Nâng cao kỹ năng giải quyết công việc của công chức

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức của chính quyền đô thị từ thực tiễn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 78 - 82)

Từ những phân tích tại chương 2, nhận thấy kỹ năng giải quyết công việc của cơng chức có ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lịng của người dân; là một trong những tiêu chí quan trọng phản ánh đúng chất lượng của cơng chức CQĐT tại thành phố Huế. Do đó, trong thời gian tới nhằm cải thiện chất lượng cơng chức và nâng cao sự hài lịng của người dân đối với CQĐT cần nâng cao kỹ năng giải quyết cơng việc của cơng chức.

Theo đó, kỹ năng giải quyết cơng việc có thể được hiểu như là một tập hợp các kiến thức, kỹ năng làm việc, thái độ phục vụ của công chức cũng như khả năng phối hợp giữa các bộ phận, các cá nhân. Đó thực chất là khả năng đáp ứng nhu cầu của cơng chức thơng qua nâng cao trình độ chun mơn đối với những nhu cầu và mong muốn khác nhau của người dân. Theo đó, để

70

nâng cao kỹ năng giải quyết công việc của công chức cần thực hiện các giải pháp sau:

- Đánh giá trình độ chun mơn của cơng chức để làm cơ sở cho việc tuyển dụng sử dụng, điều động, bổ nhiệm công chức tại CQĐT thành phố. Đánh giá trình độ chun mơn của cơng chức trên địa bàn thành phố Huế là một việc làm rất khó, nó địi hỏi phải xây dựng những tiêu chí đánh giá cho từng vị trí cơng việc, là cơ sở để đánh giá đúng, chính xác làm tiền đề để cho việc tuyển dụng, sử dụng điều động và bổ nhiệm phù hợp với cơ quan. Tiêu chí đánh giá về kiến thức quản lý hành chính cần phải có các danh mục hành chính tương ứng với mỗi cơng việc là các u cầu về trình độ (kiến thức) ở mức độ tương ứng Đại học hay sau Đại học, Cao đẳng, Trung cấp hay bồi dưỡng. Khi đánh giá trình độ cơng chức CQĐT khơng chỉ dựa vào tiêu chí về kiến thức mà quan trọng hơn là hiệu quả về cơng việc được giao hồn thành hay khơng hồn thành ở mức độ nào: Xuất sắc, giỏi, khá hay trung bình. Từ đó có thể đánh giá được trình độ làm việc của mỗi cơng chức để có chính sách, kế hoạch cho bồi dưỡng đào tạo hợp lý kiến thức cho họ. Để đánh giá trình độ của cơng chức cần tiến hành các kỳ tập huấn kỹ năng quản lý hành chính Nhà nước định kỳ bằng các tình huống phù hợp với các vị trí cơng tác của cơng chức trong CQĐT. Trên cơ sở khảo sát về kiến thức và kỹ năng có thể xác định được trình độ của mỗi chức

- Đào tạo bồi dưỡng và sử dụng công chức phù hợp với yêu cầu thực trạng của cơ quan, đơn vị. Trước hết cần các định rõ nhu cầu đối tượng cần được đào tạo, bồi dưỡng. Căn cứ vào thực trạng, vào kết quả của việc đánh giá năng lực của công chức để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng. Cũng cần xác định số lượng cơng chức và trình độ, kỹ năng của họ để có thể đưa ra nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng là bao nhiêu người, mỗi người ở một độ tuổi, ở một vị trí, các ngành, các lĩnh vực, thực hiện những nhiệm vụ khác nhau thì có nhu cầu đào tạo khác nhau.

71

Trên cơ sở đó, xác định nội dung, chương trình phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu và đối tượng nhằm đảm bảo công tác đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả, xây dựng được đội ngũ công chức đáp ứng được yêu cầu thực tế của tổ chức. Tiếp đó, cần đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo bồi dưỡng theo hướng chuyên sâu vào các chương trình giảng dạy, đặt ra các tình huống cụ thể diễn ra trong thực tế để học viên tự giải quyết nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết công việc của công chức.

