Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kỷ luật công chức

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức của chính quyền đô thị từ thực tiễn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 91 - 93)

Thứ nhất, tăng cường kiểm sốt hoạt động cơng vụ của cơng chức dưới hai hình thức chủ yếu là kiểm sốt từ phía người dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng và kiểm sốt thơng qua thanh tra, kiểm tra cơng vụ. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần vào việc xây dựng đội ngũ công chức không chỉ đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, mà cịn có thể lựa chọn được những cơng chức có đủ phẩm chất đạo đức cần thiết cho thực thi hoạt động công vụ. Đưa các yếu tố về đạo đức công vụ vào nội dung tuyển dụng và đánh giá hoạt động. Phải có quy định rõ ràng, cụ thể các hành vi công chức được làm hoặc khơng được làm, cơng khai các lợi ích của họ, có chế tài xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm đạo đức công vụ, tùy theo mức độ vi phạm, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự. Hoàn thiện cơ chế quản lý và làm rõ thẩm quyền quản lý từng loại công chức của từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, đơn vị, quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong quản lý hoạt động công vụ của cấp dưới thuộc quyền.

Thứ hai, kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những sai phạm của cơng chức có hành vi vi phạm đạo đức công vụ. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và phát huy tinh thần trách nhiệm trong hoạt động công vụ. Thành phố Huế cần nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Cần đề cao trách nhiệm và thẩm quyền của người đứng đầu trong hoạt động công vụ, quy định chế độ trách nhiệm gắn với chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với công chức trong hoạt động công vụ. Đối với các hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính trong giải quyết cơng việc của nhân dân, đặc biệt là các trường hợp tái phạm, có tổ chức, có tình tiết nghiêm trọng cần phải được xử lý kiên quyết, nghiêm minh, kịp thời và công bằng.

83

Thứ ba, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát công chức tại thành phố Huế phải được tiến hành thường xuyên, liên tục như 1 năm 2 lần đối với mỗi đơn vị trực thuộc CQĐT thành phố, khơng chờ khi có đơn thư khiếu nại của công dân tố cáo vi phạm nghiêm trọng các quy định, chính sách nhà nước mới kiểm tra xử lý kỷ luật. Cần tập trung chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc cơng chức đảm nhiệm các chức danh, vị trí dễ phát sinh các hiện tượng tiêu cực như: địa chính nhà đất, tài ngun mơi trường, bộ phận thực hiện chi trả chế độ bảo trợ xã hội cho các đối tượng chính sách, cán bộ thu chi các loại quỹ, thuế, phí, lệ phí, cấp các loại giấy phép, chứng thực nhận hồ sơ tài liệu, văn bằng chứng chỉ, lập thủ tục thẩm định các hồ sơ công dân vay vốn. Giám sát việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo; giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân,...

Thứ tư, kịp thời phát hiện và kiểm tra các công chức CQĐT thành phố Huế có dấu hiệu vi phạm, phải kết luận rõ đúng, sai, nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm, chỉ ra nguyên nhân khách quan, chủ quan, thái độ của đối tượng bị kiểm tra. Nếu công chức công tác ở thành phố Huế vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải xử lý kịp thời, nghiêm minh, được đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ. Phải giám sát, đơn đốc việc thực hiện kết luận kiểm tra, nhất là việc khắc phục hậu quả. Đồng thời, giúp cho các cá nhân rút ra các bài học thực tiễn để khắc phục, sửa chữa, có tác dụng giáo dục, phịng ngừa, ngăn chặn.

Thứ năm, xử lý nghiêm khắc những cơng chức thành phố Huế có biểu hiện vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, những công chức không làm đúng chức trách, nhiệm vụ, tham ơ, nhũng nhiễu, gây khó dễ cho nhân dân dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp. Tuyệt đối tránh cả nể, xử lý hời hợt trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện sai phạm. Việc xử lý nghiêm công chức vi phạm giúp cơng chức trên địa bàn có ý thức, trách nhiệm hơn với cơng việc của mình, tạo dựng được lịng tin của nhân

84

dân, xây dựng nề nếp làm việc nghiêm túc, công khai, minh bạch tại địa phương.

Thứ sáu, định kỳ hoặc đột xuất phải tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân trên địa bàn phường của thành phố Huế, đặc biệt trong việc giải quyết các khiếu nại liên quan đến các lĩnh vực như: y tế, giáo dục, đất đai, xây dựng.... Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm trực tiếp của nhân dân đối với công chức CQĐT thành phố Huế, phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhằm củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, điều hành của đội ngũ công chức. Việc tổ chức đối thoại với nhân dân là một trong những giải pháp quan trọng, giúp người công chức CQĐT thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của người dân, từ đó có những phương án xử lý hợp lý, hợp pháp và hiệu quả nhất. Đồng thời, qua những buổi đối thoại này, đội ngũ công chức sẽ trau dồi thêm kinh nghiệm trong tiếp xúc với nhân dân, các kỹ năng khi làm việc với nhân dân, hình thành nên sợi dây gắn kết giữa cán bộ với nhân dân.

Thứ bảy, thực hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra như xâydựng kế hoạch và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng tinh giản (số lượng, nội dung, quy mơ tổ chức) nhưng có hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; có thể thanh tra, kiểm tra nhiều nội dung tại một đơn vị hoặc thanh tra một số nội dung tại nhiều đơn vị khi tiếp nhận đơn thư khiếu nại tố cáo.

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức của chính quyền đô thị từ thực tiễn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)