Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 87 - 93)

Bảng 2.3 Sự biến động hộ nghèo huyện Đà Bắc từ 201 5 2019

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp để thực hiện pháp luật về xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả

3.2.1. Giải pháp chung

3.2.1.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về xóa đói giảm nghèo trong tình hình mới

Tiếp tục hồn thiện pháp luật về giảm nghèo, chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; đối mới cách tiếp cận về giảm nghèo, ban hành quy định hỗ trợ có điều kiện, tăng cường tín dụng chính sách xã hội cho người nghèo, bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo khơng có khả năng lao động. Có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mơ hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ phát triển các mơ hình sản xuất kinh doanh phù hợp với người nghèo, nhất là vùng nông thôn và miền núi.

Trong xây dựng, thiết kế cơ chế, quy định về giảm nghèo, cần quan tâm đồng đều đến các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và cả hộ mới thoát nghèo,

79

bởi khoảng cách giữa hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo là rất mong manh. Chỉ cần một tác động nhỏ từ bên ngồi cũng có thể làm cho hộ mới thốt nghèo quay trở lại thành hộ nghèo. Song song với đó, cần quan tâm hơn nữa tới những hộ không phải là hộ nghèo, nhưng sinh sống trong khu vực những hộ nghèo, để những hộ này vươn lên làm hạt nhân, truyền cảm ứng cho những hộ nghèo xung quanh học tập và liên kết với nhau cùng thoát nghèo.

Đảm bảo việc xây dựng các cơ chế, chính sách, pháp luật phải thống nhất, có sự lồng ghép. Những hoạt động đang phát huy hiệu quả cần được tiếp tục đẩy mạnh triển khai như Chương trình xây dựng nơng thơn mới và ngược lại, các quy đinh của pháp luật khơng phù hợp với thực tiễn, có nhiều hạn chế, vướng mắc cần khẩn trương nghiên cứu tìm nguyên nhân để sửa đổi, bổ sung, loại bỏ cho phù hợp với thực tế.

Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo điều hành về XĐGN của huyện cần theo hướng: mục tiêu là nhằm hạn chế tái nghèo, XĐGN với đối tượng là người nghèo. Các chính sách, pháp luật cần được thiết kế theo nguyên tắc tương đồng về mức hỗ trợ và cơ chế thực hiện, để có sự thống nhất trong quản lý, tránh sự lộn xộn.

Để pháp luật về XĐGN đi vào đời sống, nhất là đối với vùng đồng bào DTTS, công tác ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phải phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, không được trái với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

3.2.1.2. Kiện tồn tổ chức bợ máy quản lý và nâng cao năng lực, nhận thức thực hiện pháp luật xóa đói giảm nghèo của chủ thể thực hiện pháp luật

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều phối về giảm nghèo các cấp theo hướng tập trung, thống nhất đầu mối quản lý; tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện công tác giảm nghèo; bộ máy quản lý, CBCC

80

làm công tác XĐGN là hết sức quan trọng trong công cuộc giảm nghèo nhanh và bền vững hiện nay. Do đó, phải quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác XĐGN các cấp mạnh về cơ cấu, vững về chun mơn; có chính sách khuyến khích cán bộ, cơng chức, viên chức có năng lực, nhiệt tình về cơng tác tại vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn. Xây dụng cơ sở giảm nghèo, tăng cường cung cấp thông tin, giúp người nghèo kết nối thị trường lao động, thị trường hàng hóa...

Thiết lập hệ thống tổ chức chịu trách nhiệm về công tác giảm nghèo: Ban chỉ đạo giảm nghèo, cán bộ chuyên trách giảm nghèo ở từng địa phương có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, giám sát, phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về XĐGN.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy chế hoạt động của các Ban chỉ đạo phù hợp với nhiệm vụ trong tình hình mới, sát với thực tiễn, nâng cao trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo; Nâng cao trách nhiệm của UBND các xã, thị trấn trong việc điều tra, rà soát và quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thốt nghèo, rà sốt nắm chắc ngun nhân chính dẫn đến nghèo của từng hộ nghèo để có các giải pháp hỗ trợ sát thực tiễn.

3.2.1.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện pháp luật về xóa đói giảm nghèo

Pháp luật về XĐGN được tuân thủ như thế nào? thực hiện đến đâu? đều được thể hiện thông qua các kết quả cụ thể, các báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội từng kỳ, từng năm. Để đánh giá mức độ thực thi pháp luật phải thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, giám sát mà phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật để có cách thức xử lý phù hợp.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật XĐGN tại cơ sở, kịp thời chỉ đạo, khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo các chính sách, dự án tác động tích cực đến đời sống của hộ nghèo.

81

Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá các tác động xã hội, kinh tế đối với người nghèo. Phải hình thành cơ chế kiểm tra, giám sát rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia giám sát; có các chỉ số đánh giá giám sát cụ thể và có thể định lượng được, tránh tình trạng kết quả đánh giá chung chung, gắn trách nhiệm cụ thể của các cấp quản lý và hiệu quả thực hiện.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân, MTTQ, các đồn thể và Ban chỉ đạo chương trình các cấp; tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ CBCC làm công tác giảm nghèo; tổ chức điều tra, rà soát, đánh giá thực trạng hộ nghèo một cách chính xác, khoa học, khách quan, khơng chạy theo thành tích ảnh hưởng đến chất lượng XĐGN.

