Kinh nghiệm quản lý nƣớc về phát triển nhà ở xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 31 - 36)

1.3.1. Quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội tại các tỉnh, thành phố lớn ở Việt Nam phố lớn ở Việt Nam

1.3.1.1. Phát triển nhà ở xã hội tại Đà Nẵng [6]

Đà Nẵng với diện tích khoảng 1.256,44 km2, dân số hơn 867.000 người, là thành phố phát triển kinh tế khá ổn định, là nơi thu hút nhiều dân cư từ nơi khác đến để học tập và làm việc.

Quỹ nhà ở xã hội Đà Nẵng hiện có 11.121 căn hộ nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước, trong đó 9.990 căn hộ chung cư bố trí cho th, 258 căn hộ nhà ở cơng nhân; tuy nhiên chưa đáp ứng nhu cầu lớn về nhà ở của các nhóm

đối tượng như người có thu nhập thấp, cơng nhân, học sinh sinh viên, cịn tồn tại một số bất cập trong phát triển nhà ở xã hội như: quy hoạch các khu nhà ở xã hội chưa phân bổ đồng đều, thiếu hụt nhà ở xã hội tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng đại học…; chưa thành lập quỹ phát triển nhà ở xã hội; chưa xây dựng cơ chế thích hợp để huy động, khuyến khích nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Để giải quyết những bất cập nêu trên, Đà Nẵng xác định mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025 sẽ xây dựng 9.680 căn nhà ở xã hội (khoảng 642.000 m2 sàn) trên diện tích 22ha với tổng số tiền khoảng 7.700 tỉ đồng, triển khai nhiều giải pháp bao gồm quy hoạch quỹ đất phát triển nhà ở xã hội hợp lý, vị trí thuận lợi (gần khu công nghiệp, trường học, bệnh viện), phù hợp với định hướng phát triển của Đà Nẵng, không nhất thiết xây dựng với quy mô lớn, tăng tối đa các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc dự án nhà ở xã hội khu vực nội thành, rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch; Tận dụng tối đa nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, nguồn vốn ngân sách được huy động thông qua việc phát hành trái phiếu đô thị để ưu tiên đầu tư xây dựng nhà ở xã hội…; hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật kết nối các dự án nhà ở xã hội.

1.3.1.2. Phát triển nhà ở xã hội tại Bình Dương [2]

Theo định hướng quy hoạch và phát triển, Bình Dương phát triển đơ thị theo mơ hình đơ thị cơng nghiệp - đơ thị - dịch vụ.

Về công tác phát triển nhà ở xã hội, trong vài năm trở lại đây, Bình Dương được đánh giá là địa phương đi đầu cả nước. Việc triển khai hiệu quả Chương trình, Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội của Bình Dương với khoảng 2 triệu m2 sàn nhà ở xã hội giai đoạn 2016 – 2020 đã cơ bản đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội (chiếm khoảng 52% kế hoạch phát triển nhà ở xã hội của tỉnh).

Đạt được những kết quả đó, Bình Dương đã triển khai mơ hình “nhà ở an sinh xã hội”, đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội gắn với quản lý nhà ở xã hội; ưu tiên xây dựng các cơng trình văn hóa, thể dục, thể thao, trường học, nhà trẻ, công viên tại các khu vực có dự án nhà ở xã hội.

Với tốc độ đơ thị hóa nhanh và nhu cầu về nhà ở xã hội lớn, Bình Dương đặt ra trong giai đoạn 2021-2025, phấn đấu phát triển thêm 1 triệu căn nhằm giải quyết chỗ ở cho công nhân, người thu nhâp thấp trên địa bàn. Tiếp tục phát triển nhà ở xã hội phục vụ nhu cầu cho nhà ở cho công nhân, người lao động, người thu nhập thấp tại đô thị, nhà xã hội khác và một phần nhu cầu nhà ở tái định cư tại các đô thị. Tập trung phát triển nhà ở công nhân, người lao động tại các khu, cụm công nghiệp.

