Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 34 - 39)

Bảng 2.3 Sự biến động hộ nghèo huyện Đà Bắc từ 201 5 2019

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về xóa đói giảm nghèo

1.3.1. Nhận thức của hệ thống chính trị về xóa đói giảm nghèo

Yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả thực hiện pháp luật về XĐGN, đặc biệt là nhận thức của hệ thống chính trị, trong đó bao gồm: Các chuẩn mực chính trị; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và q trình tổ chức, thực hiện; các quan hệ chính trị, ý thức chính trị và hoạt động của hệ thống chính trị... đối với XĐGN. Nếu nhận thức của hệ thống chính trị đối với XĐGN chưa đúng đắn, thiếu đầy đủ, thờ ơ thì cơng tác XĐGN sẽ gặp khó khăn vì khơng có cơ sở để tiếp tục thực hiện: “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” là một yêu cầu để quản lý đất nước, là việc giữ gìn trật tự và kỷ cương xã hội. Việc nghiên cứu, đề ra các chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật là vai trị khơng thể thiếu của hệ thống chính trị đối với công tác XĐGN, đây là khâu quan trọng để các cấp chính quyền cơ sở lấy làm kim chỉ nam trong nhận thức và hành động, tạo nên sự đồng thuận về công tác XĐGN trong cả nước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân, huy động được cả hệ thống chính trị để thực hiện cơng tác XĐGN, giải quyết việc làm, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất và đời sống người dân nghèo là việc cần làm ngay để xây dựng đất nước ngày càng phát triển.

26

1.3.2. Hệ thống pháp luật về xóa đói giảm nghèo

Để phát huy tính hiệu quả của pháp luật XĐGN trong thực tiễn đời sống thì hệ thống pháp luật phải được hồn thiện, để đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về XĐGN cần được đánh giá dựa trên tiêu chí: tính tồn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý.

Các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực XĐGN có thể biến chuyển hằng ngày trong thực tiến, do đó địi hỏi phái xây dựng được một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về XĐGN chặt chẽ, trên những nguyên tắc nhất định, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, không trùng lặp, mâu thuẫn.

Có thể thấy nếu pháp luật về XĐGN được ban hành đúng trình tự, thủ tục, nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội về XĐGN đầy đủ và phù hợp với thực tiễn thì việc thực hiện pháp luật về XĐGN sẽ diễn ra thuận lợi và đạt được hiệu quả cao. Ngược lại, nếu pháp luật về XĐGN, không phù hợp với việc các quan hệ xã hội trong XĐGN phát sinh trên thực tế thì việc triển khai thực hiện sẽ khó khăn và kém hiệu quả.

1.3.3. Ý thức và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức

Để tổ chức thực hiện pháp luật XĐGN phải có nguồn nhân lực về con người có ý thức và trình độ, năng lực đủ khả năng đưa pháp luật về XĐGN vào cuộc sống, nguồn nhân lực đó chính là đội ngũ cán bộ, cơng chức. Cán bộ, cơng chức (CBCC) là lực lượng chủ yếu có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về XĐGN, đảm bảo việc đưa pháp luật vào thực tiễn. Nếu CBCC hiểu biết pháp luật tốt, có ý thức tơn trọng và bảo vệ pháp luật thì hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội sẽ đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu CBCC ý thức pháp luật kém thì sẽ có hành vi vi phạm pháp luật trong công tác XĐGN, gây tham nhũng, nhũng nhiễu. Ý thức pháp luật là sự phản ánh một cách tích cực và sáng tạo đời sống xã hội mà trực tiếp là đời sống pháp luật, thông qua ý thức pháp luật giúp con người tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với pháp luật.

27

1.3.4. Ý thức và trình độ của người dân nghèo

Người nghèo và các đối tượng đặc biệt thường có trình độ học vấn thấp nên khơng có khả năng tự giải quyết các vấn đề vướng mắc có liên quan đến pháp luật, đại đa số họ chưa biết được các quyền, lợi ích hợp pháp mà mình được hưởng; chưa biết cách tự bảo vệ khi quyền lợi bị xâm hại; cuộc sống gắn với sản xuất nơng nghiệp và nơng thơn với trình độ canh tác lạc hậu làm cho khả năng sinh lời và giá trị sản phẩm làm ra thấp... dẫn đến chất lượng cuộc sống khơng được đảm bảo, dễ bị lợi dụng, tình trạng nghèo đói vẫn tiếp diễn qua nhiều thế hệ.

Trình độ, nhận thức của người dân nghèo cịn hạn chế, trình độ dân trí khơng đồng đều, tình trạng người dân khơng biết chữ, khơng thạo tiếng phổ thơng cịn phổ biến. Mặt khác, do ảnh hưởng của phong tục, tập quán lạc hậu mà việc tuyên truyền chưa được hiệu quả, chưa phù hợp với thực tế và không thu hút được sự quan tâm của người dân. Bên cạnh đó, người dân nghèo khơng có ý thức vươn lên thoát nghèo, chưa chăm chỉ chịu khó trong lao động; khơng có ý thức tiết kiệm trong cuộc sống; lại có tư tưởng ỷ lại, muốn bao cấp, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, của các nhà hảo tâm… do vậy mà thiếu ý chí vươn lên trong phát triển kinh tế - sản xuất.

1.3.5. Các yếu tố khác

Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. Trong đó, đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Đất đai dùng cho nông nghiệp chiếm chưa tới 20% mặc dù nước ta là nước nông nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo đói lại tập trung ở các vùng núi cao, địa hình có nhiều hiểm trở, phải chịu nhiều thiên tai, đất đai bị xói mịn làm cho năng suất cây trồng thấp.

Phần lớn hộ đói nghèo tập trung ở những địa bàn xa xôi, hẻo lánh, rừng sâu, núi cao, hệ thống hạ tầng cơ sở, nhất là giao thông chưa được đáp ứng

28

đầy đủ, dẫn tới việc tiếp cận pháp luật của người dân, việc thơng tin liên lạc giữa người dân và chính quyền gặp nhiều khó khăn, làm cho người dân nghèo không nắm được các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

Văn hóa truyền thống dân tộc địa phương là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến công tác thực hiện pháp luật về XĐGN. Lối tư duy, suy nghĩ của người dân nghèo phần lớn chịu ảnh hưởng của phương thức sản xuất nơng nghiệp, văn hóa cộng đồng, tư duy “phép vua thua lệ làng” dẫn tới vai trò của cá nhân không được đề cao, không thúc đẩy phát huy được sự sáng tạo của mỗi cá nhân, dẫn đến thiếu ý thức trách nhiệm, làm theo đám đông, thiếu hiểu biết pháp luật.

29

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 Luận văn, tác giả đã phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện pháp luật về XĐGN: Khái niệm về đói, nghèo, chuẩn nghèo, xóa đói, giảm nghèo; pháp luật về XĐGN; thực hiện pháp luật về XĐGN; Các nội dung cơ bản về thực hiện pháp luật về XĐGN; Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về XĐGN tại Việt Nam.

Các vấn đề lý luận cơ bản đã được làm sáng tỏ tại chương 1 là cơ sở, nền tảng để nghiên cứu về thực trạng thực hiện pháp luật về XĐGN và nghiên cứu các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về XĐGN là những nội dung được trình bày trong các chương tiếp theo của Luận văn.

30

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÀ BẮC

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)