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng và người dân trong hoạt động giám sát việc thực hiện chương trình XĐGN. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở trong việc triển khai thực hiện chương trình XĐGN; gắn việc thực hiện nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở để người nghèo, xã nghèo trực tiếp tham gia vào xây dựng và thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án XĐGN nhằm phản ảnh được nguyện vọng, nhu cầu thiết thực, đảm bảo công bằng đối với người nghèo.

3.2.1.4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức thực hiện pháp luật của các chủ thể liên quan đến xóa đói, giảm nghèo

Xác định cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là cầu nối để đưa pháp luật XĐGN vào cuộc sống. Sử dụng các kỹ năng mềm, các phương pháp đơn giản hóa quy định của pháp luật để có thể dễ dàng giúp người dân tiếp cận, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật XĐGN.

Chú trọng phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và quy định pháp luật của Nhà nước về XĐGN trong cộng đồng dân cư, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật và tuân thủ pháp luật của đồng bào DTTS. Đổi mới phương pháp, tăng cường nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa

82

phương, coi đây là nhiệm vụ cốt lõi, là khâu đầu vào trong tổ chức thi hành pháp luật vào thực tiễn.

Hệ thống thông tin cơ sở cần được xây dựng và củng cố, tăng cường các nội dung tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân. Tổ chức các hoạt động truyền thơng theo hình thức sân khấu hóa để tạo điều kiện giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện chính sách XĐGN giữa các xã, huyện trên địa bàn huyện.

Phát huy vai trị, trách nhiệm của MTTQ, các đồn thể nhân dân; trách nhiệm của đảng viên, bí thư chi bộ, những người có uy tín trong cộng đồng... trong việc vận động nhân dân thực hiện XĐGN. Khuyến khích các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là Đồn Thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện đến vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK tuyên truyền, phổ biến kiến thức văn hóa, nếp sống mới, vệ sinh mơi trường, phịng chống dịch bệnh, thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình... Tun truyền, vận động người nghèo học nghề, chủ động tạo việc làm, tìm kiếm việc làm để thoát nghèo.

3.2.1.5. Tiếp tục thực hiện cơng tác xã hợi hóa xóa đói, giảm nghèo

Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện các chương trình XĐGN, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời; tăng cường huy động vốn từ các nguồn huy động hợp pháp của doanh nghiệp, sự tài trợ của cá nhân, tổ chức trong và ngồi nước, sự đóng góp của người dân.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn tới vẫn cần được quan tâm nhưng nên ưu tiên phát triển giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc để kết nối vùng dân tộc thiểu số với các vùng phát triển. Song rõ ràng hiệu quả công tác giảm nghèo không thể chỉ dựa vào cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng mà cốt lõi nhất là phải thiết kế được những quy định dựa trên nhu cầu của người dân để đưa mức thu nhập của hộ nghèo vượt qua ngưỡng nghèo.

83

Tuy sống phụ thuộc vào nông nghiệp nhưng phương thức sản xuất của đồng bào lạc hậu, chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên mức độ rủi ro rất cao. Vùng dân tộc thiểu số và miền núi cơ bản khơng cịn hộ đói kinh niên nhưng số hộ đói giáp hạt hoặc đói do hậu quả thiên tai thì vẫn cịn.

Do vậy, trong những giai đoạn tới, vấn đề cơ bản cần thiết kế trong pháp luật về giảm nghèo giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển ổn định sinh kế là: Giải quyết cơ bản vấn đề thiếu đất sản xuất bằng cách hỗ trợ đất sản xuất hoặc chuyển đổi sinh kế cho các hộ thiếu đất hoặc khơng có đất sản xuất. Điều chỉnh quy hoạch ngành nơng, lâm, thủy sản theo hướng phát huy lợi thế của địa phương để tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, sản phẩm đặc sản. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người nghèo để họ áp dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản hàng hóa. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề cho lao động nghèo dân tộc thiểu số để họ có thể tìm kiếm các việc làm mới trong các lĩnh vực hoạt động phi nông nghiệp. Phát triển các hoạt động sinh kế tại chỗ nhằm phát huy lợi thế của địa phương (sử dụng kiến thức bản địa, sản phẩm bản địa, sản phẩm có tiềm năng phát triển) và sinh kế từ việc làm phi nơng nghiệp có tiền lương, làm thuê (thực hiện các hoạt động cung cấp thông tin về thị trường lao động, hạn chế rủi ro, kết nối giới thiệu việc làm cho người dân tộc thiểu số ở các thị trường tốt, có tiềm năng).

Thu hút được sự tham gia của các cấp, các ngành và sự hưởng ứng của nhân dân... Đặc biệt là sự vào cuộc của các Doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tập trung chủ yếu cho: Hỗ trợ xoá nhà tạm, xây dựng nhà lưu trú học sinh, xây dựng lớp học mầm non, trụ sở thôn, trạm y tế, xây dựng cầu, đường giao thông, thủy lợi và hỗ trợ đào tạo con em các hộ nghèo... Ngoài ra, tranh thủ sự tài trợ bằng hiện vật như: Ti vi, giấy vở học sinh, xe cứu thương, mua thiết bị y tế, thiết bị giáo dục, hỗ trợ bò giống…

84

các cấp và đặc biệt là địa phương cần có cơ chế, quy định cụ thể để tránh đầu tư sai điểm, sai chỗ, sai đối tượng, gây thất thốt, lãng phí.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)