Nội dung chương trình giảng dạy cần cập nhật kiến thức, thông tin trong và ngồi nước, giúp học viên có được cái nhìn thực tế mới mẻ, thực tiễn và có thể áp dụng vào việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Khi sử dụng đúng người, đúng chuyên môn không những nâng cao được hiệu quả công việc, cá nhân phát huy được năng lực của mình mà cịn tạo ra tâm lý tích cực cho q trình phấn đấu, học tập cho cơng chức. Trong thời gian tới, cần tạo ra mối quan hệ liên kết tốt hơn giữa quá trình đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng công chức. Ban hành các quy định về sử dụng cơng chức đủ tiêu chuẩn, trình độ quản lý và chuyên môn.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cơng chức về kỹ năng hoạch định, xây dựng, hồn thiện chính sách trên các lĩnh vực: chính sách cơng, hành chính cơng, quản lý đơ thị, quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, quản lý hệ thống y tế và bệnh viện, quản trị nguồn nhân lực...

Thực hiện chương trình bồi dưỡng tiếng Anh cho cơng chức giữ các vị trí lãnh đạo quản lý chủ chốt và và cán bộ quy hoạch, cán bộ nguồn cũng như đội ngũ công chức của các cơ quan, đơn vị có yêu cầu giao tiếp, ứng xử bằng tiếng Anh phục vụ công tác chuyên môn. Thành phố Huế cần tổ chức các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ sao cho đến năm 2025 đội ngũ công chức làm cơng tác tiếp dân phải có khả năng giao tiếp lưu lốt bằng ngoại ngữ và phấn đấu đến năm 2030, 100% đội ngũ cơng chức của thành phố có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. Bởi vì, trong những năm tới thành phố Huế đã xác định tập trung phát triển kinh tế với phát triển văn hóa; củng cố vị thế là trung tâm văn hóa

72

lớn và đặc sắc của cả nước. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, dịch vụ. Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong tổ chức các hoạt động văn hóa lễ hội, nhất là các kỳ Festival Huế để gắn phát triển văn hóa với du lịch. Vì vậy, người cơng chức của thành phố Huế cần có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ tốt để có thể quảng bá hình ảnh của thành phố Huế tới du khách quốc tế, từng bước hình thành và khẳng định thương hiệu của thành phố Huế - “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “Thành phố văn hóa, du lịch ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “Thành phố Xanh quốc gia”, hướng tới thành phố vườn, đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan và thân thiện với mơi trường”.

Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng chứng chỉ tiếng Anh cần được đổi mới. Tiếng Anh cho lĩnh vực tài chính, kế tốn tập trung các từ vựng cho lĩnh vực tài chính kế tốn và các giao dịch về tài chính, kế tốn và liên quan. Cịn tiếng Anh cho người hoạt động pháp luật thì cần được học về pháp luật về: Dân sự, hình sự, tư pháp… Đặc biệt, coi trọng tiếng Anh chuyên ngành gắn với các nghề nghiệp, vị trí việc làm của công chức để giúp đối tượng này nâng cao trình độ, nghiệp vụ, phục vụ tốt cho cơng việc. Ngồi ra, cần quy định về tiêu chuẩn, trình độ ngoại ngữ đối với đội ngũ cơng chức CQĐT nói chung và CQĐT thành phố Huế nói riêng, cụ thể là đối với từng chức danh. tiêu chuẩn về trình độ, năng lực ngoại ngữ đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý phải cao hơn so với các vị trí, chức danh cơng chức khác. Cụ thể như: đến năm 2030, 35% công chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định; còn lại đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định; 40% công chức làm chun mơn, nghiệp vụ đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định; cịn lại là đạt trình độ ngoại ngữ bậc 2; 100% cán sự đạt trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định.

Đặc biệt, tầm nhìn của thành phố Huế đến năm 2025 cơ bản tiếp cận trình độ quản lý của các thành phố thông minh hiện đại trong khu vực và thế

73

giới trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch. Vì vậy, thành phố Huế cần phải tăng cường nâng cao nhận thức và bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về ứng dụng CNTT cho công chức của CQĐT thành phố Huế; tập huấn nghiệp vụ an tồn an ninh thơng tin cho công chức phụ trách CNTT tại các cơ quan, đơn vị; khuyến khích, tạo điều kiện cho cơng chức tham gia các các lớp bồi dưỡng về kiến thức tin học, nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT nhằm phát huy sáng tạo, thực hành tiết kiệm, cải tiến trong xử lý công việc. Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, tập trung nhiều vào kiến thức an tồn thơng tin và vận hành hệ thống mạng.

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức của chính quyền đô thị từ thực tiễn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)