Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 28 - 31)

1.2. Quản lý nhà nƣớc về phát triển nhà ở xã hội

1.2.5. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã

tư nếu phát sinh khiếu nại, tố cáo (xây dựng sai mục đích, thiết kế, hồn thành khơng đúng tiến độ…) Nhà nước sẽ tổ chức kiểm tra, rà soát để đưa ra những biện pháp hành chính buộc chủ đầu tư dự án phải thực hiện, khắc phục hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Hàng năm, thông qua kết quả công tác thanh tra, kiểm tra (định kỳ hoặc đột xuất), giải quyết khiếu nại, tố cáo để đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật cho phù hợp thực tế.

1.2.5. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội xã hội

1.2.5.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Định hướng phát triển của mỗi địa phương được cụ thể hóa trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn trung hạn và dài hạn. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể về tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa mà địa phương xác định số lượng, loại hình nhà ở xã hội cần phát triển, ví dụ khu vực đơ thị phát triển với quỹ đất hạn hẹp Nhà nước chỉ cho phép đầu tư xây dựng chung cư nhà ở xã hội thay vì phát triển theo hai loại hình theo quy định của pháp luật hiện hành là nhà ở thấp tầng và nhà ở chung cư, hoặc khu vực nhiều khu cơng nghiệp, trường đại học thì nhà ở xã hội cho thuê sẽ được ưu tiên phát triển…

1.2.5.2. Nhu cầu, khả năng đáp ứng và các chỉ tiêu nhà ở xã hội

Nhu cầu nhà ở xã hội được xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế về nhà ở của các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn một tỉnh hoặc thành phố, được xác định căn cứ trên số liệu điều tra dân số và nhà ở của địa phương đó và tổng hợp nhu cầu đối với từng nhóm đối tượng cụ thể (như: công nhân, người lao động làm việc trong các khu công nghiệp; sinh viên học tập trong

các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề…), đồng thời nhu cầu nhà ở xã hội cũng được dự báo cho giai đoạn 5 – 10 năm để Nhà nước xây dựng quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở và quỹ đất dành để xây dựng nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu cho cả giai đoạn đó.

Khả năng đáp ứng nhà ở xã hội là việc đánh giá tính khả thi trong tổ chức triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nhằm đáp ứng toàn bộ hoặc một phần nhu cầu nhà ở xã hội của một địa phương trong một giai đoạn nhất định. Khả năng đáp ứng được xem xét qua hai yếu tố sau:

- Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đang và sắp triển khai: Các dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư hoặc trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơng trình được đánh giá tính khả thi trong công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, đất đai… để đưa vào danh mục dự án và kết quả phát triển nhà ở dự kiến đạt được theo chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở. Đây là dữ liệu tương đối chắc chắn để đánh giá khả năng đáp ứng nhà ở xã hội trong giai đoạn 5 năm theo kế hoạch (do thời gian triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà ở thường kéo dài nhiều năm).

- Quỹ đất phát triển nhà ở xã hội: Theo quy định của pháp luật nhà ở, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội được xác định cụ thể khi Ủy ban nhân dân có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp. Các quỹ đất này được Nhà nước giao, cho thuê để xây dựng nhà ở hoặc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phải dành diện tích đất trong dự án đó để xây dựng nhà ở xã hội, hoặc đất ở hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân dùng để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định [13; tr. 28]. Nhà nước quản lý quỹ đất này để đảm bảo việc sử dụng đúng mục đích đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, việc chuyển đổi mục đích sử dụng các khu đất này phải được cấp có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Nhà ở) chấp thuận theo quy định, đồng thời Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải bố trí quỹ đất khác phù hợp trên địa bàn để phát triển

nhà ở xã hội.

Chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội là mục tiêu cần đạt được (triển khai đầu tư xây dựng hoặc hồn thành), thơng thường là tổng diện tích sàn nhà ở xã hội hoặc tổng số nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trong một giai đoạn nhất định. Nhà nước xác định chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội dựa trên nhu cầu đối với nhà ở xã hội trên cả nước hoặc trên địa bàn một tỉnh, thành phố cụ thể, và khả năng đáp ứng về nhà ở xã hội (các dự án đầu tư đang và sẽ triển khai) để đảm bảo tính khả thi và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các chỉ tiêu này phải được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó; được sơ kết, tổng kết để đánh giá tính hiệu quả của các giải pháp (pháp luật, quy hoạch, đất đai, đầu tư…) và kiến nghị, đề xuất điều chỉnh cho phù hợp thực tế, làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở (bao gồm nhà ở xã hội) cho giai đoạn tiếp theo.

1.2.5.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Tổ chức bộ máy là yếu tố quan trọng tác động đến việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Tổ chức bộ máy nhà nước nói chung và tổ chức bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội nói riêng khơng được tổ chức hợp lý thì khơng có cơ sở để xác định được trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền trong quản lý, dẫn đến hoạt động quản lý nhà nước sẽ chồng chéo hoặc trùng lặp, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý. Bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội cơ bản được tổ chức như nhau trong các tỉnh, thành phố; Tuy nhiên, tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có sự khác biệt, có Sở Quy hoạch Kiến Trúc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch, thay vì tại các địa phương khác, nhiệm vụ này sẽ do Sở Xây dựng thực hiện.

sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ thể có thẩm quyền quản lý với các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có thẩm quyền khác. Đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bộ máy nhà nước, tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện, hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ, nguồn lực tài chính, chế độ cung cấp thông tin, tài liệu… để các cơ quan có thẩm quyền quản lý đưa ra các quyết định quản lý phù hợp. Với các tổ chức, cá nhân khác, sự phối hợp được thể hiện thông qua việc thông tin, giám sát đối với hoạt động quản lý để kịp thời phát hiện những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động quản lý. Khi thiếu sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thì các chủ thể có thẩm quyền quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội khó có thể thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội là những chủ thể trực tiếp thực thi quyền quản lý nhà nước về công tác này phải nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; phải có năng lực lãnh đạo quản lý và phải có kiến thức tổng hợp trên nhiều lĩnh vực; đồng thời, phải có trình độ chun mơn, năng lực, kinh nghiệm cơng tác, bản lĩnh chính trị và ý thức trách nhiệm cơng vụ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)