Khái quát chung về điều kiện kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 36 - 38)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội

Về vị trí địa lý, Hà Nội là đơ thị loại đặc biệt, nằm về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng, với địa hình bao gồm vùng đồng bằng trung tâm và vùng đồi núi ở phía Bắc và phía Tây Thành phố, hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Hà Nội tiếp giáp với 8 tỉnh là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hịa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng n phía Đơng, Hịa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008, Hà Nội hiện có diện tích 3.324,92 km², đứng thứ 41 về diện tích trong 63 tỉnh, thành phố nước ta, tuy nhiên lại là một trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới; quy mô dân số khoảng 8,2 triệu người (năm 2020), đứng thứ 2 cả nước về quy mô dân số.

Hà Nội, vùng đất bên trong (Nội) sơng hồ (Hà), có nhiều tuyến sơng bao quanh và chảy qua, như sông Hồng với 163km dài chảy qua địa phận Thành phố, sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội và tỉnh Phú Thọ, một số sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ... và các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu... đồng thời là những đường tiêu thốt nước thải của Thành phố.

Về khí hậu, Hà Nội mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự khác biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh, mùa mưa và mùa khơ.

Về hành chính và dân cư, Hà Nội được chia thành 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 01 thị xã; 579 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 383 xã, 175 phường, 21 thị trấn; mật độ dân số 2.480 người/km²,

trong đó 49,2% dân số sống ở khu vực đô thị và 50,8% sống ở khu vực nông thôn (theo niên giám thống kê năm 2020 của Cục Thống kê Thành phố); Lực lượng lao động (từ 15 tuổi trở lên) khoảng 4,2 triệu người.

2.1.2. Điều kiện kinh tế

Giai đoạn 2015 – 2020, kinh tế Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, tính bình qn cả giai đoạn, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,39%, đạt mục tiêu đề ra (từ 7,3 - 7,8%), cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 (6,93%). Năm 2020, quy mô GRDP ước đạt 1,06 triệu tỷ đồng, khoảng 45 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.420 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2015, gấp 1,8 lần bình quân cả nước.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nhiều tích cực, tỷ trọng khu vực nơng nghiệp giảm cịn 2,09%, tăng trưởng dịch vụ bình quân 7,12%/năm. Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về doanh thu công nghiệp công nghệ cao (đạt 300.000 tỷ đồng năm 2019) với khoảng 16.000 doanh nghiệp. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn liên tục tăng và vượt dự toán; lũy kế giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt gần 1.200 nghìn tỷ đồng, tăng 11,1%/năm, gấp 1,64 lần giai đoạn 2011 – 2015; đóng góp trên 16% GDP và 18,5% thu ngân sách cả nước; Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt khoảng 25 tỷ USD, gấp 3,9 lần giai đoạn 2011-2015 và đứng đầu cả nước trong các năm 2018, 2019.

Lũy kế từ năm 2016 đến tháng 6/2020, Hà Nội có khoảng 130.000 doanh nghiệp mới; hiện có 70 cụm cơng nghiệp đang hoạt động, với diện tích 1.330ha và thu hút 3.864 hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

2.1.3. Về dân số và nhà ở

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 trên địa bàn thành phố Hà Nội (công bố tháng 4/2020):

- Về quy mô và mật độ dân số: Tổng dân số của thành phố Hà Nội tại thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 là 8.053.663 người; dân số sống ở khu vực

thành thị là 3.962.310 người, chiếm 49,2% và ở khu vực nông thôn là 4.091.353 người, chiếm 50,8%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong mười năm qua (2009-2019) của Hà Nội là 2,22%/năm, cao hơn mức tăng của cả

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)