước, những người có thẩm quyền giải quyết phải nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ, đúng đắn các quy định của pháp luật. Thơng qua q trình này để tạo cơ sở giải quyết những kẽ hở của pháp luật, sự mẫu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật trong thực tiễn; làm giảm tình trạng tham nhũng, quan liêu; phát hiện những mặt tích cực để biểu dương, khuyến khích đồng thời phát hiện những sai phạm, yếu kèm để chấn chỉnh, xử lý, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo cho pháp luật về XĐGN được thực thi có hiệu quả trong thực tiễn.

1.2.4.5. Đánh giá việc thực hiện

Đánh giá quá trình thực hiện pháp luật về XĐGN nhằm xác định hiệu lực, kết quả, hiệu quả của pháp luật, so sánh, đối chiếu với những mục tiêu đã đặt ra của pháp luật.

Khi đánh giá quá trình thực hiện pháp luật về XĐGN cần tập trung vào những nội dung như: Kế hoạch triển khai thực hiện có được ban hành kịp thời, đầy đủ và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của thực tiễn; việc phổ biến tuyên truyền về pháp luật có mang lại kết quả và hiệu quả, có làm cho các đối tượng được phổ biến, tuyên truyền nhận thức sâu sắc được về pháp luật và tích cực, chủ động tham gia vào q trình thực hiện pháp luật; cơng tác phân công, phân cấp giữa các ngành, các cấp trong quá trình thực hiện pháp luật; các nguồn lực có được huy động và cung cấp đầy đủ cho quá trình thực hiện; các hoạt động kiểm tra, đánh giá có được thực hiện thường xuyên và phù hợp

25

với các điều kiện khách quan, chủ quan trong q trình thực hiện hay khơng; Kết quả và hiệu quả mà pháp luật về XĐGN tạo ra cho xã hội là gì.

Như vậy, để đánh giá được quá trình thực hiện pháp luật về XĐGN được tiến hành dựa trên các tiêu chí cơ bản như: Tính hiệu lực của văn bản; kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện của các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức; khả năng huy động nguồn lực và hình thức huy động nguồn lực cho quá trình thực hiện pháp luật; kết quả và hiệu quả của pháp luật khi được đưa vào thực tiễn đời sống.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)