Để làm được điều này, Bình Dương đang tiếp tục quy hoạch quỹ đất sạch thu hút đầu tư nhà ở xã hội; kiến nghị Chính phủ xem xét tiếp tục bổ sung nguồn vốn cho các đối tượng được vay vốn ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, mua nhà ở xã hội; nâng thời gian cho vay từ 20 năm trở lên, chính sách vay thơng thống về thủ tục, lãi suất, thời gian vay giúp các đối tượng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay để mua, thuê nhà ở xã hội.

1.3.1.3. Phát triển nhà ở xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh [5]

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất cả nước, nhu cầu nhà ở xã hội chiếm khoảng 60% tổng nhu cầu nhà ở trên địa bàn. Tuy nhiên trong 5 năm qua, chỉ có 23 dự án nhà ở xã hội được đưa vào sử dụng với khoảng 1,15 triệu mét vuông sàn (tương ứng khoảng 17.900 căn hộ), đáp ứng được khoảng 22,4% tổng nhu cầu nhà ở xã hội của Thành phố (80.000 căn hộ).

Giai đoạn 2021 – 2025, Thành phố xây dựng kế hoạch phát triển mới khoảng 2,13 triệu mét vuông sàn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng 24.000 căn; Triển khai các giải pháp đa dạng hóa các phương thức đầu tư xây dựng nhà ở

xã hội cho người thu nhập thấp, chủ yếu sử dụng vốn ngoài ngân sách; ưu tiên sử dụng vốn ngân sách để đầu tư xây dựng các nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước để cho th; Rà sốt, bố trí quỹ đất (bao gồm cả 20% đất ở trong các dự án nhà ở thương mại) để thúc đẩy triển khai đầu tư xây dựng, tạo lập quỹ nhà ở xã hội cho Thành phố; Ưu tiên sử dụng các quỹ đất Nhà nước trực tiếp quản lý do di dời nhà xưởng sản xuất tại các quận hoặc thuộc diện sắp xếp lại để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước, thành lập Quỹ phát triển nhà ở để hỗ trợ tài chính cho người mua nhà ở xã hội, mua lại các dự án nhà ở xã hội, sử dụng vốn ngân sách để đền bù, đầu tư hạ tầng kỹ thuật bên trong các dự án để giảm áp lực về vốn cho doanh nghiệp.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội hội trên địa bàn thành phố Hà Nội

Từ kết quả thực hiện phát triển nhà ở xã hội của một số tỉnh, thành phố tại Việt Nam có thể tóm lược thành một số bài học kinh nghiệm trong phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Thứ nhất, vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc phát triển nhà ở

xã hội, từ việc công khai quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển (trong chương trình, kế hoạch, quy hoạch) đến tạo hành lang pháp lý thuận lợi (chính sách, quy định, cải cách thủ tục hành chính) cho doanh nghiệp và người dân; đồng thời Nhà nước vẫn phải trực tiếp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở xã hội để cho thuê phục vụ đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, cơng nhân, gia đình chính sách, hộ người có cơng...

Thứ hai, đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải được đưa vào quy

hoạch, kế hoạch trung hạn và dài hạn để tránh thiếu hụt quỹ đất.

Thứ ba, cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, thuế là cơng cụ

Tiểu kết Chƣơng 1

Thông qua cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội có thể thấy: phát triển nhà ở xã hội là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp, đáp ứng nhu cầu thiết yếu, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì thế, vai trị quản lý nhà nước rất quan trọng nhằm định hướng, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.

Do đặc điểm về địa lý, điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế, xã hội, dân số của từng địa phương khác nhau nên cách thức quản lý nhà nước đối với với phát triển nhà ở xã hội phải linh hoạt để thích ứng. Với vị trí, vai trị là trái tim của cả nước, việc phát triển nhà ở xã hội tại thành phố Hà Nội được yêu cầu cao hơn so với các tỉnh, thành phố khác, do đó địi hỏi chính quyền Thành phố phải nhận thức đầy đủ về cơ sở khoa học, đánh giá thực trạng, những tồn tại, hạn chế để đề xuất mục tiêu, giải pháp, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển nhà ở xã hội.

Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)